Home > Duy Thức Học > Dia-Vi-Duy-Thuc-Hoc-Trong-Phat-Giao

Phần 1: Lịch Sử Phát Triển Tư Tưởng Duy Thức Học


Lúc đức Phật ở thế gian thuyết pháp, khi đó chẳng có văn tự ghi lại. Sau Phật diệt độ, giáo pháp của đức Phật tuyên thuyết, trải qua việc các đệ tử kết tập vài lần, từ đó hình thành kinh điển Đại thừa và Tiểu thừa. Bởi vì lời nói của tự thân đức Phật tuyên thuyết, nội dung cũng là cảnh giới của đức Phật tự chứng, là thánh ngôn lượng, nên các luận sư hậu thế của Đại thừa và Tiểu thừa, căn cứ kinh điển Phật, tiến hành nghiên cứu phát huy, rồi trở thành luận nghĩa, từ đó có Tiểu thừa luận, Đại thừa luận. Căn cứ biến hóa, chuyển động theo thời gian, nội dung luận điển, từ đó có hệ thống, lần lượt phát huy giáo pháp của đức Phật sáng rộng. Trong Phán nhiếp Phật pháp (判攝佛法) của Đại sư Thái Hư đề cập đến: sau Phật diệt độ, năm trăm năm đầu, là thời kì Tiểu hành Đại ẩn. Cũng là nói, Tiểu thừa lúc bấy giờ lưu thông, Đại thừa ẩn tàng chẳng hiển hách. Năm trăm năm kế tiếp, là thời kỳ Đại chủ Tiểu tùng, Đại thừa mới lần lượt phát triển và đề xướng. Năm trăm năm tiếp nữa, là thời kỳ Mật chủ hiển tùng. Do từ vương triều Ấn Độ lúc đó nằm trong thời kỳ suy tàn, Bà la môn giáo phục hưng, sự hoằng dương của Phật giáo không thể không dựa vào Bà la môn giáo, dùng hình thức của Bà la môn giáo để phát triển và đề xướng tư tưởng Trung quán Phật giáo, áp dụng một loại phương thức của Mật tông, vì vậy năm trăm năm này, là thời kỳ Mật chủ hiển tùng, lấy Mật tông làm chính yếu, hiển tông làm phụ trợ. Đại khái thời kỳ này, Phật giáo Ấn Độ cũng suy tàn.

(1) Năm trăm năm đầu, thời kỳ Tiểu hành Đại ẩn (小行大隱). Thời gian kết tập của Tiểu thừa, chia thành lưỡng bộ, cũng là Thượng tọa bộ và Đại chúng bộ. Thượng tọa bộ kết tập trong hang động, Đại chúng bộ kết tập ngoài hang động. Do lưỡng bộ này lần lượt phát triển, Thượng tọa bộ chia thành 11 bộ phái, Đại chúng bộ chia thành 9 bộ phái. Từ thời gian ban đầu, chia thành 20 bộ phái, kinh điển cũng là Tứ A hàm kinh, bộ phận nghị luận thuyết minh thì có Tì bà sa luận, Câu xá luận, trọng điểm xiển dương giáo nghĩa tứ đế, thập nhị nhân duyên.

(2) Năm trăm năm kế, thời kỳ Đại chủ Tiểu tùng (大主小從). Đại thừa mới phát triển và đề xướng, được bắt đầu 500 năm sau Phật diệt độ. Đại thừa Khởi tín luận của bồ tát Mã minh soạn, phát huy sự tuyên thuyết của đức Phật, đem tâm chia thành: tâm sanh diệt môn, tâm chân như môn. Tâm sanh diệt môn cũng là cảnh giới của phàm phu lưu chuyển sanh tử. Tâm chân như môn là sau khi nghe Phật pháp mà lần giải thoát, tiến vào cảnh giới thánh nhân. Thời gian này, Đại thừa bắt đầu truyền bá rộng. 

