Tác Giả

Hòa Thượng Thích Tuyên Hóa

1. Ái Dục Là Gốc Của Sinh Tử
2. Ba Món Tư Lương Tín Nguyện Hạnh
3. Bảy Bồ Đề Giác Tri
4. Bảy Bồ Đề Giác Tri Thất Bồ Đề Phần
5. Bình Thường Niệm Phật Được Duyên Lành
6. Bồ Tát Đại Thế Chi Niệm Phật Viên Thông
7. Bốn Điều Ngài A Nan Hỏi Phật
8. Bốn Điều Ngài A Nan Hỏi Phật
9. Bốn Phương Pháp Niệm Phật
10. Bớt Nói Một Vài Lời Niệm Thêm Nhiều Tiếng Phật
11. Chân Thật Niệm Phật
12. Chân Thật Niệm Phật
13. Chân Thật Tu Hành Chớ Buông Lung
14. Chúng Sanh Vô Biên Thệ Nguyện Độ
15. Con Người Có Cần Trọng Đạo Hiếu Hay Chăng...?
16. Đại Thế Chí Bồ Tát Niệm Phật Viên Thông
17. Đại Thế Chí Bồ Tát Niệm Phật Viên Thông Chương
18. Đạo Tràng Tốt Khó Tìm
19. Di Dân Đến Thế Giới Cực Lạc
20. Đời Người Như Giấc Mộng Hãy Thức Tỉnh
21. Đừng Chờ Đến Lúc Khát Mới Đào Giếng
22. Đừng Chờ Tới Già Mới Học Đạo
23. Đừng Chờ Tới Lúc Già Mới Học Đạo
24. Dùng Sáu Căn Niệm Quán Âm
25. Giải Thích Đề Mục Kinh Địa Tạng Bổn Nguyện
26. Giảng Giải Tựa Đề Kinh Dược Sư Như Lai Bổn Nguyện Công Đức
27. Hoa Khai Kiến Phật Ngộ Vô Sanh
28. Học Phật Cần Có Chân Tâm
29. Học Phật Cần Phải Tu Giới Định Huệ
30. Học Phật Pháp Chúng Ta Cần Nên Có Trạch Pháp Nhãn
31. Học Phật Thì Đừng Tham Danh Lợi
32. Khai Thị Phật Thất A Di Đà
33. Khai Thị Về Bệnh Viêm Phổi Một Ðại Họa Cho Nhân Loại
34. Lục Đại Tông Chỉ Tức Là Ngũ Giới
35. Lục Đại Tông Chỉ Tức Là Ngũ Giới
36. Mạng Người Vô Thường Trong Hơi Thở
37. Mộng Huyễn Bọt Ảnh
38. Mười pháp giới không lìa một tâm niệm
39. Người Niệm Phật Chính Là Phật
40. Nguyện
41. Nhất Niệm Vô Minh Tức Đọa Luân Hồi
42. Niệm Danh Hiệu Bồ Tát Có Thể Minh Tâm Kiến Tánh
43. Niệm Phật Có Bốn Phương Pháp
44. Niệm Phật Có Thể Khiến Cho Thế Giới Hoà Bình
45. Niệm Phật Giống Như Điện Thoại
46. Niệm Phật Giống Như Gọi Điện Thoại
47. Niệm Phật Năng Niệm Vô Gián Đoạn
48. Niệm Phật Tam Muội
49. Niệm Quán Âm Khi Khẩn Cấp
50. Niệm Quán Thế Âm Bồ Tát Với Đủ Sáu Căn
51. Niệm Quán Thế Âm Bồ Tát Với Đủ Sáu Căn
52. Nói Chuyện Ðầu Năm
53. Phải Cẩn Thận Khi Giảng Kinh Thuyết Pháp
54. Phải Lạy Phật Trong Nội Tâm
55. Phật A Di Đà Là Đại Pháp Vương
56. Phật Pháp Không Rời Tâm Của Mỗi Người
57. Quán Thế Âm Bồ Tát Là Huynh Đệ Của Chúng Ta
58. Quán Thế Âm Bồ Tát Là Huynh Ðệ Của Chúng Ta
59. Sáu Nẻo Luân Hồi
60. Sự Tai Hại Nhất Trên Đời Là Ái Tình Sâu Đậm
61. Tâm Thành Ắt Linh
62. Tham Sân Si Làm Chướng Ngại Đường Tu
63. Tham Sân Si Làm Chướng Ngại Ðường Tu
64. Thế Giới Cực Lạc Là Thành Tựu Cho Chính Mình
65. Tiền Có Khả Năng Thần Thông Chớ Lầm Nhân Quả
66. Tín Nguyện Hạnh Là Ba Thứ Tư Lương Của Người Tu Theo Pháp Môn Tịnh Độ
67. Tình Ái Và Dục Vọng Là Tảng Đá Buộc Chân Người Tu Đạo
68. Trì Giới Tu Định Sanh Trí Huệ
69. Tu Đức Tạo Nghiệp
70. Tứ Hoằng Thệ Nguyện
71. Vì Sao Cần Phải Niệm Phật...?

