Tác Giả

Lão Cư Sĩ Lý Bỉnh Nam

1. Ăn Chay Sát Sinh Và Quả Báo
2. Biết Quả Sợ Nhân Nên Cẩn Thận Gặp Duyên Đụng Cảnh Gắng Tu Tập
3. Chẳng Hiểu Giáo Tướng Thì Khó Thể Bàn Chuyện Có Không
4. Chưa Chứng Chân Như Thì Đối Với Lý Nhân Duyên Phải Rất Cẩn Trọng
5. Có Người Nói Thời Mạt Pháp Cũng Là Lúc Đại Kiếp Sắp Xảy Ra
6. Đạo Tràng Là Nơi Để Cầu Đạo
7. Đau Lòng Mỏi Miệng Khuyên Buông Xuống
8. Do Nguyên Nhân Gì Mà Phật Giáo Phải Chia Ra Nhiều Tông Phái...?
9. Đới Ngiệp Vãng Sanh
10. Hai Loại Tâm Lý Sai Lầm Thường Gặp Về Niệm Phật
11. Học Phật Phải Cầu Thành Phật Thành Phật Phải Nhờ Di Đà
12. Khai Thị Phật Thất Tại Chùa Linh Sơn Năm Mậu Ngọ Lần Thứ Hai
13. Khai Thị Phật Thất Tại Chùa Linh Sơn Năm Mậu Ngọ Lần Thứ Nhất
14. Khai Thị Tại Phật Thất Chùa Linh Sơn Năm Ất Mão
15. Khai Thị Tại Phật Thất Chùa Linh Sơn Năm Giáp Dần
16. Khai Thị Tại Phật Thất Chùa Linh Sơn Năm Nhâm Tý
17. Khai Thị Trong Dịp Kết Thất Niệm Phật Đầu Xuân Giáp Ngọ
18. Khai Thị Trong Phật Thất Năm Tân Dậu
19. Kinh Điển Phật Giáo Chữ Đã Kỳ Quái Mà Lời Văn Lại Khó Hiểu
20. Lời Trần Tình Của Cụ Tuyết Tăng Nhân Dịp Phật Thất Năm Nhâm Tuất
21. Môn Dư Đại Đạo
22. Nhớ Phật Niệm Phật
23. Niệm Phật Mà Không Giữ Gìn Năm Giới Không Đoạn Trừ Dâm Dục Có Thể Được Vãng Sanh Không...?
24. Phải Nhận Thức Rõ Hoàn Cảnh Hiện Tại Và Đường Lối Tương Lai
25. Pháp Khế Đạo
12

