Nhân Qủa Nghiệp Báo

Trong kinh đức Phật dạy: 'Bồ Tát sợ nhân, chúng sinh sợ quả'. Đại Lão Hòa Thượng Hư Vân khai thị: 'Phật thuyết đại tạng kinh, không ngoài giảng giải hai chữ nhân quả'. Sự tích nhân qủa báo ứng minh chứng sự thật nhằm dẫn dắt người học Phật phát khởi tín tâm và hiểu biết sâu sắc về ý nghĩa thiện ác nhân qủa báo ứng trong quá khứ, hiện tại và tương lai.
Tất Cả 9 A Ă B C D Đ G H K L M N O P Q S T V
Lúc đức Như Lai ở thành Xá-vệ, có một lần đức Như Lai đang trên đường đến vườn Kỳ-đà bỗng gặp một ông già Bà-la-môn. Ông già này vừa thấy đức Như Lai, không cầm được lòng liền gọi lớn một cách mừng rỡ: – Con yêu của cha! Con yêu của cha! Nói xong, ông cắm đầu chạy nhanh đến, định ôm chầm lấy đức Như Lai. Ngay tức khắc, các thầy tỳ-kheo đi phía sau vội bước tới cản lại, không cho ông làm như vậy. Đức Như Lai từ bi bảo các vị tỳ-kheo:
Đọc Tiếp

Lúc đức Như Lai ở thành Xá-vệ, tôn giả Mục-kiền-liên thường dùng sức thần thông hiện đến các cõi địa ngục, ngạ quỉ, súc sinh, nhân gian, thiên thượng... để quán sát chỗ thọ khổ nạn của năm đường chúng sinh, ví dụ như: thống khổ vì lạnh, nóng, thiêu đốt, giết hại trong chốn địa ngục; thống khổ thương tâm đói khát của loài quỉ đói; thống khổ ăn nuốt lẫn nhau trong loài súc sinh; thống khổ của sự mong cầu mà không được, hoặc những nỗi khổ sinh, già, bệnh, chết trong loài người; cho đến nỗi khổ của chư thiên khi sắp đọa lạc.
Đọc Tiếp

Vô cớ phỉ báng tăng ni, Chuyển sinh quỷ đói lõa hình. Lúc đức Như Lai ở thành Xá-vệ, có vị A-la-hán Năng Hỉ thường xuyên dùng thần thông đi vào địa ngục, ngạ quỉ, súc sinh, nhân gian, thiên thượng, quán sát chỗ thọ khổ và vui sướng của các cõi chúng sinh ấy, như những nỗi khổ lạnh, nóng, thiêu đốt, giết hại của chúng sinh trong địa ngục; cho đến các nỗi khổ sinh, già, bệnh, chết, mong cầu mà không được, oán thù phải gặp nhau, đố kị... của người thế gian; lại còn khổ não của chư thiên lúc sắp bị chết.
Đọc Tiếp

Lúc đức Như Lai ở thành Xá-vệ, Đại A-la-hán Tôn giả Mục-kiền-liên thường dùng sức thần thông hiện đến các cõi địa ngục, ngạ quỉ, súc sinh, nhân gian, thiên giới để quán sát sự an vui hay thống khổ của chúng sinh trong những cõi đó, ví dụ như sự thống khổ vì lạnh tê người, hay nóng đến cực độ, và nhiều cảnh tàn sát ở chốn địa ngục; ngạ quỉ chịu sự thống khổ vì đói khát; súc sinh chịu sự thống khổ ăn nuốt và hành hạ lẫn nhau; hoặc các nỗi khổ sinh, già, bệnh, chết ở nhân gian; cho đến nỗi thống khổ trước khi chết của chư thiên.
Đọc Tiếp

Đức Thế Tôn truyền giới bằng thư, Thọ trì viên mãn tỳ-kheo ni giới. Lúc đức Như Lai ở thành Xá-vệ, có hai vị đại thần của quốc vương Tát-ca, một vị tên là Trì Thú, một vị tên là Tài Thí. Hai người kết giao vô cùng thân thiết, cùng giao ước sau này sẽ kết thông gia với nhau. Không lâu sau, phu nhân của đại thần Trì Thú hạ sinh một người con trai tuấn tú, đặt tên là Tát-ca.
Đọc Tiếp