Phật Học Vấn Đáp Liên Quan Tới Tác Giả
1. Nên tu pháp môn nào để phát khởi tâm tín ngưỡng phật pháp? | Xem: 514
2. Dùng chú như thế nào để đối phó với si mị võng lượng? | Xem: 212
3. Vì sao lúc trì Chú Đại Bi hoặc Chú Lăng Nghiêm, con thường cảm thấy bị nhức đầu? | Xem: 222
4. Vì sao một số những học giả học Phật lại nói Kinh Lăng Nghiêm là giả? | Xem: 177
5. Nếu trì Chú Lăng Nghiêm để trị bệnh, chẳng phải là không được từ bi sao? | Xem: 216
6. Làm thế nào để phân biệt tà chánh của đạo lộ, bàng môn tả đạo và yêu ma quỷ quái? | Xem: 187
7. Người bị ma nhập, nếu có thể niệm Chú Lăng Nghiêm, thì ma có chịu bỏ đi hay không? | Xem: 289
8. Thế nào là xá lợi? | Xem: 392
9. Thuốc thì giết vi trùng; như vậy có phải là phạm giới không sát sanh chăng? | Xem: 493
10. Niệm chú ðại bi thì hết bệnh sao? | Xem: 1005
11. Làm thế nào mới tiêu trừ được nghiệp chướng? | Xem: 535
12. Cha ăn mặn con khát nước có đúng không? | Xem: 523
13. Quả vị la-hán và bồ-tát khác nhau ra sao? | Xem: 580
14. Có phải phật giáo là tiêu cực? | Xem: 407
15. Thế nào là tam-muội ? | Xem: 476
16. Sắc tức thị không, không tức thị sắc là gì? | Xem: 499
17. Nếu vợ chồng ly dị, phải chăng con cái chẳng thể nên người, thành tài được? | Xem: 339
18. Theo đạo phật thì có nên đốt tiền giấy, vàng mã hay không? | Xem: 483
19. Con người không tham thì xã hội làm sao tiến bộ? | Xem: 461
20. Con cái bất hiếu, đánh chửi cha mẹ, chúng tôi phải làm sao? | Xem: 459
21. Hậu qủa phá thai, ly dị như thế nào? | Xem: 347
22. Anh-linh, cô-hồn có thể nhận cúng dường sao? | Xem: 395
23. Có pháp môn gì, để khuyên giải những kẻ chuyên lấy việc giết gà giết vịt làm kế sinh nhai? | Xem: 398
24. Dùng cách gì để khống chế, khắc phục lòng dâm dục, sợ hãi và hoài nghi? | Xem: 346
25. Sáu căn thanh tịnh là nghĩa gì? | Xem: 520
26. Bản thân ta tức là phật," thì tại sao chúng tôi phải thường xuyên lạy phật? | Xem: 356
27. Ngũ dục của cõi ta bà là gì? | Xem: 453
28. Nên phát nguyện như thế nào để vãng sanh tây phương? | Xem: 381
29. Thừa là gì? ðại thừa và tiểu thừa khác nhau ra sao? | Xem: 1050
30. Làm thế nào để phân biệt được người nào đúng là bậc minh-sư chân chánh? | Xem: 433
31. Phải chăng chư phật và chư bồ-tát có thể gánh nghiệp giùm chúng sanh? | Xem: 448
32. Vì Sao Cần Phải Niệm Phật? | Xem: 205
33. Động vật chết rồi có đầu thai chăng? | Xem: 826
34. Ở đời thật có quỷ sao? người sợ quỷ, hay quỷ phải sợ người? | Xem: 503
35. Thật sự có vận mạng không? con người có năng lực thao túng, sửa đổi số mạng chăng? | Xem: 563
36. Trong nhà có tượng phật mà chưa được khai quang thì có thể lễ lạy chăng? | Xem: 473

Pháp Âm Liên Quan Tới Tác Giả
1. Kinh A Di Đà Lược GiảiXem: 914
2. Kinh Kim Cang Lược GiảngXem: 964
3. Re Use For Other MediaXem: 557
4. Niệm Phật Viên ThôngXem: 987
5. Kinh Tứ Thập Nhị ChươngXem: 442
6. Kinh Pháp Bảo ĐànXem: 958
7. Kinh Địa Tạng Lược GiảngXem: 808
8. Đại Bi Chú GiảngXem: 890
9. Kinh Phổ Môn Lược GiảngXem: 955
10. Gậy Kim Cang Hét Tập 1Xem: 450
11. Gậy Kim Cang Hét Tập 2Xem: 456
12. Khai Thị 5Xem: 317
13. Khai Thị 6Xem: 387
14. Ngữ LụcXem: 465
15. Khai Thị 1Xem: 258
16. Khai Thị 4Xem: 234
17. Quán Thế Âm Bồ Tát Phổ Môn Phẩm Lược GiảngXem: 217
18. Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai Bổn Nguyện Công Đức Kinh Thiển ThíchXem: 223
19. Luận Đại Thừa Trăm Pháp Minh MônXem: 248
20. Khai ThịXem: 233

Sơ Lược Tiểu Sử Hoà Thượng Tuyên Hóa

Hoà thượng vốn họ Bạch, tên tục là Ngọc-Thư, Pháp danh là An-Từ, tự Ðộ Luân, và Tuyên Hóa là Pháp hiệu do Lão Hòa Thượng Hư Vân đặc biệt tặng cho khi Ngài thọ lãnh sứ mạng làm người kế thừa truyền Pháp đời thứ chín của Thiền Tông Quy-Ngưỡng. Ngài sinh ngày 16 tháng 3 năm Mậu Ngọ (1918), tại tỉnh Kiết Lâm, huyện Song-Thành, tỉnh Tùng-Giang, Ðông Bắc Trung Hoa (tức Mãn Châu). Thân phụ Ngài tên Phú Hải, chuyên nghề nông; thân mẫu thuộc dòng dõi họ Hồ, sinh được tám người con, năm trai ba gái, và Ngài là út.

Thân mẫu Ngài thọ chay trường, niệm Phật chẳng hề gián đoạn. Một đêm nọ bà mộng thấy Ðức Phật A-Di-Ðà hiện thân, phóng hào quang chiếu sáng khắp thế giới, chấn động thiên địa. Giật mình tỉnh giấc, bà ngửi thấy mùi hương kỳ diệu khắp phòng, rồi sau đó hạ sanh Ngài. Ngài vừa ra đời liền khóc suốt ba ngày đêm, chính là vì đau xót cho nỗi khổ của thế giới Ta Bà này vậy.