Phật Học Vấn Đáp Liên Quan Tới Tác Giả
1. A di đà cứu tử không cứu sanh, như thế thì khỏi cần vội vàng cầu tử để gặp phật a di đà? | Xem: 422
2. A di đà ở cõi tây phương thuộc loại thân nào trong ba thân của phật? | Xem: 520
3. A Tu La ở giữa loài người và súc sanh thì là vật gì vậy? | Xem: 7
4. Ai cũng vãng sanh thì tương lai ai hoằng dương phật pháp? | Xem: 422
5. Ai là người đầu tiên phát hiện thế giới cực lạc, có căn cứ không? | Xem: 427
6. Ai trở về để chứng minh cho chúng ta biết thế giới tây phương chân thật đang tồn tại? | Xem: 749
7. Âm thanh trong lúc niệm phật giống như tiếng chuông. đó là cảnh giới gì? | Xem: 529
8. Ăn cơm thường ăn nhầm canh thịt, hoặc nếm nhầm những món rau có lẫn thịt loài thú, có trở ngại gì chăng? | Xem: 4
9. Ba bộ kinh của giáo lý tịnh độ là thuộc giai đoạn nào trong năm thời thuyết giáo? | Xem: 672
10. Bạch hào tám hướng từ phía phải chuyển tròn nghĩa là sao? | Xem: 786
11. Bạch hào uyển chuyển ngũ tu di, cám mục trừng thanh tứ đại hải phải lý giải như thế nào? | Xem: 547
12. Ban đêm mất ngủ thì nên áp dụng phương pháp nào? | Xem: 548
13. Bên ngoài có người bất ngờ gặp phải tai nạn mà sắp chết, có thể hộ niệm tại hiện trường? | Xem: 412
14. Bị đắm nhiễm dục trần. vậy người này đến lúc lâm chung có gặp chướng ngại không? | Xem: 693
15. Bị xe đụng chết, không thể niệm phật, có thể được vãng sanh không? | Xem: 725
16. Bồ Tát là bậc tiên giác học Phật, trên thân đeo chuỗi anh lạc, nghĩa là sao? | Xem: 4
17. Bồ-tát địa tạng độ chúng sanh là độ vãng sanh tây phương hay là độ đến một cõi khác? | Xem: 419
18. Bồ-tát độ chúng sanh vãng sanh tây phương, tại sao phải độ cho có con cái? | Xem: 414
19. Bồ-tát thì không còn cái gọi là ta và vật của ta, lẽ nào có vật chất để cúng dường? | Xem: 373
20. Các chứng bệnh tật đều do vi khuẩn xâm nhập thân thể, nếu uống thuốc có phạm tội giết vi khuẩn hay chăng? | Xem: 11
21. Các tôn giáo công kích lẫn nhau, hành động như thế có thể coi là thiện ư? | Xem: 3
22. Cách xét nghiệm hơi ấm là như thế nào? Xin dạy rõ! | Xem: 8
23. Cái gọi là vi khuẩn trong y học có phải là chúng sanh hay không? | Xem: 2
24. Cần phải dùng thời gian bao lâu tu hành để đến lúc lâm chung xuất hiện những đoan tướng đặc biệt? | Xem: 507
25. Cần phải pha trộn thêm các loài côn trùng phơi khô như chuồn chuồn vô thuốc bắc có tội không? | Xem: 5
12345678910...
Pháp Âm Liên Quan Tới Tác Giả
Ngài Lý Bỉnh Nam là vị Thầy vĩ đại của hơn 200 ngàn đệ tử nói chung và của Hòa Thượng Tịnh Không nói riêng. Sau khi Ngài tịch, thiên hạ mến mộ công đức của Ngài nên mỗi ngày có khoảng 600 người đến hộ niệm. Tất cả đều tự động đến, không phải để chia buồn, nói lời rỗng tuếch mà đi xung quanh quan tài hộ niệm. Tiếng niệm Phật không ngừng nghỉ trong suốt 49 ngày.

Người tu theo pháp môn niệm Phật mà không biết gì về Ngài Lý Bỉnh Nam cũng là một điều đáng tiếc.

Ngày nay, đa số Phật tử Việt Nam ở nước ngoài biết được và theo học với một nhà sư Tàu – Hòa Thượng Thích Tịnh Không. Ngài là người đang hoằng dương pháp môn giải thoát mà Đức Phật Thích Ca đã dạy riêng cho chúng sanh thời mạt pháp này.

Chúng tôi dùng chữ nhà sư Tàu, chẳng phải là chúng tôi phân biệt Tàu hay Việt, nhưng để mọi người thấy, Phật tử Việt Nam không phân biệt Tàu hay Việt. Cũng như chúng ta tu theo Phật, là tu theo ông Phật là người Nepal. Chúng tôi viết điều này ra ở đây để chứng minh Phật tử Việt Nam không phân biệt chấp trước. Tàu, Ấn Độ hay Nepal cũng được, bất cứ ai thấu suốt pháp môn giúp chúng sanh thoát khỏi lục đạo luân hồi thì chúng ta tu theo học. Có dịp chúng tôi sẽ trình bày chỗ chấp của một số người Việt Nam, mà nhiều năm qua làm hại Phật tử Việt Nam rất nhiều. 


Tài liệu chúng tôi viết về cư sĩ Lý Bỉnh Nam là do cư sĩ Trần Văn Tường ở Úc lấy từ mạng điện toán của chùa Quảng Đức ở Úc gởi tặng chúng tôi.

Lý Bỉnh Nam là một cư sĩ thôi. Nhưng là một cư sĩ vĩ đại đã đào tạo cho chúng sanh thời mạt pháp này một vị Pháp sư lỗi lạc, một Hòa Thượng được người Việt Hoa khắp thế giới ngưỡng mộ. Khi viết về Ngài Lý Bỉnh Nam, có người vẫn chấp, sợ giới thiệu Ngài là một cư sĩ thì làm nhẹ thể vị Hòa Thượng khả kính. Tại vị ấy chấp, chứ Hòa Thượng Tịnh Không vẫn hãnh diện nói, Thầy tôi là một cư sĩ, và khi tôi được ông chấp thuận cho làm học trò, ông buộc tôi phải bỏ tất cả những gì tôi đã học được với hai vị Thầy cũng danh tiếng, đó là Giáo sư Đông Phương Mỹ và Chương Gia Đại Sư, một đại Lạt Ma.  