Lúc đức Thế Tôn ở thành Vương-xá, có hai nhà buôn bán lớn có quan hệ với nhau hết sức mật thiết. Họ đều cho rằng quan hệ giữa hai gia đình luôn rất hòa thuận, hy vọng về sau sẽ càng thắm thiết hơn. Một trong hai người nói: – Hai gia đình chúng ta quan hệ rất tốt, sau này nên tiếp tục duy trì nhé!
Đọc Tiếp

Năm trăm đời làm mẹ đức Như Lai, Giảng kinh đệ nhất trong ni chúng. Lúc đức Như Lai trú trong khu rừng tịch tĩnh bên ngoài thành Ốc-đạt-na, có một buổi sáng khi Ngài cùng các vị tỳ-kheo ôm bát vào thành hóa duyên, bỗng xa xa về phía trước xuất hiện một người phụ nữ áo quần lam lũ, đội bình nước. Bà vừa nhìn thấy thân sắc vàng trang nghiêm 32 tướng tốt, 80 vẻ đẹp của đức Như Lai thì vui mừng vô cùng, liền bỏ bình nước xuống, cắm đầu cắm cổ chạy nhanh về hướng đức Thế Tôn, vừa chạy vừa gọi: “Con yêu! Con yêu! Con yêu của mẹ!”, và bà định ôm choàng lấy đức Như Lai.
Đọc Tiếp

Lúc đức Như Lai ở thành Xá-vệ, có người bà-la-môn kiếm sống bằng nghề xin ăn, cuộc sống gia đình hết sức túng thiếu, khốn khổ. Do đó, vợ ông cũng thường phải đi xin ăn. Sau đó, người vợ mang thai. Song kì lạ hết sức, từ ngày đứa bé bắt đầu hình thành trong bụng bà, suốt ngày bà chẳng xin được thứ gì cả. Sau 9 tháng, bà sinh ra một đứa con trai, không những vừa ốm vừa xấu xí, lại còn bị gù lưng, nên cha mẹ liền đặt tên là Tiểu Đà Bối.
Đọc Tiếp

Lúc đức Như Lai ở thành Vương-xá, trong thành có một vị phú ông rất giàu có, tài sản tương đương với Đa văn thiên tử. Ông cùng vợ có một cuộc sống hạnh phúc mỹ mãn. Sau khi vợ ông mang thai, tự nhiên xuất hiện rất nhiều điềm lạ, như trong nhà bỗng dưng xuất hiện nhiều đồ trang sức, cờ báu, lọng báu..., hoa nở rộ khắp nơi, hương thơm ngào ngạt, giường ngủ cũng biến thành giường báu của chư thiên. Những điềm lành này làm cho vị phú ông rất nghi hoặc, không hiểu gì cả. Ông lo sợ rằng vợ mình bị ma nhập hoặc bị dạ-xoa làm hại. Do đó, ông vội vàng tìm đến một thầy tướng, hỏi xem rốt cuộc thì....
Đọc Tiếp

Lúc đức Như Lai ở thành Xá-vệ, quốc vương Tát-ca cung thỉnh đức Thế Tôn cùng chúng tỳ-kheo tại vườn của thái tử Kì-đà cúng dường ba tháng. Quốc vương cúng dường bằng những thực phẩm thượng hạng, như sữa tươi, sữa chua, đề hồ..., lại còn sai 500 mục đồng làm việc giúp các thầy. Sau khi thời hạn cúng dường ba tháng viên mãn, quốc vương cúng dường đức Như Lai tấm y vi diệu vô giá, lại còn cúng dường chúng tăng nhiều đồ nằm, thuốc men.
Đọc Tiếp

