Skip Navigation LinksHome > Pháp Bảo > Khai Thị Phật Học > The-Nao-La-Muoi-Niem-Tuong-Tuc...?
Hỏi: Trong phần sinh phẩm hạ có nói “Mười niệm tương tục liền được vãng sinh”. Thế nào là mười niệm tương tục?

Đáp: Giống như có người trên đường về nhà, đến đoạn đường hoang vắng thì gặp giặc cướp. Chúng vung đao dũng mãnh, xông tới muốn giết. Người ấy chạy nhanh, khi gặp con sông, thì liền muốn vượt qua, nếu qua sông được thì tính mạng mới bảo toàn. Bấy giờ, người ấy chỉ nghĩ cách qua sông: “Nếu ta qua sông, thì nên mặc áo hay không mặc áo? Nếu vẫn mặc áo thì e rằng không qua được, nếu cởi áo ra thì sợ không kịp!”. Người ấy chỉ suy nghĩ như vậy, chứ không nghĩ gì khác. Chỉ một ý niệm làm sao qua sông, chính là một niệm. Như thế cho đến mười niệm, tâm không tạp loạn, thì gọi là mười niệm tương tục. Hành giả cũng vậy, niệm Đức Phật A-di-đà, như người kia nghĩ cách qua sông, cho đến mười niệm: Như niệm danh hiệu của Phật, hoặc niệm tướng tốt và vẻ đẹp của Phật, hoặc niệm ánh sáng của Phật, hoặc niệm thần lực của Phật, hoặc niệm công đức của Phật, hoặc niệm trí tuệ của Phật, hoặc niệm bản nguyện của Phật. Như vậy không để cho niệm nào khác xen vào, tâm tâm nối tiếp nhau cho đến mười niệm, gọi là mười niệm tương tục.

Khi nói mười niệm tương tục thì dường như không khó. Nhưng tâm kẻ phàm phu như con ngựa hoang, thức như vượn khỉ luôn rong ruổi theo sáu trần, không một giây dừng nghỉ. Phải có lòng tin thật bền chắc, hiện tại chuyên niệm, lâu ngày tích tập thành tính, khiến cho căn lành vững chắc mới được. Như Đức Phật dạy vua Tần-bà-sa-la: “Người gom chứa hạnh lành thì khi chết không có niệm xấu. Như cây nghiêng về hướng tây, nhất định phải ngã theo hướng ấy”. Chứ một khi lâm chung, trăm khổ dồn vào thân, nếu tâm không huân tập trước thì làm sao mà niệm cho được.

Lại nên lập ước nguyện với năm hoặc ba người đồng tâm chí, để đến khi lâm chung thì luân phiên khai thị, xưng niệm danh hiệu Đức Phật A-di-đà, nguyện sinh nước An Lạc. Từng tiếng từng tiếng nối tiếp nhau sao cho thành mười niệm. Giống như con dấu bằng sáp ong in trên đất sét, con dấu sáp tuy hư hoại, nhưng trên đất đã in dấu; tức khi thân mạng này chấm dứt cũng chính là lúc sinh vào nước An Lạc. Một khi đã vào chính định tụ thì còn gì phải lo nữa!
 
Trích từ: Lược Luận Về Nghĩa An Lạc Tịnh Độ
Báo Lỗi Đánh Dấu Đã Đọc

Thẻ

Kinh Sách Liên Quan

   
1 Lá Thư Tịnh Độ, Hòa Thượng Thích Thiền Tâm Tải Về
2 Tịnh Độ Nhập Môn, Cư Sĩ Diệu Âm Tải Về
3 Tịnh Độ Pháp Ngữ, Nhiều Dịch Giả Tải Về
4 Tịnh Độ Tập Yếu, Thích Nữ Minh Tâm Tải Về
5 Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa, Cư Sĩ Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa Tải Về
6 Tịnh Độ Thập Nghi Luận, Hòa Thượng Thích Thiền Tâm Tải Về
7 Tịnh Độ Cảnh Ngữ, Cư Sĩ Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa Tải Về
8 Tịnh Độ Hoặc Vấn, Hòa Thượng Thích Thiền Tâm Tải Về
9 Tịnh Độ Sanh Vô Sanh Luận, Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh Tải Về
10 An Sĩ Toàn Thư - Khuyên Người niệm Phật cầu sinh tịnh độ, Cư Sĩ Nguyễn Minh Tiến Tải Về
11 Tịnh Độ Vấn Đáp, Thích Nhuận Nghi Tải Về
12 Tịnh Độ Vựng Ngữ, Hòa Thượng Thích Minh Thành Tải Về
13 Tịnh Độ Thực Hành Vấn Đáp, Thượng Tọa Thích Minh Tuệ Tải Về