Skip Navigation LinksHome > Pháp Bảo > Khai Thị Phật Học

Khai Thị Niệm Phật

Ấn Quang Đại Sư Khai Thị: Các pháp môn khác, nếu nhỏ thì hạng đại căn không cần tu, lớn thì hạng tiểu căn không thể tu; chỉ có môn Tịnh độ này trùm khắp ba căn, gồm thâu lợi độn, cao siêu như đức Quán Âm, Thế Chí, Văn Thù, Phổ Hiền, không thể vượt ra ngoài, thấp kém như kẻ Ngũ nghịch, Thập ác chủng tánh A tỳ cũng được dự vào trong. Giả sử đức Như Lai không mở môn này, thì chúng sanh đời Mạt pháp chẳng còn hy vọng thoát đường sanh tử. Trích 'Lá Thư Tịnh Độ'
Pháp môn niệm Phật ngày nay quen gọi là pháp môn Tịnh độ đã có từ khi thành lập tông Tịnh Độ ở Trung Hoa, Nhật Bản. Tông Tịnh Độ chuyên tu niệm Phật A Di Đà và phát nguyện vãng sanh Tây phương Tịnh độ của Đức Phật A Di Đà.
Đọc Tiếp

Thật vậy, bước đầu Phật dạy tâm thanh tịnh thì quốc độ sẽ thanh tịnh theo, vì quốc độ gắn liền với con người. Thực tế cho thấy người có tâm thanh tịnh luôn chiêu cảm được những người thanh tịnh tới với họ. Lý này được kinh Hoa nghiêm ghi rằng: "Những người cùng tôi đồng một hạnh, cầu được sanh chung một cõi nước". Vì khi tâm mình thanh tịnh chắc chắn cũng muốn người thanh tịnh đến sống chung để dễ dàng chia sẻ tri thức và hỗ trợ nhau thành công trong mọi Phật sự.
Đọc Tiếp

Với chúng sanh trình độ quá thấp, thời đức Phật nói Thập thiện, Ngũ giới, Thiên thừa và Nhơn thừa cho hạng ấy nương theo để khỏi sa đọa vào ác đạo, đặng còn thân nhơn thiên mà vun bồi thiện căn lần lần. Tương lai nương nơi căn lành ấy mà tấn tu Thánh đạo. Hoặc học Bồ tát thừa tu Lục độ vạn hạnh mà chứng pháp thân, hoặc y theo Duyên giác thừa hay Thanh văn thừa ngộ duyên sanh cùng Tứ đế mà đoạn phiền não chứng Niết bàn. 
Đọc Tiếp

Mến phong thái Bạch Liên Xã của Viễn Công ở Lô Sơn, ngài khắp khuyên người quy y Tam Bảo, thọ trì Ngũ giới, niệm Phật năm câu để chứng minh năm giới và kết tịnh duyên. Đó là ý của đại sư muốn cho mọi người tịnh Ngũ căn, đắc Ngũ lực, thoát khỏi cảnh đời Ngũ trược về nơi Tịnh Độ vậy. Ngài rút tuyển những yếu ngôn trong Đại Tạng, biên soạn thành quyển Thần Triêu Sám Nghi, thay thế chúng sanh trong pháp giới lễ Phật sám hối, cầu sanh Cực Lạc. Sau đại sư đến ven hồ Điện Sơn, lập ra Bạch Liên Sám Đường, suất lãnh hàng tăng tục đồng tu tịnh nghiệp. Trong khi ấy, lại soạn thuật quyển Viên Dung Tứ Độ....
Đọc Tiếp

Nguyên Chiếu tôi đau nặng, sắc lực kém gầy, thức thần mê muội, vận dụng hết công năng tu hành lúc bình thời, vẫn không thể tự chủ được. Nghĩ lại nếu lúc ấy yểu mạng, chắc không biết sẽ lạc về đâu? Đến khi bịnh lành, tỉnh ngộ lỗi trước, cảm buồn hối hận, thương khóc trách mình. Tự nghĩ chí nguyện tuy rộng lớn, nhưng đạo lực hãy chưa kham! Tìm xem quyển Thập Nghi Luận của Tổ Thiên Thai, thấy nói: "Bậc Bồ Tát mới phát tâm chưa chứng Vô sanh nhẫn, phải thường không xa rời Phật".
Đọc Tiếp