Đến niên gian 600 năm sau Phật diệt độ, bồ tát Long Thọ phát triển và đề xướng không nghĩa Đại thừa, căn cứ Đại Bát nhã kinh để soạn Đại Trí độ luận, Trung luận, Thập nhị môn luận. Đệ tử của Long Thọ là bồ tát Đề bà, soạn Bách luận. Những luận thuật, trước tác này đều là luận điển không nghĩa chính yếu, căn cứ Đại Bát nhã kinh mà phát triển và đề xướng.

Đến niên gian 800, 900 năm sau Phật diệt độ, bồ tát Vô Trước xuất thế, còn có em trai của Vô Trước là Thế Thân. Vô Trước tuyên dương Đại thừa, đặc biệt là Du già phái, căn cứ Du già Sư địa luận của bồ tát Di lặc giảng giải, và soạn Nhiếp Đại thừa luận v.v... tuyên dương duy thức Đại thừa. Đến sau khi bồ tát Thế Thân được Vô Trước cảm hóa, bỏ Tiều thừa hướng về Đại thừa, cũng hoằng dương duy thức, soạn trước tác rất nhiều. Thế Thân rất thông minh, soạn rất nhiều luận nghị và trước thuật phương diện Đại thừa và Tiểu thừa, được tôn xưng là “Thiên bộ luận sư”. Theo biến hóa, chuyển dịch thời gian, giáo nghĩa Đại thừa đến thời Vô Trước, Thế Thân thì tuyên dương, đề xướng một cách rất lớn. Điều này biểu hiện trong nhiều kinh điển, nhiều nghị luận và trước thuật. So với thời kỳ Tiểu hành Đại ẩn và Không tông thịnh hành trước đây, nhìn từ hệ thống thì hoàn chỉnh hơn, có hệ thống hơn. Duy thức pháp tướng do đức Phật sở thuyết đến thời kỳ này, cũng biểu lộ hệ thống tính, giáo nghĩa của chúng và tư tưởng cùng học thuật cao thâm rộng lớn.

Sau Vô Trước, Thế Thân, đại khái khoảng chừng 1000 năm, kế tục Thế Thân thì có mười đại Luận sư: Hộ Pháp, Tịnh Nguyệt, Hoan Hỷ, Trí Nguyệt v.v... (chú thích: Mười đại luận sư là: 1, Hộ Pháp; 2, Đức Tuệ; 3, An Huệ; 4, Thân Thắng; 5, Hoan Hỷ; 6, Tịnh Nguyệt; 7, Hỏa Biện; 8, Thắng Hữu; 9, Thắng Tử; 10, Trí Nguyệt). Thế Thân soạn Tam thập duy thức luận (叁十唯識論) hoàn tất sau đó viên tịch. Mười đại Luận sư từng người phát huy diệu nghĩa, giải thích Tam thập duy thức luận, nhưng không tiến thêm một bước để soạn viết. Vào thời kỳ này, tư tưởng Du già phái và pháp tướng duy thức phát triển đạt đến đỉnh điểm. Sự hoằng dương của Vô Trước, Thế Thân, mười đại Luận sư khiến cho tư tưởng này phổ cập tại ngũ Ấn Độ.

(3) Năm trăm năm tiếp nữa, thời kỳ Mật chủ hiển tùng (密主顯從). Thời kỳ này, Bà la môn giáo phục hưng, Mật tông thịnh hành, giáo nghĩa Phật giáo lại suy tàn, căn bản không khả năng hoằng dương giáo nghĩa. Phật giáo vào thời kỳ này, tại Ấn Độ, theo ảnh hưởng của Bà la môn, xâm nhập ảnh hưởng của giáo phái ngoại lai, bắt đầu lần lượt suy tàn.

Phật giáo từ Ấn Độ truyền đến Trung Quốc, từ thời đại Hán Ai đế đến Hán Minh đế.