Năm Ngài mười một tuổi, một hôm cùng chúng bạn dạo chơi, Ngài chợt trông thấy một em bé miệng ngậm, mắt nhắm, nằm bó trong đám rơm. Ngài gọi mà đứa bé chẳng đáp, rờ thì chẳng có hơi thở. Ngài lấy làm khó hiểu vô cùng nên hỏi lũ bạn. Có kẻ hiểu biết nên liền nói : “Ðứa bé đã chết rồi!” Song Ngài vẫn vô cùng ngạc nhiên, không hiểu thế nào là chết. Về nhà, Ngài thưa hỏi thân mẫu, bà dạy : “Phàm làm người, ai cũng phải chết. Có kẻ chết già, có kẻ chết vì bệnh, cũng có kẻ chết vì tai nạn. Bất luận là giầu sang hay nghèo hèn, ai ai rốt cuộc cũng phải chết cả !” Ngài lại thưa : “Như vậy, có cách gì thoát sự chết chăng ?” Bấy giờ trong nhà có vị khách xưa kia từng tu Ðạo, đỡ lời đáp rằng : “Chỉ có cách tu Ðạo, hiểu rõ tự tâm, thấu suốt bổn tánh, thì mới có thể chấm dứt sanh tử, thoát vòng luân hồi, thành tựu Chánh Giác, chứng được Vô Sanh.”

Tuy lúc đó Ngài còn nhỏ tuổi, song đối với lời vị khách nói, Ngài tỉnh ngộ sâu xa, nên quyết chí xuất gia tu Ðạo. Khi Ngài mang chuyện xuất gia thưa với thân mẫu, bà dạy : “Xuất gia là điều tốt lắm, song không phải là chuyện dễ làm. Cần có thiện căn, có đại nguyện lực, phát đại Bồ Ðề tâm, thì mới có thể thành tựu Vô Thượng Ðạo. Nay con có lòng vậy, ta hết sức đồng ý! Song, nay ta đã già, mà các anh chị con đều đã tự lập; vậy con nên ở lại để phụng dưỡng cha mẹ; khi ta mất rồi, con xuất gia tu hành cũng chưa muộn.”

Ngài vâng lời cha me. Sau đó, hằng ngày thường theo thân mẫu lạy Phật. Lạy Phật xong, Ngài lạy cha me. Rồi vì nhận thấy thế giới này còn lớn hơn cả cha mẹ, nên Ngài hướng về trời, đất, vua, sư trưởng mà lạy. Ngài lại nghĩ đến những người tốt trên thế giới mà lạy, thầm tạ ơn họ về các việc thiện họ đã làm. Nhận thấy những người ác thật đáng thương, Ngài lại vì họ mà lạy, mong sao nghiệp chướng của họ được giảm bớt và sớm biết hối cải. Mỗi ngày Ngài lại nghĩ thêm những người khác để lạy; nên về sau, bất kể thời tiết, mỗi ngày Ngài đều đặn lạy 837 lạy vào buổi sáng và 837 lạy vào buổi tối.

Ngày lại ngày, Ngài cung kính phụng dưỡng song thân như đối vớiÐức Phật vậỵ Chẳng bao lâu tiếng hiếu thảo đồn khắp bốn phương, và mọi người đều gọi Ngài là Bạch Hiếu Tử (người con chí hiếu họ Bạch).

Năm Ngài mười chín tuổi thì gặp phải tang thân mẫu. Sau khi chu toàn việc mai táng, Ngài đến Chùa Tam Duyên lạy Lão Hòa Thượng Thường Trí làm Thầy, và xuống tóc xuất gia. Sau đó, Ngài về lại mộ phần thân mẫu thủ hiếu trong ba năm. Suốt thời gian ấy, Ngài sống trong một túp lều tranh nhỏ, ngày ngày tọa Thiền, đọc tụng kinh điển Ðại Thừa và niệm danh hiệu Phật A-Di-Ðà . Rất nhiều lần Ngài ngồi Thiền rồi nhập Ðịnh, liên tiếp trong nhiều tuần lễ chẳng rời thiền sàng. Một đêm nọ, dân trong thôn gần đó hốt hoảng thấy túp lều tranh của Ngài hừng hực lửa đỏ. Ánh lửa hồng phừng thẳng lên giữa không trung và túp lều tranh thì sáng rực như ban ngày. Song, khi tới nơi mọi người thấy túp lều tranh vẫn bình lặng, và Ngài thì an nhiên, tĩnh mặc trong Thiền Ðịnh!

Có lần Ngài đang tọa Thiền thì chợt có vị khách đến viếng. Vị khách ấy, ngạc nhiên thay, chính là Lục Tổ Huệ Năng! Ðức Tổ Sư dạy Ngài rằng trong tương lai Ngài sẽ đến Mỹ Quốc để độ sinh, rằng ở Tây Phương Ngài sẽ gặp nhiều kẻ hữu duyên có thể hoằng dương Phật Pháp, và sẽ độ vô lượng vô biên chúng sanh. Mãi đến lúc Ðức Tổ Sư từ biệt quay đi rồi, Ngài mới choàng tỉnh, sực nhớ rằng Ðức Huệ Năng vốn là người đời Ðường, khoảng 1,200 năm về trước!