Lúc đức Như Lai ở thành Vương-xá, có người phụ nữ gia đình nghèo sinh hạ một em bé gái có 18 tướng xấu. Cha mẹ của em đều hết sức buồn rầu. Cha em nói: – Đứa con xấu như vậy, nhân lúc trời tối, hãy đem nhận nước cho chết đi. Người mẹ đau buồn nói:
Đọc Tiếp

Đời nhà Minh, vào khoảng niên hiệu Chánh Đức, đảo Sùng Minh ở tỉnh Giang Tô bốn bề đều bị nước bao quanh, Vương Đại là một thuyền phu trên đảo. Có một năm nhằm vào tháng bảy, bất ngờ có bão ập đến. Gió to sóng lớn, những cư dân ở miền duyên hải bị nước cuốn trôi và chết vô số, khắp nơi trên sông trôi nổi rất nhiều tài sản. Vương Đại chèo thuyền ra sông vớt lấy các loại tài sản đó, có người kêu cứu ông ta cũng không cần để ý. Lúc đó Vương Đại thấy một người con gái đang bị trôi ở trên sông, trong tay ôm một chiếc rương màu đỏ. Vương Đại thấy của liền khởi lòng tham chèo thuyền áp sát đến người....
Đọc Tiếp

Ở Triết Giang, Hàng Châu, có một người phụ nữ tánh tình hung hãn. Phàm trong nhà có chuột hay côn trùng bà đều tìm cách giết sạch, vì thế trong nhà ngoài sân tất cả sâu bọ, giun dế, kiến chuột đều bị bà ta giết hết không chừa một con. Bà sát hại vô số sinh mạng như vậy, thế nhưng trong lòng lại thấy vui. Sau khi có chồng, sinh được một đứa con trai nhưng toàn thân đều nổi ung nhọt, trong những mụt nhọt đó nước vàng liên tục rỉ ra, tất cả danh y đều không chữa trị được. Thứ bệnh này làm phát sinh vô số ruồi nhặng.
Đọc Tiếp

Tỉnh Giang Tô huyện Thái Châu có một người đàn ông hung ác tên là Triệu Hỉ Vinh, người này hung bạo tàn nhẫn, ông ta mở một tửu điếm nhỏ làm nghề mưu sinh. Một hôm, có người uống rượu thiếu tiền, mặc dù lúc đó bên ngoài trời rét cóng nhưng ông ta vẫn lột y phục của người khách để trừ nợ. Mỗi lần gặp năm mất mùa, ông ta bèn đi khắp nơi mua lương thực đem về tích trữ đợi giá lên cao mới xuất ra bán, do đó mà thủ lợi vô số. Những người nghèo đến vay tiền của ông, không những phải thế chấp áo quần vật dụng mà còn phải trả thêm lãi suất rất lớn và lúc nào cũng bị khấu trừ trước. Nếu như đến kỳ mà....
Đọc Tiếp

Vua xứ Ba La Nại một hôm cùng quân lính vào rừng săn thú. Đang lúc đi lùng bắt, bỗng vua gặp con voi trắng như tuyết, mình có sáu ngà, trông đẹp vô cùng, vua truyền bắt sống, rồi đem về triều phú thác cho tên quản tượng trông nom. Từ khi bị bắt, voi rất buồn rầu, không ăn không uống, chỉ đầm đìa nước mắt ngày này sang ngày khác. Tên quản tượng sợ voi chết, vào tâu mọi sự cho vua hay, liền tự mình đến chuồng, rồi bảo rằng: “Tại sao ngươi lại nhịn ăn, nhịn uống và khóc lóc cả ngày như thế?”.
Đọc Tiếp

Trong một khu rừng thẳm trên núi cao có một bầy nai cùng nhau chung sống, con số lên tới cũng cả trăm. Chúng đi theo những cánh đồng xanh mơn mởn, vừa ăn vừa đùa giỡn, chẳng mấy chốc tiến dần đến chốn thị thành có người ở. Hôm ấy, nhà vua dẫn đầu một đoàn tùy tùng ra khỏi thành hướng về thôn dã săn bắn. Người ngựa khắp nơi, đoàn nai kinh hãi chạy tán loạn. Có một con nai đang mang thai bị bỏ lạc lại phía sau, không cách nào chạy theo kịp. Vừa đói lại vừa mệt, nó sinh hạ được hai con nai con.
Đọc Tiếp