Sự phát triển của Phật giáo tại Trung Quốc, trải qua từ thời kỳ Tam quốc, Ngụy Tấn, Nam bắc triều đến triều Tùy và triều Đường, nói tổng thể là một hệ thống Đại thừa, Đại thừa hưng thịnh nhưng Tiểu thừa chẳng có. Sự phát triển này cùng văn hóa truyền thống Trung Quốc liên quan. Do thời kỳ Ngụy Tấn, Nam bắc triều phiên dịch, giảng giải truyền trao học vấn của chính mình, dần dà tiến hành công tác chuẩn bị, cho đến triều Tùy và triều Đường thì kiến lập mười tông phái. Bát tông Đại thừa là: Từ Ân tông, Tam luận tông, Thiên Thai tông, Hoa Nghiêm tông, Thiền tông, Mật tông, Tịnh độ tông, Luật tông; nhị tông Tiểu thừa là: Câu xá tông, Thành thật tông.

Lúc bấy giờ, pháp sư Huyền Trang từ thành Trường An đến Ấn Độ lưu học. Ở Ấn Độ, y chỉ luận sư chủ trì Na lan đà tự Giới Hiền để học tập Phật pháp, chủ yếu học tập Du già hành phái, Duy thức pháp tướng, đương nhiên còn học tập tất cả luật thuật, trước tác của Không tông, Tiểu thừa, ngoại đạo. Huyền Trang rất uyên bác, học nghiệp tu tập hoàn tất, còn có chỗ thành tựu. Sau về đến Trung Quốc, nhờ sự hộ pháp của Đường Thái tông, thiết lập dịch trường. Dịch trường lúc bấy giờ với quy cách rất lớn, có hơn 1000 người, toàn bộ do ngân khố quốc gia thanh toán. Ngài ban ngày dịch kinh, buồi chiều giảng thuật truyền trao học vấn của chính mình, chủ yếu thành tựu ở lĩnh vực Duy thức pháp tướng. Đặc biệt đệ tử của ngài là pháp sư Khuy Cơ, ngài trực tiếp truyền thừa tư tưởng Duy thức pháp tướng.

Trong đó, ngài có 10 đại đệ tử, đệ nhất cũng là Khuy Cơ. Nhân minh, duy thức của Khuy Cơ đều học tập đạt được rất tốt. Khuy Cơ tiếp nhận sự ủy nhậm của ngài, đem trước tác của 10 đại Luận sư dung hợp lại, tập thành Thành duy thức luận (成唯識論). Khuy Cơ còn soạn Thành duy thức luận thuật ký, nhằm giải thích Thành duy thức luận. Sau Khuy Cơ, còn có Tuệ Chiểu. Sau Tuệ Chiểu, còn có Trí Chu. Thành duy thức luận liễu nghĩa đăng của Tuệ Chiểu soạn, nhằm giải thích Thành duy thức luận. Thành duy thức luận thuật ký diễn mật của Trí Chu soạn, nhằm giải thích Thành duy thức luận thuật ký. Thành duy thức luận thuật ký, Thành duy thức luận liễu nghĩa đăng, Thành duy thức luận thuật ký diễn mật cũng là tam đại bộ khi nghiên cứu duy thức. Do đó những ai nghiên cứu duy thức, nhất định cần phải học tập. 

Học tập duy thức, sách căn bản, có Bách pháp minh môn luận, Đại thừa ngũ uẩn luận, Duy thức nhị thập tụng, Duy thức tam thập tụng, Bát thức quy củ tụng, tiến lên một bước có Nhiếp Đại thừa luận, Thành duy thức luận, Hiển dương thánh giáo luận v.v. Luận thuật, trước tác duy thức là nhất bản thập chi (一本十支). Nhất bản cũng là Du già sư địa luận, là nghị luận và trước thuật căn bản. Du già sư địa luận gồm 100 quyển, do bồ tát Di lặc sở thuyết. Từ sự tuyên dương, đề xướng trong Du già sư địa luận mà có được 10 nghị luận và trước thuật, tức là: Thành duy thức luận, Hiển dương thánh giáo luận, Biện trung biên luận, Duy thức nhị thập tụng, Đại thừa trang nghiêm kinh luận, Đại thừa ngũ uẩn luận, Nhiếp đại thừa luận, Bách pháp minh môn luận, Phân biệt du già luận, A tì đạt ma Tạp tập luận. 

