Có những kẻ hâm mộ Phật giáo, liền mong nghiên cứu giáo lý, nhưng chẳng biết nên đọc và nghiên cứu... Lão Cư Sĩ Lý Bỉnh Nam | Dịch Giả :Cư Sĩ Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa |


Câu Hỏi

Giáo lý Phật giáo rộng rãi, sâu sắc, kinh điển khá nhiều, văn tự trong các câu kinh phần nhiều là dịch âm tiếng Phạn, khiến cho những kẻ bình phàm chẳng có cách nào nghiên cứu. Có những kẻ hâm mộ Phật giáo, liền mong nghiên cứu giáo lý, nhưng chẳng biết nên đọc và nghiên cứu kinh điển theo thứ tự nào? Lại chẳng có thầy, làm sao có thể nghiên cứu thông suốt? (Phan Ngọc Tuyền hỏi)

Trả Lời

[Trong kinh Phật], số lượng những chữ tiếng Phạn không được dịch ra [tiếng Hán] chỉ hữu hạn, nhưng chúng trở thành một vấn đề khó khăn đối với người mới đọc kinh là vì tại Đài Loan kinh điển quá thiếu. Theo tệ ý, trước hết hãy nên xem những cuốn sách nhỏ thuộc loại nhập môn, đợi đến khi đã biết đôi chút đường nẻo rồi mới xem kinh điển thì cũng chẳng trễ tràng. Kinh Phật [khó đọc] trọn chẳng phải do văn sâu, mà thật ra là do nghĩa lý sâu xa. Thụy Thành Thư Cục ở đường Thành Công, Đài Trung và bộ phận phục vụ độc giả của tạp chí này đều có lưu thông các tác phẩm Kỹ Lộ Chỉ Quy, Học Phật Thiển Thuyết, Phật Pháp Đạo Luận, Phật Học Thường Thức Khóa Bản v.v... có thể thỉnh về đọc vậy!

Từ Ngữ Phật Học Trong Phần Vấn Đáp