Năm 1946, sau khi Thế Chiến Thứ Hai kết thúc, tình trạng giao thông trong nước đã bắt đầu dễ dàng trở lại. Ngài bèn tìm xuống phía Nam để đến Chùa Nam Hoa ở Tào Khê, tỉnh Quảng Ðông, đảnh lễ Lão Hòa Thượng Hư Vân, và đến núi Phổ Ðà để thọ Cụ Túc Giới. Cuối cùng, trải hơn 3,000 dặm, Ngài đã được bái kiến Lão Hòa Thượng Hư Vân, bậc Ðại Thiện Tri Thức mà Ngài bấy lâu ngưỡng mộ.

Vừa nhìn thấy Ngài, Lão Hòa Thượng, lúc ấy đã 109 tuổi, liền nhận ra ngay sự chứng ngộ của Ngài. Khi đó, lão Hòa Thượng nói : “Như thị, như thị!” và Ngài cũng đáp lại “Như thị, như thị !” Biết Ngài là bậc ‘pháp khí’, Lão Hòa Thượng Hư Vân ấn chứng sở đắc của Ngài, và Ngài chính thức trở thành vị tổ thứ chín của Thiền Tông Quy Ngưỡng. Sau đó, Lão Hòa Thượng dạy Ngài ở lại đảm nhận chức Viện Trưởng Viện Giới Luật Chùa Nam Hoa.

Năm 1949, Ngài từ giã Chùa Nam Hoa, lên đường sang Hương Cảng, và sống trong một sơn động biệt lập. Chẳng bao lâu, có vô số tăng lữ từ Trung Hoa Ðại Lục qua Hương Cảng tị nạn và cần sự giúp đỡ của Ngài. Ứng với nhân duyên, Ngài rời sơn động, sáng lập Phật Giáo Giảng Ðường, Chùa Tây Lạc Viên và Từ Hưng Thiền Tự, cùng trợ giúp xây dựng và trùng tu nhiều đạo tràng khác. Trong suốt mười hai năm ở Hương Cảng, Ngài là tấm gương sáng khổ hạnh, tinh tấn tu Ðạo, vì Pháp quên mình. Ngài đã ảnh hưởng vô số thiện nam tín nữ, khiến họ phát tâm Bồ Ðề, quy y Tam Bảo, ủng hộ Phật Pháp.

Hòa Thượng Tuyên Hóa vốn nuôi chí nguyện đem Chánh Pháp truyền bá đến khắp nơi trên toàn thế giới, nên năm 1961, Ngài sang Úc Châu hoằng Pháp; và năm sau, 1962, Ngài đến San Francisco, Mỹ Quốc. Tại đây, nơi một nhà kho nhỏ, Ngài kiên trì tu hành trong im lặng, chờ đợi cơ duyên hoằng dương Ðạo Pháp chín muồi. Lúc ấy, Ngài tự gọi mình là Mộ Trung Tăng (nhà sư trong phần mộ), và Hoạt Tử Nhân (người đã chết nhưng còn sống).

Năm 1968, biết cơ duyên đã đến, Ngài nói :”Một đóa hoa sẽ nở ra năm cánh.” Mùa hè năm ấy, Ngài chủ trì Pháp hội giảng Kinh Lăng Nghiêm trong 96 ngày. Khi Pháp hội kết thúc, quả nhiên có năm người Mỹ xin xuất gia với Ngài. Từ đó, Ngài chủ trì nhiều Pháp hội khác giảng giải Tâm Kinh, Kinh Ðịa Tạng, Kinh Pháp Hoa, Kinh Pháp Bảo Ðàn, v. v.. Năm 1971, Ngài giảng bộ Kinh tối cao của Ðại Thừa, Kinh Hoa Nghiêm.

Song song với việc giảng Kinh thuyết Pháp, Ngài còn làm vô số công đức độ sinh khác. Năm 1976, Ngài thành lập Vạn Phật Thánh Thành, nền tảng căn cứ địa để hoằng dương Phật Pháp tại Mỹ Quốc. Tại Thánh Thành, Ngài xây dựng chế độ tùng lâm, đào tạo Tăng Ni học chúng, tạo nhân duyên thù thắng cho sự chân chính tu hành. Ngài chủ trương rằng tất cả Phật tử cần phải đoàn kết lại và nên dung hợp Nam ,Bắc Tông. Vì thế, nhiều dịp truyền thọ Tam Ðàn Ðại Giới tổ chức tại Vạn Phật Thánh Thành là do chư cao tăng Ðại Thừa và Tiểu Thừa hợp lực chủ trì.

Năm 1980, Ngài thành lập Trung Tâm Cứu Tế Nạn Dân, một tổ chức cứu trợ xã hội bất vụ lợi được chính phủ Hoa Kỳ ủy quyền để cứu tế, cung cấp các lớp huấn nghệ và Anh Ngữ, đồng thời giúp tái định cư người tỵ nạn từ Việt Nam, Lào, Cambodia. Trung tâm này đóng cửa vào năm 1986 theo quyết định của chính phủ.

Với tinh thần “Vì Pháp quên mình,” Hòa Thượng không quản khó nhọc, thường xuyên đến các đạo tràng trong và ngoài nước để hoằng dương Phật Pháp. Ngài được mọi giới kính ngưỡng vì nếp sống khổ hạnh và nghiêm trì Giới Luật của Ngài. Trong thời Mạt Pháp mà nhiều người không tôn trọng Giới Luật này, Ngài đã nêu gương sáng và khuyến khích nếp sống khổ hạnh bằng cách chỉ ăn mỗi ngày một bữa vào giờ ngọ và ban đêm thì ngủ ngồi chứ không nằm.

Bình sanh, Ngài sống nhẫn nhục, khoan dung, nhịn ăn nhiều lần để hồi hướng công đức cho chúng sanh. Cuc khủng hoảng hỏa tiển ở nước Cuba vào năm 1962 đã xảy ra không bao lâu sau khi Ngài đến Hoa Kỳ. Ngài đã tuyệt thực năm tuần để hồi hướng cho nền hòa bình thế giới. Vào dịp Ngài du hành Ðài Loan năm 1989, Ngài đã nhịn ăn ba tuần lễ để hồi hướng cho dân chúng Ðài Loan. Sau đó, Ngài lại đi hoằng Pháp tại nhiều nước Châu Âu.