Sau khi duy thức pháp tướng từ Ấn Độ truyền đến Trung Quốc, nhờ sự kế thừa của Huyền Trang, Khuy Cơ, Tuệ Chiểu, Trí Chu mà tiêu chuẩn điển tịch hoàn bị hơn, phát triển, đề xướng ý nghĩa, huy hoàng mà đại thịnh hành hơn. Lúc bấy giờ, công tác dịch kinh tại thành Trường An. Mà Trường An là đô thành văn hóa, tăng nhân ở Việt Nam, Nhật Bản, Triều Tiên đều đến Trường An lưu học. Trường An cũng là nơi phát triển các tông phái Phật giáo, đặc biệt là hiển lộ truyền bá duy thức pháp tướng. Sự truyền bá của Phật giáo, từ Ấn Độ đến Trung Quốc, theo biến hóa, chuyển động thời gian, phát triển và đề xướng duy thức pháp tướng, nhằm giải thích kinh điển duy thức do đức Phật thuyết, như Giải Thâm Mật kinh, Lăng già kinh, Hoa Nghiêm kinh v.v... hoàn bị hơn, tư tưởng học thức rộng lớn mà cao thâm hơn, trải qua có hệ thống, vượt trên tông phái khác mà Tiểu thừa, Không tông Đại thừa đều không thể sánh bằng. Sự đặc biệt này, cũng là hệ thống chỉnh thể, dòng chảy chính của Phật giáo.

Từ Ngữ Phật Học Trong: Phần 1: Lịch Sử Phát Triển Tư Tưởng Duy Thức Học

Kinh Sách Liên Quan

 
1.    Thành Duy Thức, Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang | Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ, Việt Dịch
2.    Thành Duy Thức Luận, Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang | Hòa Thượng Thích Thiện Siêu, Việt Dịch
3.    Duy Thức Năng Biến, Thiện Phúc
4.    Bát Nhã Tâm Kinh Qua Cái Nhìn Của Duy Thức, Đại Lão Hòa Thượng Thích Thắng Hoan
5.    Vạn Pháp Qua Cái Nhìn Của Duy Thức, Đại Lão Hòa Thượng Thích Thắng Hoan
6.    Tìm Hiểu Nguồn Gốc Duy Thức Học, Đại Sư Thích Ấn Thuận | Thích Quảng Đại, Việt Dịch
7.    Duy Thức Học, Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang | Tỳ Kheo Thích Thiện Hạnh, Việt Dịch
8.    Duy Thức Học và Nhân Minh Luận, Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang | Hòa Thượng Thích Thiện Hoa, Việt Dịch
9.    Duy Thức Trong Đời Sống, Tagawa Charles Muller | Cư Sĩ Huệ Thiện, Việt Dịch
10.    Khái Luận Về Pháp Tướng Duy Thức Học, Đại Sư Thái Hư | Đại Lão Hòa Thượng Thích Thắng Hoan, Việt Dịch
11.    Khảo Nghiệm Duy Thức Học Trọn Bộ 2 tập, Đại Lão Hòa Thượng Thích Thắng Hoan
12.    Duy Thức Học Yếu Lược Tập 1, Thiện Phúc
13.    Duy Thức Học Yếu Lược Tập 2, Thiện Phúc
14.    30 Bài Tụng Duy Thức, Hòa Thượng Thích Khánh Anh, Việt Dịch
15.    312 Câu Tụng Căn Bản Duy Thức, Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang | Cư Sĩ Hạnh Cơ, Việt Dịch
16.    Duy Thức Phương Tiện Đàm, Đường Đại Viên | Hòa Thượng Thích Thiện Hoa, Việt Dịch
17.    Duy Thức Tam Thập Tụng Dị Giải, Đường Đại Viên | Hòa Thượng Thích Thiện Hoa, Việt Dịch