Tác Giả

Cố Giáo Sư Minh Chi

Giáo sư Minh Chi tên thật là Đinh Văn Vinh, Pháp danh quy y là Tâm Thông, ông còn ký dưới các bút danh Huyền Chân, Vân Bình (tên người con gái) và một số dịch phẩm dưới bút danh Hoài Minh (tên người con trai út). Ông sinh 07/7/1921 tại Nghệ An trong một gia đình có truyền thống ba đời tiến sĩ1, ông mất tại nhà riêng (Thành phố Hồ Chí Minh) vào ngày 25 tháng 4 năm 2006 (tức 26 tháng 3 năm Bính Tuất).

Ông cụ tổ họ Đinh ở Nghệ An là Đinh Hồng Liên2 đời Gia Long bị lưu đày vào Hà Tiên vì không xem kỹ để lọt một văn bằng đời Tây Sơn trong kho lưu trữ văn khố. Con ông là Tiến sĩ Đinh Văn Phác lúc bấy giờ đang làm Tri phủ Bình Thuận đã không ngần ngại từ quan, đi theo cha để hầu hạ, phụng dưỡng trong cảnh lưu đày gian khổ.

Ông nội giáo sư là Tiến sĩ Đinh Văn Chất (丁文質,1829 - 1887)3 làm quan dưới thời vua Tự Đức đến chức Tri phủ Nghĩa Hưng. Ông đã cương quyết chống lại hai tàu chiến Pháp từ Nam Định kéo xuống đánh chiếm phủ. Công cuộc chống giặc Pháp không thành, ông trở về quê tổ chức khởi nghĩa ở Nghi Lộc nhưng cũng thất bại vì thế cô và lúc đó triều đình Huế đã đầu hàng người Pháp. Ông chiến đấu tới giây phút cuối cùng, bị bắt và bị hành hình thảm khốc cùng với con trai ông là Đinh Văn Báu.

Thân phụ ông, Hoàng giáp Đinh Văn Chấp (18824-1953) là người duy nhất còn sót lại sau vụ khởi nghĩa chống thực dân Pháp không thành. Ông được một người nô bộc trung thành trong gia đình bế lên xứ Mường lánh nạn nên mới bảo toàn được mạng sống. Ông sinh thời là người khẳng khái, khí tiết. Trong những năm 1930

- 1931, ông bị điều ra làm Án sát ở Hà Tĩnh. Mục đích của sự điều động này là người Pháp muốn mượn tay ông đàn áp phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh. Hoàng giáp Đinh Văn Chấp là bậc túc Nho, lại có nghiên cứu Phật học, ông cộng tác viết bài cho Tạp chí Nam Phong5. Trong công trình Thơ văn Lý - Trần đồ sộ gồm 3 tập của Viện Văn học [tập 1: 1977, tập 3: 1978, tập 2 (quyển thượng): 1989], trong Lời nói đầu tập 2 (quyển thượng), các soạn giả, chủ biên đã trân trọng ghi tên cụ Đinh Văn Chấp trước tiên với tư cách là người sớm dịch thơ văn của một số thiền sư, văn nhân thời Lý - Trần6. Tác giả Đào Nguyên (2006) xem Hoàng giáp Đinh Văn Chấp là “Người mở đầu cho công việc dịch thơ Thiền thời Lý - Trần”7. Ông công bố các bài dịch thơ Thiền Lý - Trần trên Tạp chí Nam Phong các số 114, 115, 116 từ năm 1927 và đã được sưu tầm và xuất bản bởi Trung tâm Văn hóa Ngôn ngữ Đông - Tây liên kết với nhà xuất bản Lao động (2011) dưới tên Tuyển dịch thơ đời Lý - Trần, do hai nhà nghiên cứu Đông Tùng và Nguyễn Quang Tô sưu tầm và chú giải và được hậu học Hoàng Hồng Cẩm hiệu đính. Trong cuộc hội thảo khoa học Quốc tế “Phật giáo và thời đại” tổ chức tại Thiền viện Trúc Lâm Paris, tháng 9 năm 1995, giáo sư Minh Chi có sang dự và báo cáo tham luận. Trong cuộc hội thảo này, tất cả các đại biểu được nghe giáo sư Hoàng Xuân Hãn đọc bài tham luận “Họ Đinh ở Nghệ An từ Nho học đến Phật học”8. Rất tiếc, chúng tôi không tiếp cận được bài tham luận toàn văn của cố giáo sư Hoàng Xuân Hãn đã nêu ở trên.