Mặc dầu tuổi Ngài đã cao nhưng Ngài vẫn không muốn nghỉ ngơi tịnh dưỡng. Suốt ba mươi năm liên tục, Ngài đã đăng đàn thuyết Pháp và giảng luận kinh điển Phật Giáo, giương cao ngọn đèn rực rỡ của trí huệ để soi đường cho chúng sanh đang chìm đắm trong đêm tối của thời đại Mạt Pháp này. Chính trong lúc Ngài đang bệnh để gánh chịu khổ nạn cho chúng sanh, Ngài vẫn kiên trì tiếp tục đại nguyện diễn dịch kinh điển Phật Giáo.

Ngày 7 tháng 6 năm 1995, Hòa Thượng Tuyên Hóa thị hiện viên tịch tại Los Angeles, Mỹ Quốc; trao lại cho các đệ tử ba trách nhiệm quan yếu : (1) tiếp tục hoằng dương Phật Pháp, (2) phiên dịch kinh điển Phật Giáo, và (3) hoàn mãn sự nghiệp giáo dục. Vâng theo di huấn của Ngài, tứ chúng đệ tử tại các đạo tràng thuc Tổng Hội Phật Giáo Pháp Giới đều chuyên tâm trì tụng Kinh Hoa Nghiêm và niệm Phật suốt 49 ngày kể từ hôm Ngài viên tịch. Ngày 12 tháng 6, 1995, Lễ Nhập Quan được cử hành tại Long Beach Thánh Tự; và đến ngày 16 tháng 6, Kim quan của Ngài được cung thỉnh về Vạn Phật Thành. Tại đây Ðại Lễ Truy Ân được tổ chức từ ngày 26 đến ngày 28 tháng 7, tro cốt của Ngài được rải trên địa phận của Vạn Phật Thánh Thành đúng như lời di giáo của Ngài:

“Khi tôi đến, tôi không có gì cả; khi tôi đi, tôi vẫn không có gì cả. Tôi không muốn để
lại dấu vết gì trên thế gian. Tôi từ hư không đến. Tôi sẽ trở về hư không!”

Dù cho Ngài không muốn để lại một dấu vết nào trên thế gian này, nhưng công đức hoằng Pháp tại Tây Phương, phiên dịch kinh điển, thiết lập đạo tràng và học đường của Ngài lúc còn tại thế đã gieo hạt giống Bồ Ðề và đã gây được ảnh hưởng sâu rộng đến các từng lớp dân chúng Tây Phương. Những dấu ấn đó của Ngài sẽ không bao giờ phai mờ với thời gian !

Ngày 23 tháng 6 năm 1996, đúng một năm sau ngày Hòa Thượng Tuyên Hóa nhập Niết Bàn, Tổng Hội Phật Giáo Pháp Giới long trọng tổ chức Lễ Cung Thỉnh Xá Lợi Hòa Thượng về các Ðạo Tràng. Hòa Thượng Tuyên Hóa đã vĩnh viễn ra đi, nhưng trong tâm trí mọi người vẫn âm vang lời di huấn của Ngài : “Hãy quét sạch tất cả các Pháp, ly khai tất cả các tướng !”

18 Đại Nguyện Của Hoà Thượng Tuyên Hoá

Năm Hòa Thượng Tuyên Hóa mười chín tuổi thì thân mẫu Ngài tạ thế. Sau khi lo liệu chu toàn việc mai táng. Ngài tới Chùa Tam Duyên ở Hợp Nhĩ Tân lạy Hòa Thượng Thường Trí làm Thầy, chính thức xuất gia. Ít lâu sau, Ngài tới trước mộ phần của thân mẫu để thủ hiếu. Năm đó, nhân ngày vía Ðức Quán Thế Âm Bồ Tát, 19 tháng 6 âm lịch, Ngài đối trước Chư Phật và Chư Bồ Tát mười phương phát Mười Tám Ðại Nguyện :

“Kính lạy mười phương Chư Phật, cùng Tam Tạng Pháp,Với Chư Hiền Thánh Tăng trong đời quá khứ và hiện tại,

Nguyện rũ lòng chứng giám :

Ðệ tử là Ðộ Luân, Thích An Từ,
Con nay phát tâm,
Chẳng vì cầu phước báu của hàng Trời, Người, cùng Thanh Văn, Duyên Giác,
Hay của hàng Bồ Tát Quyền Thừa, Mà phát Bồ Ðề Tâm.
Nguyện cùng tất cả chúng sanh trong Pháp Giới,
Ðồng thời chứng đắc,
A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề

1. Nguyện rằng nếu có một vị thuộc hàng Bồ Tát ở mười phương ba đời, trong
trong tận cùng hư không, biến khắp Pháp Giới, mà chưa thành Phật, thì con thề không giữ ngôi Chánh Giác.

2. Nguyện rằng nếu có một vị thuộc hàng Duyên Giác ở mười phương ba đời, trong tận cùng hư không, biến khắp Pháp Giới, mà chưa thành Phật, thì con thề không giữ ngôi Chánh Giác.

3. Nguyện rằng nếu có một vị thuộc hàng Thanh Văn ở mười phương ba đời, trong tận cùng hư không, biến khắp Pháp Giới, mà chưa thành Phật, thì con thề không giữ ngôi Chánh Giác.

4. Nguyện rằng nếu có một vị thuộc hàng Trời, Người ở trong Tam Giới, mà chưa thành Phật, thì con thề không giữ ngôi Chánh Giác.