Hòa thượng vẫn vui vẻ xác nhận: Bần đạo đâu có nói dối ai bao giờ! Cây táo đó sở dĩ lần này có trái là vì cảm thông lòng hiếu của con đối với mẹ già. Vậy con nên mau mau hái trái táo về chữa cho mẫu thân đi! Chí Hiếu cuống quýt, thụp lạy Hòa thượng hai ba lần không ngớt, khi ngẩng đầu lên thì Hòa thượng đã biến đi đâu mất. Đêm đó, anh hồi hộp quá không sao ngủ được, mặc dầu anh đã cố nhắm mắt hằng giờ. Khi gà gáy sáng lượt đầu, như chiếc máy, anh bật nhổm dậy, nhảy xuống khỏi giường rồi xăm xăm mở cửa, đi một mạch lên đỉnh núi Thiết Sơn, nơi có cây táo “bất quả thọ” xem có trái nào....
Đọc Tiếp

Một mảnh vườn rậm rạp được Cửu Tứ Lục chăm sóc rất kỹ lưỡng, làm cho cỏ cây tốt tươi, hoa lá đẹp mắt. Cửu Tứ Lục chưa hề đọc một quyển sách hướng dẫn làm vườn nào, nhưng kinh nghiệm làm vườn của y rất phong phú. Mọi người đều bảo y là một nghệ nhân. Tuy việc diệt côn trùng đối với nghệ n
Đọc Tiếp

Vị vua được coi là đức độ và tài giỏi nhất của Ấn Độ thời xưa là vua A Dục. Ông có một người con trai tên là Câu Na La rất khôi ngô tuấn tú, tướng mạo như tranh vẽ, khuôn mặt như trăng rằm, vì thế có rất nhiều cô gái muốn được thân cận. Lúc đó, trong cung điện có một nàng vương phi trẻ tuổi tên là Đê Xá La Hy Đa. Cô gặp hoàng tử lần đầu liền đem lòng yêu mến, thường tìm đủ cơ hội để gặp gỡ, chuyện trò.
Đọc Tiếp

Dường như con vượn ấy hiểu được tiếng người, trông thấy Dưỡng Do Cơ phi ngựa tới, nó bèn lấy tay che má mà khóc, nước mắt chảy ròng ròng, kêu la nghe bi thảm. Sở Trang Vương liền ra lệnh cho Dưỡng Do Cơ ngưng bắn và hỏi ông: “Vì lẽ gì mà vượn già che mặt khóc?”
Đọc Tiếp

Thuở xưa, đức Bồ tát đầu thai làm con một vị thương gia rất giàu có tại nước Ka Di. Khi lớn lên, Ngài dọn 500 cỗ xe đi buôn. Ngày kia đến ranh giới một bãi sa mạc rộng lớn, cát nơi đó nhỏ li ti và hầm nóng như lửa đốt. Đức Bồ tát thuê một người dẫn đường và sắm sửa lương thực, nước uống chờ trời tối mới tiếp tục cuộc hành trình. Đêm đi ngày nghỉ vì sự nóng bức vô cùng khó chịu.
Đọc Tiếp

Chim Oanh Vũ ấy bay đi bay lại nhiều lần như thế. Với nắm thân bé nhỏ, sức lực không bao nhiêu, oanh vũ mệt nhoài, không bay được nữa. Nhưng một lát sau, người ta thấy Oanh Vũ lại làm công việc ấy. Cũng khi đó đứng trên đồi cao, một chủ trại vô tình trông thấy nghĩa cử của Oanh Vũ động lòng thương xót, đem tâm cảm phục, bèn sai người nhà ra cứu lửa và kết quả là ngọn lửa bạo tàn kia bị dập tắt. Khi lửa đã tàn, thú rừng chim chóc kêu nhau trở về nơi gia đình tổ ấm, sum họp trong cuộc sống an lành. ​​​​​​​ Chim Oanh Vũ ấy là tiền thân của đức Phật Thích Ca.
Đọc Tiếp