Một niệm dung thông, muôn pháp không ngại, nhân gây có khác, quả cảm thành sai. Cho nên, thuận tánh tu hành, thì hiện mười phương Tịnh Độ. Theo tình tạo nghiệp, tất trôi sáu nẻo luân hồi! Xét nghĩ cảnh duyên ở Ta Bà, phần giải thoát rất kém ít khó khăn, số đọa lạc lại dễ dàng đông đảo. Nên kinh nói: "Được thân người như đất ở móng tay, đọa đường ác như đất miền đại địa!". Tu đến ba thừa hạnh đủ, mới lìa bốn loại thọ sanh. Bởi trần cảnh mạnh thô, não phiền lừng lẫy, tự lực giải thoát, phỏng được bao người? Nếu sanh về Cực Lạc, thì cõi nước trang nghiêm, thân tâm thanh tịnh, thẳng đường thành....
Đọc Tiếp

Từng nghe: Cửa yếu vào đạo, phát tâm làm đầu. Việc gấp tu hành, lập nguyện ở trước. Nguyện lập, tất chúng sanh có thể độ. Tâm phát, thì Phật đạo mới kham thành. Nếu không phát tâm rộng lớn, lập nguyện vững bền, thì trải kiếp số như vi trần, vẫn còn trong vòng sanh tử. Dù có tu hành siêng khổ, chỉ luống công khó nhọc mà thôi! Kinh Hoa Nghiêm nói: "Nếu quên mất tâm Bồ Đề mà tu các pháp lành đó là nghiệp ma". Quên mất còn như thế, huống là chưa phát ư? Cho nên, muốn học Như Lai thừa, trước phát Bồ Đề nguyện. Điều này vẫn không thể lần lựa vậy.
Đọc Tiếp

Hôm nay là ngày nghỉ có thể có rất nhiều Bồ tát tùy hỷ hoặc thân hữu của quý vị đến chùa tham gia niệm Phật, có thể gặp mặt nhưng không nên nói chuyện. Tối hôm qua tôi đã khai thị, quý vị dù ở chỗ nào, thời gian nào trong tâm trong khẩu chỉ có một tiếng niệm Phật.
Đọc Tiếp

Con người ở đời, ai cũng bị ngoại cảnh sáu trần làm xoay chuyển . Khi sáu căn bị sáu trần chuyển, bạn sẽ lạc mất phương hướng. Lúc ấy, hễ mắt nhìn hình sắc, bạn liền chạy theo hình sắc. Khi nghe âm thanh, bạn liền đuổi theo âm thanh. Khi nếm mùi vị, bạn rượt theo mùi vị. Khi ngửi hương vị, bạn cũng truy đuổi nó. Xúc chạm vật gì là bạn chấp trước vào vật ấy. Vi tế nhất là khi pháp trần – hình ảnh trong tâm thức nổi lên – thì bạn chạy theo nó ngay. đấy gọi là bị cảnh giới-thứ mình cảm nhận xoay-chuyển, hay bị lục tặc làm dao động.
Đọc Tiếp

Phật dạy rằng tất cả chúng sanh đều có trí tuệ nhưng vì vọng tưởng chấp chướng mà không chứng được tính giác ngộ của Như Lai.  Mấy câu này thật là nói tận nguồn căn.  Vọng tưởng chấp trước tức là chướng ngại.  Có chướng ngại này rồi mà không trừ, thì chính là gốc căn bệnh khiến ta khổ.  Vọng tưởng là tâm phân biệt, chấp trước cho có mình và vạn sự.  
Đọc Tiếp

Vừa rồi tiếp được thơ, biết ngươi bệnh lâu mới lành mạnh, lòng rất vui mừng! Việc sống thác trọng đại, cơn vô thường chóng mau, tai nghe nói đến tuy kinh sợ, song không thống thiết bằng tự thân đã từng trải những giờ phút gần kề cảnh ấy. Vậy ngươi nên phát lòng đại Bồ đề, đem tình cảnh mình khuyên trong thân quyến, bạn bè, và người có duyên thì sự lợi ích mới được rộng.
Đọc Tiếp

Pháp môn Tịnh độ lấy Tín, Nguyện, Hạnh làm tông; Tín, Nguyện có sâu thiết, Hạnh mới được tinh cần. Khi tai họa gấp rút, siêng năng thành khẩn, lúc bình thường không việc, chậm trễ biếng lười, là sự tu hành không chí quyết, và đó cũng là bệnh chung của phàm phu. Nhưng sống trong tình thế hiện giờ, ví như người nằm yên trên đống củi to, ở dưới lửa đã phát cháy tuy chưa đốt đến thân, trong giây phút khói lửa sẽ mịt mù, không phương trốn tránh. Nếu còn lơ láo qua ngày, không chuyên chí cầu cứu nơi câu niệm Phật, sự thấy hiểu cũng là cạn cợt lắm!
Đọc Tiếp