5. Nguyện rằng nếu còn một Người ở trong mười phương thế giới chưa thành Phật, thì con thề không giữ ngôi Chánh Giác.

6. Nguyện rằng nếu có một vị Trời, Người hay A-tu-la, mà chưa thành Phật, thì con thề không giữ ngôi Chánh Giác.

7. Nguyện rằng trong thế giới loài Súc sanh mà còn một kẻ chưa thành Phật, con thề không giữ ngôi Chánh Giác.

8. Nguyện rằng trong thế giới loài Ngạ quỷ mà còn một kẻ chưa thành Phật, con thề không giữ ngôi Chánh Giác.

9. Nguyện rằng nếu trong thế giới loài Ðịa ngục, mà còn một kẻ chưa thành Phật hoặc địa ngục chưa trống không, thì con thề không giữ ngôi Chánh Giác.

10. Nguyện rằng trong Tam Giới, nếu còn một ai đã từng quy y với con-dù là Trời, Người, A-tu-la, các loài bay, lặn, động vật, thực vật, linh giới, rồng, súc sinh, quỷ, hoặc thần mà chưa thành Phật, con thề không giữ ngôi Chánh Giác.

11. Nguyện hồi hướng, bố thí khắp nơi mọi phước lạc mà con đáng được hưởng, cho tất cả chúng sinh trong Pháp Giới.

12. Nguyện rằng một mình con sẽ nhận chịu hết tất cả khổ nạn của chúng sinh trong toàn Pháp Giới.

13. Nguyện rằng con sẽ phân linh thành vô số để phổ nhập vào tâm của những chúng sinh nào không tin Phật Pháp, làm cho họ bỏ ác hướng thiện, sám hối tội lỗi, biết tự sửa mình, quy y Tam Bảo, rồi cuối cùng đều được thành Phật.

14. Nguyện rằng chúng sanh nào thấy mặt con, hoặc chỉ nghe tên con, đều phát tâm Bồ-đề, chóng đắc thành Phật Ðạo.

15. Nguyện rằng luôn tôn kính điều Phật dạy và thực hành mỗi ngày ăn một bữa vào lúc giữa trưa.

16. Nguyện giác ngộ loài hữu tình, nhiếp thọ rộng khắp các loài căn cơ.

17. Nguyện trong đời này con sẽ đắc Ngũ nhãn, Lục thông, phi hành tự tại.

18. Nguyện rằng tất cả nguyện trên đều được thành tựu viên mãn.

Và cuối cùng :

Chúng sinh vô biên thệ nguyện độ.
Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn.
Pháp môn vô lượng thệ nguyện học.
Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành.”

