Skip Navigation LinksHome > Pháp Bảo > Khai Thị Phật Học > Voi-Tam-Nghi-Hoac-Vang-Sinh-Coi-An-Lac-Thi-Goi-La-Thai-Sinh-Nhung-Vi-Sao-Sinh-Nghi...?

Với Tâm Nghi Hoặc Vãng Sinh Cõi An Lạc Thì Gọi Là Thai Sinh Nhưng Vì Sao Sinh Nghi...?
Nguyên Ngụy Huyền Trung Tự sa-môn Đàm Loan | Dịch Giả :Sa Môn Thích Bửu Hà

Hỏi: Với tâm nghi hoặc vãng sinh cõi An Lạc thì gọi là thai sinh, nhưng vì sao sinh nghi?

Đáp:  Trong kinh chỉ ghi “Nghi hoặc, không tin” chứ không nêu ra nguyên nhân khiến tâm nghi. Xét năm câu “Không thông đạt…” dùng để đối trị mà luận về điều đó. “Không thông Phật trí” tức là không tin có thể thông đạt nhất thiết chủng trí[4] của Phật, vì không thông đạt nên sinh nghi. Câu đầu tiên này trình bày tổng quát chỗ nghi, bốn câu sau mỗi mỗi đối trị chỗ nghi. Nghi có bốn ý:

Một, nghi rằng chỉ nhớ niệm Đức Phật A-di-đà không chắc chắn được vãng sinh nước An Lạc. Vì sao? Kinh ghi: “Nghiệp đạo như cái cân, bên nào nặng thì kéo xuống trước”, nhưng tại sao sống một đời hoặc trăm năm, hoặc mười năm, hoặc một tháng, không việc ác nào không làm mà chỉ với mười niệm tương tục liền được vãng sinh, vào chính định tụ[5], không bao giờ thoái lui, lìa hẳn các khổ trong ba đường! Vậy thì nghĩa bên nào nặng liền kéo xuống trước làm sao tin được? Lại từ nhiều kiếp lâu xa đến nay, đã gây tạo biết bao pháp phiền não trói buộc trong ba cõi, vì sao không đoạn kết hoặc trong ba cõi mà chỉ dùng ít thời niệm Phật A-di-đà thì liền ra khỏi ba cõi? Ý nghĩa nghiệp trói buộc sẽ như thế nào đây? Vì đối trị tâm nghi này cho nên nói Bất tư nghị trí.

Bất tư nghị trí là trí Phật có năng lực biến ít trở thành nhiều, nhiều thành ít; gần thành xa, xa thành gần; nhẹ thành nặng, nặng thành nhẹ, dài thành ngắn, ngắn thành dài. Trí Phật như vậy, vô lượng vô biên, chẳng thể nghĩ bàn. Giống như trăm tiều phu đốn củi trong trăm năm , chất cao nghìn nhận[6], nếu dùng đóm lửa bằng hạt đậu đốt thì nửa ngày là cháy hết. Như vậy đâu thể nói củi chứa trăm năm, trong nữa ngày cháy không hết!

Lại như người tàn tật đi nhờ thuyền, vì buồn thuận gió nên một ngày đi cả nghìn dặm. Như vậy đâu thể nói người tàn tật không thể một ngày đi được nghìn dặm! Như người nghèo khó, nhặt được vật quí, đem dâng cho vua. Vua được vật quí rất mừng, nên trọng thưởng cho người nghèo ấy. Trong phút chốc người nghèo ấy bỗng nhiên giàu có sung túc. Như vậy há có thể nói: “Ta mấy mươi năm làm quan, siêng năng gian khổ, còn không được gì mà quay trở về, người kia bỗng nhiên được giàu sang thì thật là vô lý!”, được sao?

Lại như người yếu, dùng hết sức mình vọt lên lưng con lừa không nổi, nhưng nếu đi theo Chuyển luân vương thì nương hư không bay đi tự nhiên. Như vậy đâu thể nói kẻ yếu sức nhảy lên lưng con lừa không nổi nhất định không thể bay trên hư không!

Lại như mười dây thừng rất lớn, nghìn người có sức mạnh không thể bứt đứt, nhưng đứa trẻ vung kiếm thì trong khoảng khắc đứt làm đôi. Như vậy đâu thể nói sức trẻ con không thể làm đứt nổi dây thừng! Lại như khi loài chim trấm[7] xuống nước thì cá cua… liền chết, nếu đem sừng tê giác khuấy vào bùn thì những con vật đã chết kia đều sống lại. Như vậy đâu được nói tính mạng một khi đã chấm dứt thì không thể sống lại! Như chim hoàng hộc[8] gọi Tử An[9], Tử An liền sống lại. Như vậy đâu được nói nghìn năm dưới mồ nhất định không thể sống lại!