Hôm nọ, một tin rúng động từ xa đưa đến: Thái tử Tất Đạt Đa đã chứng thành đạo quả ở gốc cây Bồ đề, hiệu là Thích Ca Mâu Ni, hiện Ngài đã bắt đầu đi truyền giáo, người theo Ngài rất đông. Hay tin ấy, bà mập rất đỗi lo sợ. Bà lo vì ảnh hưởng của đức Phật càng lan rộng thì đạo của bà sẽ hết người tôn thờ. Nhưng lo cũng không khỏi, cái gì đến tất sẽ đến, tín đồ của bà hướng về đức Phật mỗi ngày mỗi đông. Ăn ngủ không yên, bà cố tìm một phương pháp thần hiệu nào để có thể hạ được uy danh của đức Phật.
Đọc Tiếp

Nhận được bản chiến thư ấy, nhà vua rất lấy làm lo lắng vì cả một triều đình văn võ đại thần, không ai trả lời được bốn câu hỏi này. Cuối cùng, vua cho dán bốn câu hỏi ấy khắp các nẻo đường, rằng sẽ ban thưởng hậu hĩ nếu như có ai trong nước giải đáp được. Bốn câu hỏi ấy là: 1. Điều gì trân quý nhất? 2. Việc gì làm cho con người sung sướng nhất? 3. Hương vị nào tuyệt diệu nhất? 4. Mạng sống nào kéo dài nhất?
Đọc Tiếp

Ngày xưa, xưa lắm ở vùng Tân Cương có một nước tên gọi là Nhục Chi, có một đời sống kinh tế phồn thịnh, văn hoá tiến bộ. Kinh đô Nhục Chi nằm trên sườn núi lớn, cảnh trí rất đẹp, kiến trúc tân kỳ. Hoàng cung và đền đài nằm trên một vị trí cao nhất, rồi đến nhà cửa các bậc công hầu khanh tướng, phía dưới chân núi là nhà dân chúng và phố phường buôn bán tấp nập quanh năm. Đời sống an cư lập nghiệp, nhưng đức vua Đột Quyết hằng nhớ chuyện ngày xưa, vì một phút nóng giận, đã giết chết quan Đề đốc Thanh Phong, làm cho nước nhà phải một phen điên đảo, suýt nữa cơ đồ bị sụp đổ. Mặc dù nhà vua đã ăn....
Đọc Tiếp

Đời xưa, có một bầy rùa rất đông, ở dưới một gốc cây đại thọ. Trong bầy có một con rùa chúa (tiền thân của đức Phật Thích Ca) rất thông minh, có thể đoán trước được những việc sắp xảy ra. Trên cây đại thọ có một bầy thằn lằn thường hay tự thả mình từ trên nhành cao xuống để khoe tài với bầy rùa ở dưới. Bọn rùa rất lấy làm khâm phục. Rùa chúa thấy thế mới bảo bầy rùa rằng:
Đọc Tiếp

Vào một trong những tiền kiếp xa xăm, đức Thế Tôn làm một con vượn chúa có sức mạnh phi thường và trí khôn vô địch. Vượn sống cạnh bờ sông đối diện với một hòn đảo. Trên đảo có một rừng cây sai quả ngon ngọt. Giữa hòn đảo và bờ sông không một chiếc cầu, nhưng có một mỏm đá nhô lên giữa sông. Vượn nhờ hai chân dài nhanh nhẹn, nên chỉ cần một phóc nhảy từ bờ sông qua mỏm đá, và một nhảy nữa từ mỏm đá lên đảo là đã có thể tha hồ tung tăng trong rừng cây. Vượn ngày ngày qua hòn đảo ăn trái và rong chơi trong rừng bằng lối ấy, đến chiều mới nhảy trở về.
Đọc Tiếp

Tôi đi ngang một khu chợ tự phát, thấy cô  bé độ 15-16 mặt mày xinh xắn đang ngồi  chào mời khách mua lươn. Cái chậu lươn  của em có đến mấy chục con. Em đang làm lươn, vẻ mặt rất bình thản, tay dính đầy máu. Tôi bỗng thấy chóng mặt và nghe tim mình nhói đau.
Đọc Tiếp