Pháp môn Tịnh độ lấy Tín, Nguyện, Hạnh làm tông, như cái đảnh có ba chân, thiếu một tất không đứng vững. Các hạ siêng tu Tịnh nghiệp, với chữ Tín đã quyết định không còn nghi, đến như Nguyện, Hạnh, thì tợ hồ có sự chấp kia đây đối đãi, nên không thể suốt thông dung hội. Vì thế, nơi pháp viên diệu không ngại bỗng tự sanh nhiều điều chướng ngại, khiến cho ánh trăng sáng muôn vầng của Ngài Triệt Ngộ, Kiên Mật, Ngẫu Ích, chỉ nhân một sợi tơ trước mắt mà thành ra cách phân. Thật cũng đáng tiếc lắm!
Đọc Tiếp

Người niệm Phật chẳng phải không thể trì chú, nhưng cần nên phân chủ, trợ cho rõ ràng, tự nhiên trợ cũng về chủ. Nếu lơ là xem đồng như nhau thì chủ cũng không thành chủ nữa! Chú Chuẩn Đề, Đại Bi đâu có hơn kém, nếu tâm chí thành, pháp pháp đều linh, tâm không chí thành, pháp pháp không linh. Một câu niệm Phật bao trùm đại tạng giáo, đầy đủ tất cả, vẫn không thiếu sót pháp nào. Bậc thông tông thông giáo mới có thể làm người chơn niệm Phật, và hạng ngu tối không hiểu chi, chỉ biết thành thật vâng lời, cũng có thể làm người chơn niệm Phật. Ngoài hai hạng này, chơn hay không đều do nơi mình gắng....
Đọc Tiếp

Từ độ trọng xuân biệt nhau, không mấy chốc đã sang tiết hạ, bóng thiều quang mau lẹ, rất dễ kinh người! Mỗi khi nghĩ đến nhị vị lòng tin tuy chơn thiết, nhưng lẽ đạo chưa rõ thông, đến nỗi bỏ chỗ cao minh theo nơi thấp tối, không những mình mất chánh kiến, để cười cho bậc đại gia, mà chính như Ấn Quang này đã mang tiếng là kẻ quen biết với nhau, cũng tự thấy sanh lòng hổ thẹn! Trong bức thơ gởi đến, cư sĩ nói: “Về sau có viết được quyển chi sẽ tùy thời xin phủ chánh.” Nhưng tôi mắt yếu thể suy, nếu vô sự tất không gần gũi nghiên bút, dù có việc phải cần đến, xét lại cũng như nhóm một đống chữ,....
Đọc Tiếp

Bằng Tín Nguyện mà đi vào Phật Đạo là pháp môn Tha Lực, Lạc Hạnh. Như kinh, luận Đại Thừa nói, cũng có rất nhiều pháp môn, nhưng trongnhững pháp môn thù thắng ấy, Phật giáo Trung Quốc đặc biệt chú ý, không thể không nói đến pháp môn xưng niệm Phật A Di Đà, vãng sanh Tịnh Độ Cực Lạc.
Đọc Tiếp

Bạn tôi, anh P.H.S (*) vừa từ Hà Nội vào chiều hôm qua, chuyển cho tôi bức thư của bác sĩ Henry Becgivê, nguyên giáo sư Trường Đại học Y khoa Geneve (Thụy Sĩ). Đó là một bức thư “đang làm xáo trộn nhận thức của các nhà khoa học trên thế giới, và đang được lưu giữ cẩn thận trong Viện Đại học Y khoa Geneve, một tài liệu xác nhận đời sống bên kia cái chết là có thật”. Bác sĩ Becgivê, trước khi qua đời đã hứa với các con mình, là ông sẽ trở về và nói lại cho các con ônc biết cuộc sống của ông ở bên kia cái chết như thế nào. Tất nhiên, ông nói chuyện với các con thông qua một người trung gian.....
Đọc Tiếp

Chúng tôi đã giảng điều này hàng trăm lần ngàn lần, nhưng không có người nghe thấu, không có người chịu làm theo. Chúng tôi vẫn phải giảng hàng vạn lần, ai nhập tâm, y giáo phụng hành thì sẽ được lợi ích. Nhiều năm giảng như vậy, chỉ được số ít, khoảng ba hoặc bốn người làm theo. Họ không tranh tài mà có thể xả tài. Không luận làm sự nghiệp gì, họ đều kiếm được tiền, trong khi người khác lỗ vốn. Ở đây cư sĩ Phó là một trong số ít những người đó, họ cứ xả ra, làm tài thí, pháp thí, vô úy thí, liều mạng mà làm. Ở Đài Loan cũng có một hai người, ứng dụng trong suốt mười mấy năm, nói với chúng tôi....
Đọc Tiếp