Tất cả vạn pháp đều có tự lực và tha lực, tự nhiếp và tha nhiếp, nghìn mở vạn đóng, vô lượng vô biên, đâu thể đem sự hiểu biết có ngăn ngại để nghi ngờ pháp vô ngại kia.

  Hai, nghi trí Phật không cao siêu hơn người. Vì sao? Vì tất cả danh tự đều từ đối đãi sinh, hiểu biết từ không hiểu biết sinh, lạc phương hướng từ chỗ ghi nhớ phương hướng mà sinh. Nếu mê hoàn toàn chẳng mê, thì mê rốt cuộc chẳng phải ngộ; nếu mê có thể ngộ, thì chắn chắn mê là ngộ, cũng có thể nói ngộ là mê. Mê-ngộ, ngộ-mê giống như lật bàn tay. Vậy đâu có thể cho sáng-tối khác nhau, cũng đâu có gì cao siêu? Do khởi nghi này nên sinh tâm nghi ngờ trí tuệ Phật. Để đối trị tâm nghi này, cho nên Phật nói Bất khả xưng trí.

Bất khả xưng trí là trí Phật bặt dứt tên gọi, chẳng thuộc hình tướng đối đãi. Vì sao nói như thế? Nếu pháp đã có, thì nhất định phải có trí biết có; nếu pháp đã không, thì cũng phải có trí biết không. Các pháp lìa có-không, mà Phật thông đạt các pháp, nên trí dứt bặt đối đãi. Ông dẫn ngộ-mê làm ví dụ thì vẫn chỉ là mê, chưa phải là mê-ngộ. Cũng như trong mộng giải mộng với người khác, tuy nói là giải mộng nhưng không phải là không có mộng. Vì nói biết Phật, tức không biết Phật; vì nói không biết Phật, thì cũng chẳng biết Phật; vì nói chẳng biết, chẳng phải không biết Phật, thì cũng chẳng biết Phật; vì nói chẳng phải chẳng biết, chẳng phải chẳng phải không biết thì cũng chẳng biết Phật”. Trí Phật lìa bốn câu này, duyên theo nó thì tâm hành diệt, chỉ cho biết thì ngôn ngữ đoạn. Vì nghĩa này cho nên Thích luận ghi: “Nếu người thấy bát-nhã, đó chính là bị trói buộc; nếu không thấy bát-nhã, đó cũng là bị trói buộc. Nếu người thấy bát-nhã, đó chính là giải thoát; nếu không thấy bát-nhã, đó cũng là giải thoát”. Bài kệ này nói không lìa bốn câu thì bị trói buộc, lìa bốn câu thì được giải thoát. Ông nghi trí Phật không cao siêu hơn người thì không đúng tí nào!

Ba, nghi Phật thật không thể độ tất cả chúng sinh. Vì sao? Vì đời quá khứ có vô lượng a-tăng-kì hằng-sa chư Phật; hiện tại cũng có vô lượng vô biên a-tăng-kì hằng-sa chư Phật trong thế giới khắp mười phương. Nếu Phật thật có thể độ tất cả chúng sinh, thì ba cõi đã phải không còn từ lâu. Phật thứ hai không cần vì chúng sinh, phát tâm bồ-đề, tu tập Tịnh độ, nhiếp thụ chúng sinh. Nhưng thật có Phật thứ hai nhiếp thụ chúng sinh, cho đến thật có vô lượng chư Phật trong mười phương ba đời nhiếp thụ chúng sinh. Vì thế nên biết Phật thật không thể độ tất cả chúng sinh. Vì khởi nghi này nên khởi ý niệm Đức Phật A-di-đà có hạn lượng. Để đối trị nghi này nên nói Đại thừa quảng trí.