Cố Giáo Sư Minh Chi
Cố Giáo Sư Trương Đình Nguyên
Cư Sĩ Bành Tế Thanh
Cư Sĩ Bích Ngọc
Cư Sĩ Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa
Cư Sĩ Cao Hữu Đính
Cư Sĩ Chân Hiền Tâm
Cư Sĩ Chánh Trí Mai Thọ Truyền
Cư Sĩ Đạo Quang
Cư Sĩ Diệu Âm
Cư Sĩ Diệu Hà
Cư Sĩ Định Huệ
Cư Sĩ Đoàn Trung Còn
Cư Sĩ Đức Hạnh Lê Bảo Kỳ
Cư Sĩ Dương Đình Hỷ
Cư Sĩ Đường Tương Thanh
Cư Sĩ Giang Đô Trịnh Vĩ Am
Cư Sĩ Giang Vị Nông
Cư Sĩ Hạnh Cơ
Cư Sĩ Hồ U Trinh Ở Núi Tứ Minh
Cư Sĩ Hoàng Phước Đại
Cư Sĩ Hồng Như
Cư Sĩ Hồng Dương Nguyễn Văn Hai
Cư Sĩ Huệ Thiện
Cư Sĩ Khánh Vân
Cư Sĩ Lâm Cự Tinh
Cư Sĩ Lê Huy Trứ MSEE
Cư Sĩ Lê Sỹ Minh Tùng
Cư Sĩ Liêu Nguyên
Cư Sĩ Liêu Địch Liên
Cư Sĩ Lưu Minh Chánh
Cư Sĩ Lưu Thừa Phù Ghi Chép
Cư Sĩ Lý Viên Tịnh
Cư Sĩ Lý Nhất Quang
Cư Sĩ Mao Lăng Vân cung kính kết tập
Cư Sĩ Minh Chánh
Cư Sĩ Minh Trí và Mẫn Đạt
Cư Sĩ Ngô Đức Thọ
Cư Sĩ Nguyên Giác
Cư Sĩ Nguyên Hồng
Cư Sĩ Nguyễn Lang
Cư Sĩ Nguyên Phong
Cư Sĩ Nguyễn Đức Sâm , Ngô Đức Thọ
Cư Sĩ Nguyễn Đức Sinh
Cư Sĩ Nguyễn Hữu Kiệt
Cư Sĩ Nguyễn Minh Tiến
Cư Sĩ Nguyễn Xuân Chiến
Cư Sĩ Phạm Cổ Nông
Cư Sĩ Phúc Trung
Cư Sĩ Phương Luân
Cư Sĩ Quách Huệ Trân
Cư Sĩ Quảng Minh
Cư Sĩ Tâm Phước
Cư Sĩ Tâm Minh Lê Đình Thám
Cư Sĩ Thiên Nhơn
Cư Sĩ Thôi Chú Bình
Cư Sĩ Thuần Bạch
Cư Sĩ Tiểu Bình Thật
Cư Sĩ Tịnh Mặc
Cư Sĩ Tô Khắc Minh
Cư Sĩ Tôn A Tử
Cư Sĩ Uông Trí Biểu
Cư Sĩ Viên Đạt
Cư Sĩ Vọng Tây
Đại Lão Hòa Thượng Hư Vân
Đại Lão Hòa Thượng Thích Ấn Quang
Đại Lão Hòa Thượng Thích Diễn Bồi
Đại Lão Hòa Thượng Thích Hành Trụ
Đại Lão Hòa Thượng Thích Mộng Tham
Đại Lão Hòa Thượng Thích Phổ Tuệ
Đại Lão Hòa Thượng Thích Thắng Hoan
Đại Lão Hòa Thượng Thích Trí Quang
Đại Lão Hòa Thượng Thích Trí Tịnh
Đại Lão Hòa Thượng Tinh Vân
Đại Sư An Thế Cao
Đại Sư Bách Trượng Hoài Hải
Đại Sư Chí Công
Đại Sư Cổ Diêm Khuông Am Thanh Liên bật-sô Linh Thừa
Đại Sư Đạo Bái
Đại Sư Đạo Nguyên
Đại Sư Đạo Tuyên
Đại Sư Diệu Hiệp
Đại Sư Diệu Khẩu
Đại Sư Diệu Không
Đại Sư Diệu Liên
Đại Sư Đời Tống, Nguyên Chiếu
Đại Sư Gia Tường Cát Tạng
Đại Sư Hải Đông
Đại Sư Hám Sơn
Đại Sư Hàm Thị
Đại Sư Hoài Cảm
Đại Sư Hoằng Nhất
Đại Sư Hoằng Tán
Đại Sư Huệ Ngộ
Đại Sư Khuy Cơ
Đại Sư Liên Trì
Đại Sư Linh Phong Ngẫu Ích Trí Húc
Đại Sư Pháp Tạng Hiền Thủ
Đại Sư Phi Tích
Đại Sư Pomnyun Sunim Trí Quang
Đại Sư Quán Đảnh
Đại Sư Quảng Khâm
Đại Sư Tăng Triệu
Đại Sư Thái Hư
Đại Sư Thân Loan
Đại Sư Thang Hương Danh
Đại Sư Thanh Lương Trừng Quán
Đại Sư Thật Hiền
Đại Sư Thật Xoa Nan Đà
Đại Sư Thích Ấn Thuận
Đại Sư Thích Tăng Triệu
Đại Sư Thiên Thai Trí Giả
Đại Sư Thượng Sư Tsong Kha Pa
Đại Sư Tĩnh Am
Đại Sư Tông Bổn
Đại Sư Triệt Ngộ
Đại Sư Trung Phong Minh Bổn
Đại Sư Tsong Kha Pa
Đại Sư Ưu Đàm
Đại Sư Viên Hư
Đại Sư Vĩnh Minh Diên Thọ
Đời Dao Tần, Duy Tắc Thiền sư Thiên Như
Đời Dao Tần, Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập
Đời Đường Sa Môn Văn Thẩm Thiếu Khương
Đời Lưu Tống Cương Lương Gia Xá
Hòa Thượng DaLai Lama
Hòa Thượng Thích Bảo Lạc
Hòa Thượng Thích Bích Liên
Hòa Thượng Thích Chân Thường
Hòa Thượng Thích Đồng Bổn
Hòa Thượng Thích Đổng Minh
Hòa Thượng Thích Đức Nhuận
Hòa Thượng Thích Đức Niệm
Hòa Thượng Thích Đức Thắng
Hòa Thượng Thích Giác Khang
Hòa Thượng Thích Giác Qủa
Hòa Thượng Thích Giác Quang
Hòa Thượng Thích Hân Hiền
Hòa Thượng Thích Hoằng Tri
Hòa Thượng Thích Hoằng Trí
Hòa Thượng Thích Hồng Đạo
Hòa Thượng Thích Hồng Nhơn
Hòa Thượng Thích Huệ Hưng
Hòa Thượng Thích Huyền Dung
Hòa Thượng Thích Huyền Tôn
Hòa Thượng Thích Huyền Vi
Hòa Thượng Thích Khánh Anh
Hòa Thượng Thích Khế Chơn
Hòa Thượng Thích Mãn Giác
Hòa Thượng Thích Minh Cảnh
Hòa Thượng Thích Minh Châu
Hòa Thượng Thích Minh Lễ
Hòa Thượng Thích Minh Quang
Hòa Thượng Thích Minh Thành
Hòa Thượng Thích Nhất Chân
Hòa Thượng Thích Như Điển
Hòa Thượng Thích Phước Nhơn
Hòa Thượng Thích Phước Sơn
Hòa Thượng Thích Quảng Độ
Hòa Thượng Thích Quang Phú
Hòa Thượng Thích Tâm Châu
Hòa Thượng Thích Tâm Quang
Hòa Thượng Thích Thái Hòa
Hòa Thượng Thích Thánh Nghiêm
Hòa Thượng Thích Thanh Từ
Hòa Thượng Thích Thiên Ân
Hòa Thượng Thích Thiện Hoa
Hòa Thượng Thích Thiện Huệ
Hòa Thượng Thích Thiện Siêu
Hòa Thượng Thích Thiền Tâm
Hòa Thượng Thích Thông Bửu
Hòa Thượng Thích Tịnh Không
Hòa Thượng Thích Tịnh Nghiêm
Hòa Thượng Thích Toàn Châu
Hòa Thượng Thích Trí Chơn
Hòa Thượng Thích Trí Hoằng
Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm
Hòa Thượng Thích Trí Quảng
Hòa Thượng Thích Trí Thủ
Hòa Thượng Thích Trung Quán
Hòa Thượng Thích Từ Quang
Hòa Thượng Thích Tuệ Đăng
Hòa Thượng Thích Tuệ Đặng
Hòa Thượng Thích Tuệ Nhuận
Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ
Hòa Thượng Thích Tuyên Hóa
Hòa Thượng Thích Viên Giác
Hòa Thượng Thích Viên Huy
Hòa Thượng Thích Viên Lý
Tam Tạng Pháp Sư Bát Nhã
Tam Tạng Pháp Sư Đàm Vô Sấm
Tam Tạng Pháp Sư Đề Vân Bát Nhã
Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang
Thượng Nhân Pháp Nhiên
Thượng Tọa Thích Chân Tính
Thượng Tọa Thích Chánh Lạc
Thượng Tọa Thích Đồng Ngộ
Thượng Tọa Thích Đức Trí
Thượng Tọa Thích Giải Hiền
Thượng Tọa Thích Hằng Đạt
Thượng Tọa Thích Hạnh Bình
Thượng Tọa Thích Huyền Châu
Thượng Tọa Thích Mật Thể
Thượng Tọa Thích Minh Tuệ
Thượng Tọa Thích Nguyên Bình
Thượng Tọa Thích Nguyên Chơn
Thượng Tọa Thích Nguyên Hùng
Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng
Thượng Tọa Thích Nhuận Châu
Thượng Tọa Thích Phổ Huân
Thượng Tọa Thích Phước Hòa
Thượng Tọa Thích Phước Thái
Thượng Tọa Thích Quảng Ánh
Thượng Tọa Thích Thiện Phụng
Thượng Tọa Thích Tiến Đạt
Thượng Tọa Thích Trí Đức
Thượng Tọa Thích Trí Siêu
Thượng Tọa Thích Trường Lạc
Thượng Tọa Thích Vĩnh Hóa
Tiến Sĩ Lê Sơn Phương Ngọc
Tiến Sĩ Sinh Học Matthieu Ricard
Tiến Sĩ Vật Lý Trịnh Xuân Thuận
Tỳ Kheo Thích Đăng Quang
Tỳ Kheo Thích Đồng Thọ
Tỳ Kheo Thích Đồng Tịnh
Tỳ Kheo Thích Duy Lực
Tỳ Kheo Thích Giác Nghiên
Tỳ Kheo Thích Giới Bổn
Tỳ Kheo Thích Giới Đức
Tỳ Kheo Thích Giới Nghiêm
Tỳ Kheo Thích Hoằng Đạo
Tỳ Kheo Thích Hoằng Thường
Tỳ Kheo Thích Huệ Chiểu Chùa Đại Vân Ở Chuy Châu
Tỳ Kheo Thích Minh Điền
Tỳ Kheo Thích Minh Định
Tỳ Kheo Thích Minh Trí
Tỳ Kheo Thích Nguyên Chứng
Tỳ Kheo Thích Tâm Hạnh
Tỳ Kheo Thích Thanh Giác
Tỳ Kheo Thích Thiện Hạnh
Tỳ Kheo Thích Thiện Trang
Tỳ Kheo Thích Thông Huệ
Tỳ Kheo Thích Viên Ngộ
Tỳ Kheo Visuđhacara