Pháp môn Tịnh Độ được mang theo túc nghiệp mà vãng sanh. Chúng ta sống trong thế gian có vô lượng nghiệp chướng, chủng tử tập nghiệp, muốn vượt qua sáu đường, vượt qua mười pháp giới cũng không nên gấp gáp mà có thể mang theo cả nghiệp, có thể không cần dứt phiền não, chỉ cần chuyên tâm niệm Phật A Di Đà. Được sự gia trì theo bổn nguyện của Ngài, chúng ta có thể vãng sanh đến Thế Giới Cực Lạc. Thế Giới Cực Lạc là nơi Phàm Thánh đồng cư, hạ hạ phẩm vãng sanh, không những nhờ sự gia trì của Phật lực mà còn nhờ mười hai kiếp hoa khai kiến Phật của chúng ta.
Đọc Tiếp

Giảng tại Kim Sơn Tự, Canada, ngày 05/06/1988. Chúng ta sinh vào thời đại không có mặt trời, mặt trăng, và sao, cũng không có đèn sáng, tối không có ban ngày. Nhưng chúng ta đều không biết, nói còn có mặt trời, trăng, sao, đèn sáng. Phải biết không có chân lý tức là không có ánh sáng.
Đọc Tiếp

Bình sanh tuyệt không tín nguyện, khi lâm chung khó được nhờ sức Phật. Đã nói: 'Lúc nghiệp lành dữ đồng thời đều hiện', thì chẳng những câu niệm Phật không hiện không được vãng sanh, dù có hiện cũng không được vãng sanh. Tại sao thế? Vì không phát nguyện vãng sanh, vì không cần Phật tiếp dẫn. Kinh Hoa Nghiêm nói: 'Giả sử nghiệp ác có hình tướng, mười phương hư không chẳng thể dung chứa.'
Đọc Tiếp

Niệm Phật chẳng quy nhất, do bởi không tha thiết đối với việc sống chết luân hồi. Nếu tưởng mình bị nước cuốn lửa thiêu không ai cứu vớt, hoặc đang ở vào giờ phút lâm chung sắp đọa địa ngục, thì tâm tự quy nhất, chẳng cần phải tìm phương pháp chi nhiệm mầu. Vì thế, trong kinh thường nói: 'Nên nghĩ sự khổ nơi địa ngục, phát lòng Bồ Đề.' Đây là lời chỉ dạy rất thiết yếu của đấng đại giác Thế Tôn, tiếc vì người đời không chịu thật tâm tưởng nghĩ đến. Sự khổ nơi địa ngục sánh với thảm họa nước lửa, còn gấp không lường, không ngằn lần đau đớn hơn! Tưởng đến lửa thiêu nước cuốn thì sợ hãi, nghĩ đến....
Đọc Tiếp

Một câu này phải nhớ kỹ, bạn xem, chúng ta có cần phải niệm Phật không? Không niệm Phật, bạn khởi tâm động niệm, ngôn ngữ tạo tác toàn là lục đạo, rất đáng sợ, niệm A Di Đà Phật, niệm được rõ ràng. Không có vọng tưởng, không có vô minh. Một  câu Phật hiệu, không những phá vọng tưởng, mà còn đoạn được vô minh, tác dụng không thể nghĩ bàn. Niệm 1 câu Phật hiệu, người cõi tây phương, chữ  người cõi tây phương này. Ý chỉ cho người của thế giới Cực Lạc.
Đọc Tiếp

Trong sáu thời, có phải là câu Phật hiệu thường bị đánh mất hay không? Đúng là có lúc đánh mất cả mấy giờ đồng hồ, vừa mất là mấy lần hai mươi tiếng đồng hồ, đây là chuyện bình thường. Pháp môn Tịnh Tông vô cùng thù thắng, câu danh hiệu vô cùng thù thắng này, có phải là chúng ta đã thật sự hiểu rõ rồi hay chưa? Nếu thật sự hiểu rõ, trong sáu thời sẽ không bao giờ đánh mất câu Phật hiệu này, giống như cổ đại đức đã nói “ban đêm nằm mộng cũng niệm Phật”. Vì sao lại đánh mất? Thật ra, đối với pháp môn này, chúng ta chỉ hiểu phân nửa, cần phải giáo dục từ chỗ này.
Đọc Tiếp