Người tu phải nhìn thấu và biết buông xuống. Nếu được như vậy là thấu được điều Phật dạy “Nhứt thiết pháp không! Nhứt thiết pháp tùy tâm tưởng!”.

Những điều chúng tôi viết, chúng tôi thường nói thẳng điều  mình biết mà không nuôi tâm chê trách ai. Nói để mong Phật giáo Việt Nam ngày mai sẽ vượt lên và mọi người đều buông hết, không chấp trước để cùng lo cho chúng sanh. Cái ta hãy bỏ đi, cái chủng tộc cũng buông đi, để hướng chúng sanh đi đến một đại đồng và siêu thoát.

 
Đây, bài viết về Đại Cư sĩ Lý Bỉnh Nam của chùa Quảng Đức - Úc Châu

Cư sĩ Lý Bỉnh Nam thời Dân Quốc, hiệu Tuyết Lư hay Tuyết Tăng; người thành phố Tế Nam tỉnh Sơn Đông. Tự bé, ông đã đỉnh ngộ, hiếu học. Ông chuyên học về pháp luật, chính trị và học cả Trung y, nghiên cứu Phật học: Giáo, Thiền, Tịnh, Mật, ông đều thường tu trì. Ông từng giữ chức giám ngục của huyện Lữ, nhưng nhân từ tột bực, chung thân ăn chay.   

Ông quy y với vị Tổ thứ mười ba của Tịnh tông là Ấn Quang Đại sư, được ban hiệu là Đức Minh. Ông gắng sức tự hành, dạy người chuyên tu Tịnh nghiệp. Sau ông đáp lời mời, làm bí thư cho vị chủ nhiệm quản trị nhà thờ phụng Đại Thành Chí Thánh Tiên Sư (Khổng Tử).   

Ông theo chủ nhiệm Khổng Thượng Công (Khổng Đức Thành) thiên di theo chính phủ về Trùng Khánh, sống ở biệt thự Ỷ Lan thuộc núi Ca Nhạc. Mỗi sáng sớm, ông lên chùa Vân Đảnh để lễ tụng, niệm Phật. Ít lâu sau, ông lãnh trách nhiệm giảng dạy cho Phật Học Giảng Diễn Hội của chùa mấy năm, người tin theo rất đông. Năm Dân Quốc 45 (1946), theo Khổng Thượng Công trở về Nam Kinh, ông thường giảng Kinh tại chùa Phổ Tế và Chánh Nhân Liên Xã.   

Tháng Hai năm Dân Quốc 38 (1949), vào lúc sáu mươi tuổi, ông theo Khổng Thượng Công qua Đài Loan, ngụ tại Thành phố Đài Trung. Vừa mới sắp xếp công vụ xong, ông đã tìm được chùa Pháp Hoa để làm cơ sở hoằng pháp và lập phòng chẩn mạch Trung Y, lập Bồ Đề Y Viện và Thí Y Hội v.v... để chữa trị, hốt thuốc miễn phí. Ông khởi xướng những sự nghiệp hoằng hóa, từ thiện để tiếp dẫn quần cơ đồng tu Tịnh Nghiệp.

Ông thường nhóm chúng niệm Phật; cử phái viên hoằng pháp đến thăm các nhà giam và những gia đình liên hữu. Do đó, pháp duyên ngày càng rộng rãi; tòa giảng kinh của ông mở rộng đến các chùa Linh Sơn, Bảo Giác, Bảo Thiện v.v... Ông còn khuếch trương những cơ sở truyền giáo khắp cả Tam Đài (Đài Bắc, Đài Trung và Đài Nam), chuyên hoằng dương Tịnh Độ phổ độ chúng sanh.   

Mỗi năm, cử hành Phật Thất nhiều lần; lần nào ông cũng đích thân chủ trì, ân cần, thiết tha huấn thị. Ông thường soạn các tài liệu Phật học hàm thụ và vấn đáp, soạn các chương trình phát thanh miễn phí gởi tặng các đài phát thanh.   