Kinh Sách Cùng Tác Giả

   
1. Chú Đại Bi Giảng Giải , Giảng Giải
2. Chú Lăng Nghiêm Giảng Giải , Giảng Giải
3. Đại Thế Chí Niệm Phật Viên Thông Chương , Giảng Giải
4. Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai Bổn Nguyện Công Đức Kinh Thiển Thích , Giảng Giải
5. Khai Thị , Giảng Giải
6. Khai Thị 1 , Việt dịch
7. Khai Thị 2 , Việt dịch
8. Khai Thị 3 , Việt dịch
9. Khai Thị 4 , Việt dịch
10. Khai Thị 5 , Việt dịch
11. Khai Thị 6 , Việt dịch
12. Khuyến Phát Bồ Đề Tâm Văn , Giảng Giải
13. Kinh A Di Đà Lược Giải , Giảng Giải
14. Kinh Địa Tạng Bổn Nguyện Thiển Thích , Giảng Giải
15. Kinh Diệu Pháp Liên Hoa Giảng Giải , Giảng Giải
16. Kinh Hoa Nghiêm Đại Phương Quảng Phật Giảng Giải Trọn Bộ , Giảng Giải
17. Kinh Lăng Nghiêm Giảng Giải , Giảng Giải
18. Kinh Tứ Thập Nhị Chương Lược Giảng , Giảng Giải
19. Luận Đại Thừa Trăm Pháp Minh Môn , Giảng Giải
20. Ngữ Lục
21. Những Lời Dạy Đúng Lúc
22. Những Vong Linh Thai Nhi Vô Tội
23. Pháp Nhũ Thâm Ân
24. Phật Thuyết A Di Đà Kinh Thiển Thích , Giảng Giải
25. Quán Thế Âm Bồ Tát Phổ Môn Phẩm Lược Giảng , Giảng Giải
26. Surangama (Kinh Thủ Lăng Nghiêm) , Giảng Giải
27. Thiên Địa Linh Văn Cứu Thế Giới , Giảng Giải
28. Thủy Kính Hồi Thiên Lục
29. Từ Hư Không Trở Về Hư Không
30. Vĩnh Gia Đại Sư Chứng Đạo Ca Thiển Thích , Giảng Giải
31. Ý Nghĩa Đời Người , Giảng Giải
Phải biết: Muốn học Phật thì trước hết phải bắt đầu từ giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành, đừng làm các điều ác, vâng làm các điều thiện. Nếu việc làm, tâm tư trái nghịch với Phật, dẫu suốt ngày niệm Phật, lợi ích rất nhỏ! Như gieo hạt lúa tốt nơi đất cát mặn, khó trúng mùa lớn.