Ấn Quang đại sư khai thị: Đại Thế Chí Bồ Tát dùng ví dụ 'như con nhớ mẹ'. Tâm đứa con chỉ nghĩ về mẹ, những cảnh duyên khác đều chẳng để trong lòng, cho nên có thể cảm ứng đạo giao. Ví như con thơ nhớ mẹ, cả ngày không lúc nào chẳng nghĩ nhớ tới mẹ mình. Dù lúc ngủ nghê, tắm rửa, làm vệ sinh, sao có thể để tâm mình hoàn toàn quên bẵng chuyện niệm Phật cho được? Đã ghi nhớ chẳng chướng ngại, trong tâm niệm thầm cũng chẳng ngại.
Đọc Tiếp

Chúng ta vừa nghe xong báo cáo của pháp sư Tự Liễu, cũng đã xem xong bài viết, đích thực cảnh tỉnh sâu xa đại chúng hiện diện. Pháp sư thay mặt Phật, thay mặt Tổ sư, đại đức, giáng cho chúng ta một gậy lên đầu. Một gậy này có thể lay tỉnh chúng ta không? Hy vọng đã cảnh tỉnh được. Đương nhiên, số người chưa tỉnh vẫn còn rất nhiều; từ đó mới biết nghiệp chướng của chúng sanh nặng đến cỡ nào. Quan trọng là phải quay lại xét mình thì mới được thọ dụng thực sự. Nếu không thể hồi quang phản chiếu, sự vãng sanh Tịnh Độ ngay trong đời này của chúng ta đích thực là sẽ có vấn đề.
Đọc Tiếp

Theo Ấn Quang pháp sư, một bậc Cao Tăng thời cận đại ở Trung Hoa, cũng đã bảo: “Sự cao siêu nhiệm mầu của pháp môn niệm Phật, chỉ có Phật với Phật mới hiểu biết hết được. Những kẻ khinh chê pháp môn niệm Phật, không phải chỉ khinh chê hạng ông già bà cả tu Tịnh Độ, mà chính là khinh chê luôn cả chư Phật và các bậc đại Bồ Tát như Văn Thù, Phổ Hiền, Mã Minh, và Long Thọ. Thời mạt pháp đời nay, chúng sanh nghiệp nặng tâm tạp. Nếu ngoài môn Niệm Phật mà tu các môn khác, nơi phần gieo trí huệ phước đức căn lành thì có, nơi phần liễu sanh thoát tử trong hiện thế thì không. Tuy có một vài vị cao đức....
Đọc Tiếp

Người tu Tịnh độ ví như người muốn đóng thuyền vượt biển để thoát khỏi cõi Ta-bà đầy đau khổ mà đi về cõi Cực lạc hoàn toàn thanh tịnh và an vui. Vậy chúng ta phải chuẩn bị và hành sự thế nào để chuyến vượt biển được thành công? Kinh nói chúng ta cần tu đủ ba môn Tín, Nguyện và Hành thì mới có thể được vãng sanh. Ở đây, chúng tôi xin lấy thí dụ chuẩn bị một chuyến vượt biển để cho dễ hiểu.
Đọc Tiếp

Trong thuở ngũ trược ác thế, Tượng Pháp đã hết, tiến vào thời đại Mạt Pháp, hãy còn có những kẻ thiện căn ít ỏi, tức là các đạo hữu có thiện căn, phải nên dùng phương tiện như thế nào để giáo hóa, hướng dẫn họ. Ngài mong thỉnh đức Phật thuyết pháp, cũng là thỉnh Phật hãy nói cho mọi người, khiến cho họ sanh tín tâm, có thể khiến cho họ tín tâm kiên định, chẳng có suy bại, ưu não. Vì các chúng sanh ấy trong lúc đó, gặp phải thuở ác thế trong thời Mạt Pháp, chướng ngại quá nhiều. Do có lắm chướng ngại, dẫu họ phát khởi thiện tâm, họ không chịu nổi vùi dập, sẽ lui sụt thiện tâm.
Đọc Tiếp

Ấn Tổ khẳng định: “Phàm là kẻ tu Tịnh nghiệp, phải lấy quyết chí cầu sanh Tây Phương làm mục đích chính”. Xin hỏi, quý vị đã hạ quyết tâm cầu vãng sanh hay chưa? Nếu bây giờ xin hỏi đại chúng: “Quý vị có muốn vãng sanh hay không?” Mọi người sẽ đồng thanh trả lời: “Muốn vãng sanh”. Nhưng quan sát cặn kẽ, phần đông chúng ta đều “miệng niệm Di Đà, tâm luyến Ta bà”. Một mặt thì muốn đến Cực Lạc thế giới; mặt khác, chuyện này ở Ta bà này còn chưa buông bỏ được, chuyện kia cũng buông không nổi! Vậy thì không thể nào vãng sanh được! Đó chẳng phải là hạ quyết tâm cầu vãng sanh. Thật sự hạ....
Đọc Tiếp