Mùa thu năm Mậu Ngọ, đời vua Khang Hi triều Thanh, gia đình Trương Nguyên ngụ ở Bắc Kinh có mua về một con lừa, tính nó rất hung hăng, không những ưa đá, mà còn cắn người nữa. Chỉ có ba cha con Trương Nguyên là cưỡi được nó thôi. Mỗi khi họ cưỡi, nó tỏ vẻ rất ngoan hiền, thuần phục.
Đọc Tiếp

Do hai vợ chồng siêng năng tạo phúc tích đức nên con cái cũng đồng tâm hướng thiện giống cha mẹ. Chúng vừa có hiếu, vừa có tài. Sau khi các con họ tốt nghiệp đại học xong, không những họ có sự nghiệp thành đạt, cống hiến không nhỏ với đất nước, xã hội, mà còn tiếp nối chí nguyện từ thiện của cha mẹ, luôn biết tích đức, tạo phúc.
Đọc Tiếp

Cho đến khi Hứa tiên sinh làm ăn thất bại, kinh tế túng bấn, đành kêu con ngưng học hồi hương. Thế nhưng thằng Hùng đã ghiền ma túy, không những nó vô phương trợ giúp sự nghiệp cho cha, mà còn đem ngôi nhà và toàn bộ tài sản còn lại của ông bán hết. Ông Hứa buồn rầu sinh bệnh, trước phút lâm chung ông mới ăn năn sám hối kể ra một sự thật mà từ trước tới giờ không ai biết như sau :
Đọc Tiếp

“Yêu nghiệt mà gặp phúc, là ác kia chưa chín, đến khi quả ác chín, thì tự thọ tội khốc liệt”. Vương tiên sinh nhận thọ quả báo, thực khiến người ta phải kinh sợ, cảnh ông chết thật là đau đớn khó kham. Phải hiểu là ta giết bất kỳ động vật như thế nào thì sẽ bị báo ứng tương đương vậy. Mong nhưng vị ưa sát sinh hãy suy nghĩ mà cẩn trọng.
Đọc Tiếp

Đây là một bài học cho các ngươi cảnh giác, mặc dù cả đời niệm Phật ăn chay, nhưng nếu cứ nói lời tà kiến, ôm mãi tâm bất chính không buông thì cực kỳ nguy hiểm cho giây phút cận tử và bản thân sẽ phải đền trả cho ác niệm của mình. Tà niệm có thể khiến đương sự bị quả báo dội ngược, khởi niệm muốn hại người, hay vật như thế nào, thì bản thân sẽ bị hại trước tiên. Vì sao mẹ các ngươi trước khi chết, cứ đòi đem heo đi giết? Bởi trong tâm bà cứ ôm mãi một điều, mong rằng lúc cháu trai trưởng kết hôn, bà sẽ làm y theo tập tục của dân Đài Loan là giết heo mổ dê, tổ chức tiệc cưới linh đình. Đây....
Đọc Tiếp

Một người vội lao tới ngắt điện, nhưng quá muộn. Viên kỹ sư đã không còn sống, vì chỉ trong vòng mấy phút, đúng như tài năng ông thiết kế, máy giết mổ đã nhanh chóng hoàn thành sứ mệnh và chia chẻ thân ông thành từng phần hoàn hảo y như ý người sáng chế cài đặt : máu, thịt, xương, cái đầu, nội tạng đều xuất ra sắp xếp rất khéo trong thoáng chốc. Các đồng sự của ông chỉ biết sửng người đứng ngó. Còn gia quyến của ông thì khóc to vang trời, ai cũng bất ngờ vì sự cố vừa xảy ra, không thể tưởng tượng được chính ông lại là vật thí nghiệm đầu tiên cho cỗ máy giết mổ.
Đọc Tiếp