Về trước tác có: A Di Đà Kinh Trích Chú Tiếp Mông Kỵ Nghĩa Uẩn (lược chú Kinh Di Đà để những người kém hiểu biết lãnh hội được ý nghĩa sâu xa), Đại Chuyên Học Sinh Phật Học Giảng Tòa (tài liệu giảng dạy Phật học cho sinh viên chuyên ngành Phật học) gồm sáu quyển: Phật Học Vấn Đáp Loại Biên, Hoằng Hộ Tiểu Phẩm Vựng Tồn, v.v... hóa độ nhân gian.   

Nhân đó, ở các nơi gần hay xa, mọi người đều được bình đẳng hưởng thụ pháp ích. Sau ông nghỉ việc để tăng thời gian hoằng pháp; luôn luôn khuyên người khác tin sâu nhân quả, già dặn, chắc thật niệm Phật.

Trong Pháp môn Niệm Phật có hai công phu để hành trì:

1- Tu Phật Thất, dành cho người căn cơ bình thường.

2- Ban Châu Tam Muội, dành cho người siêu việt xuất chúng, có sức khỏe dẻo dai. 

Hành giả thực hành Ban Châu Tam Muội phải đứng hay đi kinh hành trong thời gian 90 ngày không hề nằm, thường xuyên đắp y hoặc mặc áo tràng. Theo lời kể lại, cư sĩ Lý Bỉnh Nam đã hai lần đạt được Ban Châu Tam Muội. Ngài đã được định rất sâu. Như vậy, có thể Ngài Lý Bỉnh Nam đã đạt được Lý Nhứt Tâm Bất Loạn hoặc Sự Nhất Tâm Bất Loạn.

Ngày mười hai tháng Tư năm Dân Quốc 75 (1986), ông bảo đệ tử hầu cận:

- Ta sắp đi đây!  

Đến sáng hôm sau, ông niệm Phật đến nhất tâm bất loạn, dặn dò đệ tử rồi nằm yên lành mà tịch. Thọ chín mươi bảy tuổi. Sau khi trà tỳ, thu được hơn cả ngàn viên xá lợi ngũ sắc.

(theo Lý Công Tuyết Hư Lão Cư Sĩ Lược Sự). 
 

Hòa Thượng Tịnh Không nói về Đại Cư sĩ Lý Bỉnh Nam   

Như chư liên hữu thấy, sau khi vãng sanh, cư sĩ Lý Bỉnh Nam lưu lại hơn cả ngàn viên Xá Lợi ngũ sắc. Đó là kết quả của người thật sự có công phu tu tập trong nhiều năm niệm Phật.

Rải rác trong các băng giảng, Hòa Thượng Tịnh Không thường nhắc đến vị Thầy vĩ đại của mình. Chúng tôi chẳng nhớ trong băng giảng nào đã ghi ra tài liệu dưới đây: 

Theo Hòa Thượng Tịnh Không, tướng của Lý Bỉnh Nam không phải là người trường thọ. Vì cái lỗ tai và cái càm ông ngắn không phải là người sống lâu. Nhưng nhờ ông biết làm việc thiện, như chữa bệnh miễn phí cho mọi người, dạy Phật pháp cho mọi người. Sự thu nhập tài chánh của ông rất dồi dào, nhưng ông đem bố thí cho thiên hạ. Ông sống trong một căn nhà nhỏ, không cần người giúp việc hầu hạ. Đến 90 tuổi, ông sống một mình với thân thể khỏe mạnh cường tráng.  

Phước báu mà ông có chẳng phải là do đời trước mà có. Sau khi học Phật ông mới tu. Phước báu thọ mạng của ông là nhờ tu trong đời này. Đây là điều mọi người chúng ta cần tìm hiểu học hỏi. Nhiều vị chỉ biết khen người, mà không noi theo gương người để áp dụng cho mình, thì lời khen ấy trở thành rỗng không. Ngài Lý Bỉnh Nam vãng sanh vào lúc 97 tuổi. Điều đáng lưu ý, tuy không ai kêu gọi, thiên hạ mến mộ công đức của Ngài, mỗi ngày có khoảng 600 người đến hộ niệm. Tất cả đều tự động đến, không phải để chia buồn, nói những lời rỗng tuếch, mà đi xung quanh quan tài hộ niệm. Tiếng niệm Phật không ngừng nghỉ trong suốt 49 ngày.  

Hòa Thượng Tịnh Không nói : kết quả mà Ngài Lý Bỉnh Nam đã tu trong đời này. Thông minh trí tuệ do Ngài bố thí pháp. Khỏe mạnh trường thọ là bố thí vô úy. Vô úy mà không não hại tất cả chúng sanh. Tất cả chúng sanh gặp ta có cảm giác an toàn. Đó là vô úy. Ngài Lý Bỉnh Nam có trên 200 ngàn đệ tử. Thật là vĩ đại!
 