Đúng ra, phải nói là tín tâm nguyên thủy của chúng ta đối với Tịnh độ vốn chẳng kiên cố. Chẳng phải là người khác muốn lay động chúng ta, mà là tín tâm của chúng ta đối với A Di Đà Phật quá mỏng manh! Do vậy, gió thổi nhẹ bèn lung lay, gió thổi mạnh, bèn ngả rạp xuống. Chư vị có nhớ hay không, trong Tịnh độ Đại Kinh Khoa Chú tập một trăm lẻ ba, sư phụ thượng nhân đã có nói: “Chúng ta ở đây học Giới Luật, Giới Luật thuộc trong phạm vi của câu Phật hiệu, chẳng ở ngoài câu Phật hiệu”.
Đọc Tiếp

Thế Giới Tây Phương Cực Lạc, ngoài Cõi Thường Tịch Quang Tịnh ra, ba cõi khác đều là niệm niệm bất khả đắc. Vì sao Cõi Thường Tịch Quang là ngoại lệ? Thường Tịch Quang không có niệm, nên Thường Tịch Quang là thật, vĩnh hằng. Nó không sanh không diệt, không có niệm. Điều này không thể không biết. Có niệm và vô niệm, chúng ta nhất định phải hiểu rõ ràng, minh bạch. Ý niệm quá vi tế. Trong Kinh Điển đại thừa nói, người như thế nào mới biết được ý niệm này, phát hiện được ý niệm này? Đức Phật nói Bát Địa Bồ Tát. Nói cách khác, trước Thất Địa đều không biết được ý niệm này, phàm phu....
Đọc Tiếp

Trước đây, Thầy cũng nói nhiều lần rồi, khi Thầy bước vô Huệ Nghiêm này học từ Sơ cấp cho đến Trung cấp, mà Trung cấp thì học giáo nghĩa mười tông, nghĩa là giáo lý đức Phật dạy, mà sau này ngài Trí Giả chia ra thành mười tông, ví dụ như: Thiền tông, Mật tông, Tịnh Độ tông, Luật tông, Hoa nghiêm tông, Pháp hoa tông… Chia ra như vậy thì mỗi một tông, mỗi một phái đều có nhân tu và sở chứng riêng. Đối với Nhị thừa, đoạn hết kiến hoặc và đoạn tư hoặc, thì chứng quả A-la-hán. Thầy học từng phần, từng phần như vậy, vì tất cả giáo nghĩa đức Phật dạy, đều tùy theo căn cơ của chúng sanh mà có tám muôn....
Đọc Tiếp

Hành giả tu học pháp môn Tịnh Độ, tất yếu đầy đủ tư lương Tịnh Độ. Những gì gọi là tư lương? Tức tất yếu phẩm, có nghĩa chuẩn bị, tích tập thực phẩm. Tư tức tư trợ, giúp đỡ, lương là lương thực; ví như người viễn hành, thì phải nương mượn vào lương thực để tư trợ thân mình, cho nên hành giả cực khổ muốn chứng được Tam thừa, phải dùng lương thực thiện căn công đức để tư trợ kỳ thân.Cũng như trong các Kinh mỗi khi dùng đến từ “tư lương’’, tức suy rộng ra xu hướng vốn liếng Bồ đề, hoặc ý nói trưởng dưỡng chư thiện pháp của nhân (nhân duyên) mà tư ích, giúp đỡ lợi ích Bồ đề.
Đọc Tiếp

Vạn vật trên trái đất này thay đổi theo từ trường động lực vận chuyển của khí trời; và khí trời thay đổi theo vận hành tuần hoàn của vũ trụ; rồi vũ trụ lại biến dạng vô cùng, vô thỉ vô chung - cuối cùng toàn cảnh sum la vạn tượng đều quay vào tâm thức của chúng sanh mà xuất phát. Nói một cách khác, mọi thứ mọi cảnh đều từ tâm con người lưu xuất chiêu cảm ra, rồi tự thọ nhận lại cái mình dệt khởi. Nhận định được điều này là nhờ vào lời kinh Phật dạy, cũng như căn cứ vào hình thái hoạt động đời sống nhân loại từ xưa đến nay. Điều đó như là, thế giới ngày xưa, hôm nay và ngày mai chẳng ra....
Đọc Tiếp

