Ngũ phước. Phước thứ nhất là có tiền của, đời sống vật chất của chúng ta không hề khiếm khuyết. Phước thứ hai là có địa vị trong xã hội; phú quý là có địa vị, nhận được tôn kính của mọi người trong xã hội. Sau cùng là thọ khảo, thọ là trường thọ, khảo là dễ chết, khi chết đi được rất thoải mái, khi đi không hề có đau đớn, trong lòng rất rõ ràng, rất minh bạch, không mê hoặc không điên đảo, biết rõ mình sẽ đi đâu, biết rõ chính mình sẽ đi lúc nào, vậy thì quá tốt. Trong ngũ phước thì cái phước này là phước báo lớn nhất, bởi vì bạn đi được rất tốt thì đời sau của bạn sẽ còn tốt hơn so với đời này. Các vị thử nghĩ xem, người thông minh, người đầu óc tỉnh táo nào mà bằng lòng đi làm ngạ quỷ, đi làm súc sanh, đi xuống địa ngục? Không có một người nào chịu làm như vậy.

Phàm hễ khi đến ba đường ác thì đều là mê hoặc điên đảo mà đi, khi đi mê mê hồ hồ bất tỉnh nhân sự, đó thật là đáng sợ. Khi người chết rõ ràng tường tận thông suốt thấu đáo, cho dù là không học Phật họ cũng không đọa vào ba đường ác, việc này ở trên kinh Phật nói cho chúng ta nghe rất rõ ràng. Nếu người muốn đi được tốt thì phải tích đức phải làm thiện, đây là quả báo chân thật. Niệm Phật vãng sanh Tây Phương Tịnh Độ, thấy Phật A Di Đà đó là thiện trong thiện. Trong hai năm gần đây nhất, chúng ta thấy ở Singapore, Malaysia, người vãng sanh chí ít có đến bảy người, những người đến trợ niệm đều nhìn thấy tướng lành vãng sanh, họ ra đi được rất là an lành, đó là có phước báo chân thật. Họ biết trước giờ chết, chính họ biết được lúc nào thì họ đi, họ nói với mọi người là Phật đến tiếp dẫn, việc này là thật, tuyệt đối không phải là giả. Thọ mạng của người ở thế gian này rất ngắn ngủi, việc này nhất định phải giác ngộ. Chúng ta ở thế gian này có thể ở được bao nhiêu năm? Vậy mà bạn còn vọng tưởng. “Hoàng tuyền lộ thượng vô lão thiếu”, bạn biết được bạn có thể sống tiếp được bao nhiêu ngày?

Người thông minh người có tính cảnh giác cao, trong lòng đều có chuẩn bị. Chúng ta ở thế gian này như là ở nhà trọ mà thôi, không phải là quê hương, chỉ ở được vài ngày mà thôi. Vừa thấy một người thân thể rất khỏe mạnh, bổng nhiên đi rồi. Tôi nghe nói trụ trì của chùa Ngọc Phật ở Thượng Hải là chân thiền pháp sư, hai năm trước đã đến chỗ này của các vị. Chân Thiền sư sức khỏe rất tốt, pháp sư Minh Dương sức khỏe trái lại không tốt, bệnh đủ thứ, tôi cảm thấy lo ngại là ông không sống được bao nhiêu ngày. Nhưng thật không thể nào ngờ được, người qua đời lại là chân thiền sư, còn Minh Dương thì vẫn khỏe, không thể ngờ được. Mạng người vô thường, xem thấy thân thể rất khỏe mạnh nhưng nói không chừng chỉ hai ngày nữa thì đi, không thể không đề cao cảnh giác, nỗ lực niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ. Cầu sanh Tịnh Độ thì bạn được Vô Lượng Thọ. Tôi nói cho các vị nghe, người sanh Tịnh Độ không hề chết, họ đi khi nhìn thấy Phật A Di Đà đến tiếp dẫn, họ nói với mọi người là Phật đến tiếp dẫn tôi rồi, tôi đi với Phật, như vậy thì họ không phải chết mà đi, mà là đang sống mà ra đi. Đi là gì? Bị da thối này không cần nữa thì vứt bỏ lại, đang sống mà đi.

Cho nên pháp môn này gọi là pháp môn ngay một đời thành tựu. Không phải chết rồi mới đi, chết rồi thì không thể đi, là còn sống mà đi. Phước báo này rất lớn, chính là sức khỏe rất tốt, công phu không tệ, họ nói với mọi người rất rõ ràng là Phật đến tiếp dẫn tôi, tôi đi với Phật, họ giao phó mọi việc rõ ràng tường tận thông suốt thấu đáo. Người phước báo kém một chút, nghiệp chướng nặng một chút, thì khi lâm chung thấy Phật đến tiếp dẫn họ, miệng của họ rất muốn nói cho chúng ta nghe nhưng đã không còn thanh âm nữa rồi. Chúng ta thấy môi của họ máy động, chúng ta cho rằng họ đang cùng niệm Phật với chúng ta, kỳ thật không phải vậy, họ nói với chúng ta là Phật đến tiếp dẫn họ, rất muốn nói với chúng ta mà không còn thanh âm nữa, đó cũng là thật đã đi, thật đã vãng sanh. Cho nên vãng sanh là sống mà ra đi, vãng sanh không phải là chết. Tôi thường hay nói, Phật pháp đại thừa không già, không bệnh, không chết là chân thật, việc này không hề giả dối. Chỉ cần bạn hiểu được đạo lý, lý luận, hiểu được phương pháp, việc này chúng ta nhất định sẽ cầu được. Bạn trái với lý luận, trái với phương pháp này, vậy thì bạn sai rồi.

Phương pháp này từ xưa đến nay, các vị Bồ Tát, các vị đại đức đều nói là “hy hữu khó gặp được”. Ngày nay chúng ta có thể gặp được là vô cùng may mắn, đích thực là hy hữu khó được gặp. Sau khi gặp được rồi thì phải trân trọng, phải chăm chỉ nỗ lực, nhất định không thể có sai lầm. Đây là nói đại phước đức, niệm Phật chính là đại phước đức, “Đại công đức quang minh vân”. Công đức và phước đức không giống nhau. Công là công phu, Đức là thành tựu. Thí dụ nói “ trì giới có công được định”, định là đức, giới là công, tu định có công, khai trí tuệ rồi thì trí tuệ là đức; Nếu như trì giới không thể được định, thì trì giới đó không được xem là công, trì giới không có công thì chỉ tính là phước, đó chính là phước đức. Trong công đức nhất định có phước đức, trong phước đức chưa hẳn là có công đức, việc này đồng tu học Phật chúng ta không thể không biết.
 
Trích từ: Nhận Thức Phật Giáo
Báo Lỗi Đánh Dấu Đã Đọc

Thẻ

Kinh Sách Liên Quan

   
1 Phật Nói Kinh Phạm Võng Bồ Tát Tâm Địa Phẩm Lược Sớ, Ni Sư Thích Nữ Trí Hải Tải Về
2 Tinh Hoa Triết Học Phật Giáo, Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ Tải Về

Phước Huệ Nhân Quả
Hòa Thượng Thích Tịnh Không

Phước Báo Và Trí Huệ
Hòa Thượng Thích Tịnh Không

Ý Nghĩa Của Việc Cúng Nước Là Gì...?
Hòa Thượng Thích Tịnh Không

Tam Phước
Hòa Thượng Thích Tịnh Không

Phước Đức Và Công Đức
Hòa Thượng Thích Minh Thành