Cố Giáo Sư Minh Chi
Cố Giáo Sư Trương Đình Nguyên
Cư Sĩ Bành Tế Thanh
Cư Sĩ Bích Ngọc
Cư Sĩ Cao Hữu Đính
Cư Sĩ Chân Hiền Tâm
Cư Sĩ Chánh Trí Mai Thọ Truyền
Cư Sĩ Đạo Quang
Cư Sĩ Diệu Âm
Cư Sĩ Diệu Hà
Cư Sĩ Định Huệ
Cư Sĩ Đoàn Trung Còn
Cư Sĩ Đức Hạnh Lê Bảo Kỳ
Cư Sĩ Dương Đình Hỷ
Cư Sĩ Đường Tương Thanh
Cư Sĩ Giang Đô Trịnh Vĩ Am
Cư Sĩ Giang Vị Nông
Cư Sĩ Hạnh Cơ
Cư Sĩ Hồ U Trinh Ở Núi Tứ Minh
Cư Sĩ Hoàng Phước Đại
Cư Sĩ Hồng Như
Cư Sĩ Hồng Dương Nguyễn Văn Hai
Cư Sĩ Huệ Thiện
Cư Sĩ Huỳnh Lão
Cư Sĩ Khánh Vân
Cư Sĩ Lâm Cự Tinh
Cư Sĩ Lâm Khán Trị
Cư Sĩ Lê Huy Trứ MSEE
Cư Sĩ Lê Sỹ Minh Tùng
Cư Sĩ Liêu Nguyên
Cư Sĩ Liêu Địch Liên
Cư Sĩ Lưu Minh Chánh
Cư Sĩ Lưu Thừa Phù Ghi Chép
Cư Sĩ Lý Viên Tịnh
Cư Sĩ Lý Nhất Quang
Cư Sĩ Mao Lăng Vân cung kính kết tập
Cư Sĩ Minh Chánh
Cư Sĩ Minh Trí và Mẫn Đạt
Cư Sĩ Ngô Đức Thọ
Cư Sĩ Nguyên Giác
Cư Sĩ Nguyên Hồng
Cư Sĩ Nguyễn Lang
Cư Sĩ Nguyên Phong
Cư Sĩ Nguyễn Đức Sâm , Ngô Đức Thọ
Cư Sĩ Nguyễn Đức Sinh
Cư Sĩ Nguyễn Hữu Kiệt
Cư Sĩ Nguyễn Minh Tiến
Cư Sĩ Nguyễn Xuân Chiến
Cư Sĩ Như Hòa
Cư Sĩ Phạm Cổ Nông
Cư Sĩ Phúc Trung
Cư Sĩ Phương Luân
Cư Sĩ Quách Huệ Trân
Cư Sĩ Quảng Minh
Cư Sĩ Tâm Phước
Cư Sĩ Tâm Minh Lê Đình Thám
Cư Sĩ Thiên Nhơn
Cư Sĩ Thôi Chú Bình
Cư Sĩ Thuần Bạch
Cư Sĩ Tiểu Bình Thật
Cư Sĩ Tịnh Mặc
Cư Sĩ Tịnh Nghiệp
Cư Sĩ Tịnh Thọ
Cư Sĩ Tô Khắc Minh
Cư Sĩ Tôn A Tử
Cư Sĩ Trần Anh Kiệt
Cư Sĩ Uông Trí Biểu
Cư Sĩ Viên Đạt
Cư Sĩ Võ Đình Cường
Cư Sĩ Vọng Tây
Đại Lão Hòa Thượng Hư Vân
Đại Lão Hòa Thượng Thích Ấn Quang
Đại Lão Hòa Thượng Thích Diễn Bồi
Đại Lão Hòa Thượng Thích Hành Trụ
Đại Lão Hòa Thượng Thích Mộng Tham
Đại Lão Hòa Thượng Thích Phổ Tuệ
Đại Lão Hòa Thượng Thích Thắng Hoan
Đại Lão Hòa Thượng Thích Tinh Vân
Đại Lão Hòa Thượng Thích Trí Quang
Đại Lão Hòa Thượng Thích Trí Tịnh
Đại Sư An Thế Cao
Đại Sư Bách Trượng Hoài Hải
Đại Sư Chí Công
Đại Sư Cổ Diêm Khuông Am Thanh Liên bật-sô Linh Thừa
Đại Sư Đạo Nguyên
Đại Sư Đạo Tuyên
Đại Sư Diệu Hiệp
Đại Sư Diệu Khẩu
Đại Sư Diệu Không
Đại Sư Diệu Liên
Đại Sư Đời Tống, Nguyên Chiếu
Đại Sư Duy Tắc Thiền sư Thiên Như Đời Dao Tần
Đại Sư Gia Tường Cát Tạng
Đại Sư Hải Đông
Đại Sư Hám Sơn
Đại Sư Hàm Thị
Đại Sư Hoài Cảm
Đại Sư Hoằng Nhất
Đại Sư Hoằng Tán
Đại Sư Huệ Ngộ
Đại Sư Khuy Cơ
Đại Sư Liên Trì