Sát na là thuật ngữ trong nhà Phật, được diễn tả một thời gian thật ngắn, ngắn đến nỗi ở một niệm có tới chín mươi sát na trong đó; và mỗi niệm liên tục xảy ra trong đời sống, để kết quả dẫn tới hành động hay ôm ấp nuôi dưỡng hoài niệm, tư tưởng đợi chờ cơ hội tác thành biển động kinh hoàng! Khi tôi đang vọng tâm hý luận viết lên lời lẽ trên đây, khi từng niệm niệm tương tục sai khiến, lôi kéo tôi trải bày kết quả trên trang giấy này, thì trong vô số niệm như vậy, tất nhiên là vô số sát na sinh ra, rồi diệt đi không thể nghĩ bàn được. Sinh ra rồi diệt đi đó là lẽ vô thường, cái vô thường cứ....
Đọc Tiếp

Nhiều người niệm Phật mười năm, hai mươi năm công phu chẳng đắc lực, chẳng nắm chắc vãng sanh, nguyên nhân là gì? Khi dự Phật Thất, lúc ban đầu dường như niệm giỏi lắm, rất tinh tấn, nhưng dần dần càng niệm càng cảm thấy khô khan, chẳng có mùi vị, càng niệm càng chán, chẳng muốn niệm tiếp, nguyên nhân là gì? Khi bế quan niệm Phật, lúc bắt đầu thì ba giờ sáng thức dậy niệm Phật, vài ngày sau năm giờ mới thức; qua một thời gian sau tám giờ mới thức. Sau cùng, ngủ miết chẳng muốn thức sớm nữa!
Đọc Tiếp

Một hôm, bỗng nét mặt đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật rạng rỡ như khối vàng rực sáng. Tôn giả Anan hầu cận ngạc nhiên vội vàng thưa hỏi nguyên do. Lành thay! Lành thay! Lời hỏi công đức vô lượng. Tương lai hàm linh nhân câu hỏi này mà được giải thoát. Bởi vì ta đang nghĩ về quá khứ lâu xa, thời đức Thế Tự Tại Vương Như Lai. Có đại quốc vương nghe pháp vui mừng, xuất gia tu hạnh Sa-môn, hiệu là Pháp Tạng Tỳ-kheo. Lập nguyện tạo một cảnh giới thù thắng. Hào quang tiếp dẫn sáu nẻo luân hồi về hưởng bình an, tiến tu Vô-thượng Bồ-đề. Quyết định suốt đời vị lai đưa chúng sanh về cảnh Phật.
Đọc Tiếp

Muốn xây dựng một xã hội tốt đẹp mà không lo hoán cải từng con người thì thật là chuyện mò trăng đáy nước. Đức A Di Đà đã thành tựu cõi An Lạc làm trung tâm xây dựng các vị Phật tương lai. Đức Thích Ca hướng dẫn chúng ta, chẳng những các bậc đã thành niên mà tất cả già trẻ nam nữ, Phật đều khuyên: "Nếu có ai tin thì đều nên phát nguyện sinh sang cõi kia".  Cầu sinh về An Lạc tức là tu Tịnh-độ, đặc biệt tu hạnh thanh tịnh. Thanh tịnh là trong sạch.
Đọc Tiếp

Tịnh độ là một xã hội hoàn hảo lương thiện, thanh tịnh an lạc, hoặc chỉ cho những thế giới chân, thiện, mỹ. Chữ Độ là quốc độ hay quốc thổ tức là một thế giới. Cái thế giới nào mà cả thảy con người, vật thể đều được trang nghiêm thanh tịnh, xinh tươi, đẹp đẽ thì thế giới ấy tức là Tịnh Độ. Trong kinh Phật dạy là Tịnh độ đối với quốc độ của chúng ta hiện nay ở đây gọi là uế độ: Nghĩa là cái thế giới này, bởi có lắm điều uế ác phiền não, là cõi ngũ trược ác thế, như một thời đại không yên, không tốt đẹp an lành, xảy ra nhiều điều tai biến loạn ly, nên gọi là kiếp trược, nghĩa là cái kiếp người....
Đọc Tiếp

Chúng ta bây giờ niệm “Nam Mô A Di Đà Phật” chính là mỗi người tự tạo thế giới Cực lạc cho chính mình, mỗi người tự trang nghiêm thế giới Cực lạc cho chính mình, mỗi người thành tựu thế giới Cực lạc cho chính mình. Thế giới Cực lạc này không cách xa mười vạn ức cõi Phật. Thế giới Cực lạc thật cách xa mười vạn ức cõi Phật. Tuy xa như thế nhưng chẳng cách xa một tâm niệm hiện tiền này của bạn và tôi. Bởi vì nó không ngoài tâm niệm của bạn và tôi, cho nên chẳng cách xa mười vạn ức cõi Phật. Thế giới ấy chính là ở trong tâm của chúng ta.
Đọc Tiếp