Tại lâm trường Hồng Nhật huyện Lô Hoắc tỉnh Tứ Xuyên, có một công nhân họ Vương, bình thường ưa câu cá, lúc rảnh thì ra ngoài sông câu. Cách câu của anh không giống mọi người. Mỗi khi cá cắn câu, anh kéo cần, tháo cá xong là quăng thẳng lên không, đợi cá té xuống dất, anh mới lượm nó bỏ vào sọt, khiến cho con cá đang sống rơi xuống bầm dập thân thể, không bị chết thì cũng trọng thương.
Đọc Tiếp

Tục ngữ nói: “Nhân chi sơ tính bản thiện”. Có nghĩa là bản tính con người ban sơ rất hiền thiện, nhưng tùy theo tuổi tác ngày một lớn và do ảnh hưởng môi trường hoàn cảnh không tốt mà tính thiện lành này cũng dần dần bị che lấp, rồi người ta sa vào trong việc xấu hồi nào không hay. ​​​​​​​ Những người may mắn thì gặp được cơ duyên khiến họ tỉnh ngộ, sửa đổi và cải ác tùng thiện, khôi phục bản tính trong lành sẵn có. Đỗ tiên sinh chính là một trong số người may mắn này.
Đọc Tiếp

Hôm nọ, cũng giống như mọi ngày, tiệm đang buôn bán rôm rả, huyên náo ồn ào, thì trong khoảnh khắc, bỗng nghe có tiếng vịt rống rất to, lớn vang dội, trấn áp hết mọi tạm âm trong tiệm, vì vậy mà thu hút trọn sự chú mục của bao người. Thế nhưng, ai chứng kiến cũng đều đứng sững, đứng như bị trời trồng. Giây phút này mọi người chỉ biết kinh ngạc giương mắt ngó lão chủ quán đang nằm dài trên đất, hình trạng giống y con vịt, miệng lão không ngừng kêu lên tiếng cạp cạp, không những giống như vịt mà còn to hơn vạn bội. Mọi người đều xúm lại, vây quanh nhìn, và không ngớt bàn tán xôn xao, bỗng có một....
Đọc Tiếp

Người hành thiện tích đức, tâm luôn sung mãn hỉ duyệt. Người làm ác lương tâm ngày đêm sẽ bị trách phạt nghiêm trọng, sống không được an, thống khổ vạn phần hơn là chết. Xin xem gương những người mưu lợi gạt các cô gái đem bán dâm này, kết cuộc đều giống như ba người Lâm, Bang, Nghĩa. Khi sống tâm luôn bất an, lúc chết rất thống khổ.
Đọc Tiếp

Báo ứng hiện tiền của ông là bài học cảnh cáo thế nhân, cho dù có tránh được pháp luật trừng trị, thì cũng chẳng thể nào tránh được báo ứng nhân quả, nên nói: “Thiên lý chí công, trốn một lúc nhưng không trốn được cả đời”.
Đọc Tiếp

Thông qua câu chuyện có thật này, xin khuyên những cặp phu thê trong thế gian, chớ nên biến quan hệ vợ chồng thành việc mưu cầu lợi riêng. Hôn nhân như thế sẽ không bao giờ hạnh phúc. Tiến sĩ (kiêm bác sĩ) Thuận vì công danh lợi lộc trước mắt mà bước vào nẻo sai, cuối cùng đánh mất cả lương tâm cho nên phải trả giá bằng hậu quả thê thảm như mọi người đã thấy. Đây gọi là “ác nhân gặp ác báo”.
Đọc Tiếp

Chớ vì dục vọng ham sướng miệng nhất thời mà sát sinh, phải biết thức ăn vừa qua cổ họng là biến thành chất thải, nếu tạo ác nghiệp sẽ bị báo ứng mãi mãi không ngừng. Đúng như thánh xưa từng nói: Họa phúc không cửa, do chính ta tự chiêu Báo ứng của thiện ác, như bóng tùy hình! Thái tiên sinh nếu được thì nên làm nhiều việc thiện, tạo công lập đức – vi chỉ có công đức mới có thể giúp tiêu oán giải nghiệt, nghiệp hểt bịnh trừ.
Đọc Tiếp