Đại thừa quảng trí là trí Phật biết tất cả pháp, đoạn sạch phiền não, đầy đủ muôn thiện, độ tất cả chúng sinh. Sở dĩ có ba đời, mười phương là có năm nghĩa: Một, nếu không có Phật thứ hai, cho đến không có a-tăng-kì hằng-sa chư Phật thì Phật không thể độ tất cả chúng sinh. Vì thật có thể độ tất cả chúng sinh, nên có vô lượng chư Phật trong mười phương, vô lượng chư Phật tức là vô lượng chúng sinh đã được Phật trước cứu độ. Hai, nếu một Phật độ hết chúng sinh thì đã không cần có các Phật sau. Vì sao? Vì không có nghĩa giác tha, thì căn cứ nghĩa gì để nói có ba đời chư Phật? Vì căn cứ nghĩa giác tha, nên nói chư Phật đều độ tất cả chúng sinh. Ba, năng lực độ sinh của các Phật sau vẫn là năng lực của Phật trước. Vì sao? Vì Phật trước nên mới có Phật sau. Giống như dòng dõi đế vương, nối tiếp kế thừa, năng lực vua sau tức là năng lực của vua trước. Bốn, năng lực của Phật tuy có thể độ tất cả chúng sinh, nhưng cần phải có nhân duyên, nếu chúng sinh không có nhân duyên với Phật trước thì phải đợi Phật sau. Như vậy, chúng sinh không có duyên, dù trải qua trăm nghìn vạn Phật vẫn không nghe, không thấy, chứ chẳng phải do năng lực của Phật yếu kém. Giống như mặt trời, mặt trăng chiếu soi khắp thiên hạ, phá tan những tối tắm, nhưng người mù thì không thấy, chứ chẳng phải mặt trời, mặt trăng không sáng; tiếng sấm rền tai, nhưng người điếc thì không nghe, chứ chẳng phải âm thanh không chấn động. Thông đạt lý của các duyên thì gọi Phật. Nếu tâm cưỡng trái với lý duyên thì chẳng phải chính giác. Thế nên, chúng sinh vô lượng, Phật cũng vô lượng. Đã trái với Phật thì chớ hỏi có duyên, không duyên, vì sao không độ hết chúng sinh, thì lời này thật vô lý. Năm, chúng sinh nếu tận thì thế gian liền rơi vào hữu biên. Vì nghĩa này, cho nên có vô lượng Phật độ tất cả chúng sinh.

________________

[4] Nhất thiết chủng trí 一切種智: Trí tuệ này chỉ có đức Phật chứng được. Tức là dùng 1 loại trí tuệ mà biết được nhân chủng của tất cả các pháp và tất cả chúng sinh, đồng thời cũng là trí rõ suốt tướng vắng lặng và hành loại của các pháp.

[5] Chính định tụ正定聚: Chỉ người chắc chắn được chứng ngộ trong số chúng sinh.

[6]Nhận 仞: Đơn vị đo chiều dài, đời Chu 8 thước là một nhận, khoảng 6, 48m bây giờ.

[7] Chim trậm 鴆鳥: Một loài chim rất độc. Ngày xưa bảo lấy cánh nó khuấy vào rượu uống thì chết ngay.

[8] Hoàng hộc 黃鵠: Tên một loài chim bay rất cao, cổ dài; còn gọi là thiên nga.

[9] Tử An 子安: tiên nhân trong truyền thuyết của Trung Hoa.
Trích từ: Lược Luận Về Nghĩa An Lạc Tịnh Độ
Báo Lỗi Đánh Dấu Đã Đọc

Thẻ

Kinh Sách Liên Quan

   
1 Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa, Cư Sĩ Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa Tải Về
2 An Sĩ Toàn Thư - Khuyên Người niệm Phật cầu sinh tịnh độ, Cư Sĩ Nguyễn Minh Tiến Tải Về
3 Tịnh Độ Thực Hành Vấn Đáp, Thượng Tọa Thích Minh Tuệ Tải Về
4 Lá Thư Tịnh Độ, Hòa Thượng Thích Thiền Tâm Tải Về
5 Tịnh Độ Thập Nghi Luận, Hòa Thượng Thích Thiền Tâm Tải Về
6 Tịnh Độ Sanh Vô Sanh Luận, Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh Tải Về
7 Tịnh Độ Vấn Đáp, Thích Nhuận Nghi Tải Về
8 Tịnh Độ Pháp Ngữ, Nhiều Dịch Giả Tải Về
9 Tịnh Độ Tập Yếu, Thích Nữ Minh Tâm Tải Về
10 Tịnh Độ Hoặc Vấn, Hòa Thượng Thích Thiền Tâm Tải Về
11 Tịnh Độ Cảnh Ngữ, Cư Sĩ Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa Tải Về
12 Tịnh Độ Nhập Môn, Cư Sĩ Diệu Âm Tải Về
13 Tịnh Độ Vựng Ngữ, Hòa Thượng Thích Minh Thành Tải Về

Không tu Tịnh nghiệp tất khó vãng sinh đó là điều chắc chắn
Đại Sư Duy Tắc Thiền sư Thiên Như Đời Dao Tần

Thiền Tịnh Quyết Nghi
Đại Lão Hòa Thượng Thích Ấn Quang

Giải Thích Các Điều Nghi Hoặc
Đại Sư Thiện Đạo Đời Đường

Niệm Phật Phải Dứt Trừ Lòng Nghi
Hòa Thượng Thích Thiền Tâm

Niệm Phật Phải Khắc Kỳ Cầu Chứng Nghiệm
Hòa Thượng Thích Thiền Tâm

Tịnh Độ Nghi Biện
Đại Sư Liên Trì

Tịnh Độ Quyết Nghi Luận
Đại Lão Hòa Thượng Thích Ấn Quang