Tại chương Ðại Thế Chí Viên Thông, kinh có nói: "Nhiếp cả sáu căn, tịnh niệm tương tục, chứng Tam-ma-địa, ấy là đệ nhất." Ðại ý câu này có thể giải thích như sau: nói nhiếp cả sáu căn tức là bảo chúng ta gom sáu căn đó lại, không cho chúng tán loạn, bảo chúng phải nghe lời và phụng hành nghiêm chỉnh; phải làm sao khiến cho sáu tên giặc - tức sáu căn - biến thành sáu vị hộ pháp. Nhiếp sáu căn tức là ra lệnh cho chúng phải giữ phép tắc, không để chúng tác quái; huấn luyện chúng đến chỗ thuần thục, ngoan ngoãn nghe lời. Không chuyên tâm niệm Quán Thế Âm Bồ Tát, cái đó là bởi lý do gì? Chính là....
Đọc Tiếp

Chữ A Di Ðà, nguyên tiếng Phạn đọc là Amita, dịch ra chữ Hán là “Vô Lượng”, tức là nhiều lắm, chẳng thể nào nói hết được. Ðức Phật Thích Ca chỉ dùng một nghĩa Quang và một nghĩa Thọ mà thâu nhiếp được hết thảy vô lượng nghĩa vào trong Quang (sáng suốt). Ánh sáng thì phải sáng khắp cả mười phương, chỗ nào cũng sáng. Thọ (sống lâu), thì phải sống mãi suốt vô lượng kiếp, kiếp nào cũng vẫn sống.  
Đọc Tiếp

Nói chung, người không có căn lành quyết không thể niệm Phật, vì thế người xưa nói: “Nghe Phật Pháp khó, được lòng tin chân thật càng khó”. Nay có thể phát tâm niệm Phật, căn lành này phải cố gắng làm tăng trưởng trong từng giờ từng khắc, không nên chính mình tự lừa dối mình. Còn như niệm Phật mà thông suốt cả Tông Giáo, Sự Lý viên dung, đã không chấp Lý bỏ Sự, cũng không ở ngoài Sự mà thấy Lý. Những người này đối với các thuyết Sự nhất tâm, lý nhất tâm rõ ràng không nghi, quyết sẽ lên Thượng phẩm Thượng sanh, đài vàng tiếp dẫn, hoàn toàn chẳng cần người khác khuyên bảo khen ngợi. Tôi cũng....
Đọc Tiếp

Chư Thiện nhân! Trên đời có muôn ngàn đường lối, tại sao lại chỉ khuyên người niệm Phật? Bởi lẽ, tâm niệm của con người quan hệ trọng đại, dẫn dắt hồn phách, tạo sanh thân mạng, đều là do tâm ý. Niệm thiện sanh thiên đường, niệm ác vào địa ngục, niệm ma thì thành ma, niệm Phật thì thành Phật. Thế nên, khuyên bảo mọi người niệm Phật.
Đọc Tiếp

- Niềm tin: Người tu tập trước hết phải có niềm tin sâu sắc, kiên cố vì Phật Thích Ca đã nói ra “phép khó tin” để cứu độ chúng sinh. Cho nên, “niệm danh hiệu Phật, vẫn là dễ, mà lòng tin của ta cho quyết định thiệt là khó, nếu không tin không quyết định, tức là nguyện không quyết định, thì dẫu có niệm cũng không có ích gì cả”3; Nhấn mạnh nguyện lực, nhờ có nguyện lực thì tín tâm mới viên mãn;
Đọc Tiếp

Độ là cõi nước, nghĩa này khác với nghĩa nước nhà. Cõi nước ở đây chỉ vào thế giới mà nói. Thế giới, theo căn cứ sách Phật là “hư không vô biên, thế giới vô số”. Tư tưởng Trung Quốc xưa nay, lấy phạm vi đất nước là trên trời, dưới đất ngoài ra không có thế giới, cõi nước nào khác nữa, hơi khó được thông. Nhưng với thiên văn học hiện đại thì chính có thể thông được. Căn cứ thiên văn học hiện tại nghiên cứu được trong thế giới sao hỏa có nhân dân, trong không gian cực hằng tinh thái dương đại hệ là thế giới cũng có thể có người ở cho nên thế giới là không có hạn lượng.
Đọc Tiếp

Đầu Tiên   Trở Lại  
1  2  3  4  5  6  7  8  9  10 
  Kế Tiếp   Cuối Cùng
Page 1 of 17
Không trừ sạch tham, sân, si, thì không có cách gì khai trí huệ đâu!