Đại Sư Linh Phong Ngẫu Ích Trí Húc
Đại Sư Pháp Tạng Hiền Thủ
Đại Sư Phi Tích
Đại Sư Pomnyun Sunim Trí Quang
Đại Sư Quán Đảnh
Đại Sư Quảng Khâm
Đại Sư Tăng Triệu
Đại Sư Thái Hư
Đại Sư Thân Loan
Đại Sư Thang Hương Danh
Đại Sư Thanh Lương Trừng Quán
Đại Sư Thật Hiền
Đại Sư Thật Xoa Nan Đà
Đại Sư Thích Ấn Thuận
Đại Sư Thích Tăng Triệu
Đại Sư Thiện Đạo Đời Đường
Đại Sư Thiên Thai Trí Giả
Đại Sư Thượng Sư Tsong Kha Pa
Đại Sư Tĩnh Am
Đại Sư Tông Bổn
Đại Sư Tri Lễ
Đại Sư Triệt Ngộ
Đại Sư Trung Phong Minh Bổn
Đại Sư Tsong Kha Pa
Đại Sư Ưu Đàm
Đại Sư Vi Lâm Đạo Bái
Đại Sư Viên Hư
Đại Sư Vĩnh Minh Diên Thọ
Đời Dao Tần, Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập
Đời Đường Sa Môn Văn Thẩm Thiếu Khương
Đời Lưu Tống Cương Lương Gia Xá
Hòa Thượng DaLai Lama
Hòa Thượng Thích Bảo Lạc
Hòa Thượng Thích Bích Liên
Hòa Thượng Thích Chân Thường
Hòa Thượng Thích Đồng Bổn
Hòa Thượng Thích Đổng Minh
Hòa Thượng Thích Đức Nhuận
Hòa Thượng Thích Đức Niệm
Hòa Thượng Thích Đức Thắng
Hòa Thượng Thích Giác Khang
Hòa Thượng Thích Giác Qủa
Hòa Thượng Thích Giác Quang
Hòa Thượng Thích Hân Hiền
Hòa Thượng Thích Hoằng Tri
Hòa Thượng Thích Hoằng Trí
Hòa Thượng Thích Hồng Đạo
Hòa Thượng Thích Hồng Nhơn
Hòa Thượng Thích Huệ Hưng
Hòa Thượng Thích Huyền Dung
Hòa Thượng Thích Huyền Tôn
Hòa Thượng Thích Huyền Vi
Hòa Thượng Thích Khánh Anh
Hòa Thượng Thích Khế Chơn
Hòa Thượng Thích Mãn Giác
Hòa Thượng Thích Minh Cảnh
Hòa Thượng Thích Minh Châu
Hòa Thượng Thích Minh Lễ
Hòa Thượng Thích Minh Thành
Hòa Thượng Thích Nhất Chân
Hòa Thượng Thích Như Điển
Hòa Thượng Thích Pháp Chánh
Hòa Thượng Thích Phước Nhơn
Hòa Thượng Thích Phước Sơn
Hòa Thượng Thích Quảng Độ
Hòa Thượng Thích Quang Phú
Hòa Thượng Thích Tâm Châu
Hòa Thượng Thích Tâm Quang
Hòa Thượng Thích Thái Hòa
Hòa Thượng Thích Thánh Nghiêm
Hòa Thượng Thích Thanh Từ
Hòa Thượng Thích Thiên Ân
Hòa Thượng Thích Thiện Châu
Hòa Thượng Thích Thiện Hoa
Hòa Thượng Thích Thiện Huệ
Hòa Thượng Thích Thiện Phụng
Hòa Thượng Thích Thiện Siêu
Hòa Thượng Thích Thiền Tâm
Hòa Thượng Thích Thông Bửu
Hòa Thượng Thích Tịnh Không
Hòa Thượng Thích Tịnh Nghiêm
Hòa Thượng Thích Tịnh Từ
Hòa Thượng Thích Toàn Châu
Hòa Thượng Thích Trí Chơn
Hòa Thượng Thích Trí Hoằng
Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm
Hòa Thượng Thích Trí Quảng
Hòa Thượng Thích Trí Thủ
Hòa Thượng Thích Trung Quán
Hòa Thượng Thích Từ Quang
Hòa Thượng Thích Tuệ Đăng
Hòa Thượng Thích Tuệ Đặng
Hòa Thượng Thích Tuệ Nhuận
Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ
Hòa Thượng Thích Tuyên Hóa
Hòa Thượng Thích Viên Giác
Hòa Thượng Thích Viên Huy
Hòa Thượng Thích Viên Lý
Tam Tạng Pháp Sư Bát Nhã
Tam Tạng Pháp Sư Đàm Vô Sấm
Tam Tạng Pháp Sư Đề Vân Bát Nhã
Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang
Thượng Nhân Pháp Nhiên
Thượng Tọa Thích Chân Tính
Thượng Tọa Thích Chánh Lạc
Thượng Tọa Thích Đồng Ngộ
Thượng Tọa Thích Đức Trí
Thượng Tọa Thích Giải Hiền
Thượng Tọa Thích Hằng Đạt
Thượng Tọa Thích Hạnh Bình
Thượng Tọa Thích Huyền Châu
Thượng Tọa Thích Mật Thể
Thượng Tọa Thích Minh Tuệ
Thượng Tọa Thích Nguyên Bình
Thượng Tọa Thích Nguyên Chơn
Thượng Tọa Thích Nguyên Hùng
Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng
Thượng Tọa Thích Nhuận Châu
Thượng Tọa Thích Phổ Huân
Thượng Tọa Thích Phước Hòa
Thượng Tọa Thích Phước Thái
Thượng Tọa Thích Quảng Ánh
Thượng Tọa Thích Tiến Đạt
Thượng Tọa Thích Trí Đức
Thượng Tọa Thích Trí Siêu
Thượng Tọa Thích Trường Lạc
Thượng Tọa Thích Vĩnh Hóa
Tiến Sĩ Lê Sơn Phương Ngọc
Tiến Sĩ Sinh Học Matthieu Ricard
Tiến Sĩ Vật Lý Trịnh Xuân Thuận
Tỳ Kheo Thích Đăng Quang
Tỳ Kheo Thích Đồng Thọ
Tỳ Kheo Thích Đồng Tịnh
Tỳ Kheo Thích Duy Lực
Tỳ Kheo Thích Giác Nghiên
Tỳ Kheo Thích Giới Bổn
Tỳ Kheo Thích Giới Đức
Tỳ Kheo Thích Giới Nghiêm
Tỳ Kheo Thích Hoằng Đạo
Tỳ Kheo Thích Hoằng Thường
Tỳ Kheo Thích Huệ Chiểu Chùa Đại Vân Ở Chuy Châu
Tỳ Kheo Thích Minh Điền
Tỳ Kheo Thích Minh Định
Tỳ Kheo Thích Minh Trí
Tỳ Kheo Thích Nguyên Chứng
Tỳ Kheo Thích Tâm Hạnh
Tỳ Kheo Thích Thanh Giác
Tỳ Kheo Thích Thiện Hạnh
Tỳ Kheo Thích Thiện Trang
Tỳ Kheo Thích Thông Huệ
Tỳ Kheo Thích Viên Ngộ
Tỳ Kheo Visuđhacara



Muốn được vãng sanh về cõi Tịnh độ Tây phương, hành giả phải chuẩn bị ba yếu tố: Tín, Hạnh, Nguyện, nếu thiếu một món nào cũng không thể tu hành có kết quả. Hành giả phải suốt đời chuyên tâm niệm Phật với một lòng thành kính, tin tưởng và nhất quyết cầu khi lâm chung được vãng sanh cõi Tịnh độ. Niệm cho đến “nhất tâm bất loạn” thì chắc chắn sẽ được mãn nguyện.