Một nghiên cứu có giá trị hơn nữa: “Trước đây nhà nông nuôi gà, ít nhất sáu-bày tháng mới bán ra tiêu thụ. Nhưng bây giờ nhờ nuôi gà theo khoa học, chỉ cần 40 ngày, gà vẫn lớn mau và rắt nhanh chóng đạt đủ trọng lượng chuẩn. Ngày xưa gà trống nuôi đến thời kỳ thanh xuân thì không thể phát phì, lớn mập; người ta vì muốn hưởng dụng nó cho ngon miệng, nên đã thiến nó đi; khiến thịt gà vừa béo vữa mập. Với đà phát triển tiến bộ, khoa học ngày nay đã phát minh ra loại thuốc khiến gà và những loại gia cầm khác mất đi khả năng sinh sản. Chẳng hạn như loại thuốc này được bào chế thành viên, nhét vào....
Đọc Tiếp

Hòa thượng nói: - “ Thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo” quy luật nhân quả tồn tại rất khách quan và không do đức Phật quy định hay sáng tạo ra. Đức Phật chỉ là công bố, nói rõ cho chúng sinh biết mà cảnh giác thôi.
Đọc Tiếp

Nhân loại hằng ngày đều tự làm tăng thêm nghiệp sát oan trái. Khi chúng ta bịnh nằm tại y viện hay trên bàn mổ, ngay khi đỏ chúng ta có thầm tự vấn, có tự hỏi rằng: “Cả đời mình đã từng ăn bao nhiêu con gà, bao nhiêu con vịt, bao nhiêu heo, bao nhiêu bò… Bao nhiêu loài đã táng mạng vào bụng chúng ta chưa?” – Và “Hôm nay chính là ngày báo ứng đến”… người vào thăm bịnh cũng cần nên phản tỉnh như vậy.
Đọc Tiếp

– Làm người không nên để cho tâm danh lợi làm lụy, chẳng nên khởi tâm cống cao ngã mạn, Phải biết lúc ta đến cõi đời này vốn là trần trụi thi khi lìa thế gian vẫn phải trắng tay, không đem theo được gì. Danh lợi giống như khói mây thoáng qua, không nên vì danh lợi mà khởi tâm cống cao ngã mạn. Chỉ có tâm thanh tịnh mới được Phật quang gia hộ. Nếu dùng tâm xấu, tâm cống cao ngã mạn mà bố thí tài vật cho chùa, thì tự viện giống như cung điện chứa vàng chất bạc, kẻ cúng bằng tâm chứa độc như thế chỉ làm nhiễm ô người tu hành phạm hạnh. Còn nếu không những đem tài vật cúng dường, mà còn biết dùng....
Đọc Tiếp

– Tôi không thể vận khí công để trị bịnh đâu, mỗi người mắc bệnh đều có nguyên nhân. Tôi có thể nói rõ nguyên nhân vì sao ông chóng mặt. Còn chuyện bệnh hết hay không thỉ tùy thuộc vào ông. Đây cũng là đạo lý mà Phật nói: “Mệnh tự ta lập” – Ví như do ông không hiểu chuyện mà làm sai việc gì đó đem lại thống khổ phiền não cho minh và người. Nếu ông gặp được thiện tri thức, giải thích vả chỉ ra nguyên nhân. Một khi ông hiểu rõ và nhận ra chỗ sai của mình, cố gắng sửa đổi, thì phiền não thống khổ sẽ biến mất không còn. Bởi vì Phật pháp không phải để cho người mê tín Phật, Bồ-tát hay một cao tăng....
Đọc Tiếp

Đầu Tiên   Trở Lại  
1  2 
  Kế Tiếp   Cuối Cùng
Page 1 of 2
Phải biết: Muốn học Phật thì trước hết phải bắt đầu từ giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành, đừng làm các điều ác, vâng làm các điều thiện. Nếu việc làm, tâm tư trái nghịch với Phật, dẫu suốt ngày niệm Phật, lợi ích rất nhỏ! Như gieo hạt lúa tốt nơi đất cát mặn, khó trúng mùa lớn.