Thuở nhỏ giáo sư Minh Chi theo học trường ở làng. Lớn lên, ông theo cha vào Huế đi học cùng với người anh là Đinh Văn Nam, tức Hòa thượng Thích Minh Châu (1918 - 2012) ở trường Quốc học Huế. Sau khi tốt nghiệp Tú tài II, giáo sư tiếp tục học Trường luật Đông Dương và tốt nghiệp vào năm 1944. Cuộc chiến tranh chống Pháp bùng nổ năm 1945, ông tình nguyện vào quân đội. Giai đoạn từ những năm 1946 - 1950, ông công tác ở Phòng Chính trị Quân khu IV với cương vị Phó ban Tuyên huấn và là Chủ nhiệm tờ báo quân đội “Vệ Quốc đoàn”. Trong những năm 1950 - 1960, giáo sư công tác ở Phủ Thủ tướng của ngài Phạm Văn Đồng ở Chiến khu Việt Bắc, rồi sau đó dời về Thủ đô Hà Nội.

Trong những năm tiếp theo, giáo sư làm báo, công tác và giảng dạy ở trường Nguyễn Ái Quốc I & II, phụ trách môn Phân vùng kinh tế9. Sau ngày giải phóng, ông cộng tác thường xuyên với Viện Văn hóa, Viện Triết học v.v… Năm 1983, giáo sư về hưu, chuyển hẳn vào sinh sống ở Thành phố Hồ Chí Minh, ông chuyên tâm nghiên cứu và giảng dạy đạo Phật ở Trường Cao cấp Phật học tại Thành phố Hồ Chí Minh cho đến khi qua đời vào ngày 25/4/2006. Sinh thời, giáo sư Minh Chi đảm nhận các chức danh như: Trưởng ban Lịch sử Phật giáo Việt Nam tại Viện Nghiên cứu Phật học Thành phố Hồ Chí Minh, Trưởng ban từ vựng Đại Tạng kinh Việt Nam, Phó Viện trưởng Học viện Phật giáo tại Thành phố HCM, Trưởng Ban từ vựng Phật học v.v…

Tôi gặp giáo sư Minh Chi lần đầu tiên vào tháng 2 năm 1998, khi còn là sinh viên trường Đại học Văn Lang. Giáo sư Minh Chi được PGS.TS. Phan Huy Xu, Trưởng khoa Du lịch, trường Đại học Văn Lang, mời giảng môn Tôn giáo học cho sinh viên ngành Du lịch. Chúng tôi còn nhớ, hôm đầu tiên giáo sư lên lớp, thầy Phan Huy Xu đi cùng với giáo sư Minh Chi vào lớp học và trịnh trọng giới thiệu sinh viên với giáo sư. Ông gọi giáo sư Minh Chi bằng thầy và căn dặn sinh viên chúng tôi học hành nghiêm túc, lên lớp đầy đủ, đúng giờ, ghi chép cẩn thận và ông còn nói thêm: “Giáo sư Minh Chi là bậc thầy của thầy, kiến thức vô cùng uyên thâm, các con có gì thắc mắc về tôn giáo thì cứ hỏi giáo sư. Thầy cũng phải đi học với giáo sư!”. Buổi học đầu tiên, thầy Phan Huy Xu ngồi dự trong lớp chúng tôi, ông ghi chép cẩn thận đến hết buổi học. Ý tứ của ông là muốn cổ vũ tinh thần học tập cho sinh viên, một phần (sau này tôi mới hiểu ra) thầy Phan Huy Xu rất kính trọng giáo sư Minh Chi với tư cách là một học giả, có kiến thức về tôn giáo học, triết học Đông - Tây rất uyên bác.

Giáo sư Minh Chi là một người có tầm thước nhỏ nhắn, nhanh nhẹn, năm đó ông đã 78 tuổi nên tóc đã bạc trắng. Giáo sư luôn ăn mặc giản dị, mang theo một chiếc cặp da nâu đã sờn, ông lên lớp vào mỗi buổi chiều thứ 5 (nếu tôi nhớ không nhầm) ở một giảng đường lớn chừng hơn 100 sinh viên, phòng quạt, lớp mở cửa sổ khi học.

Lớp học chúng tôi có thể nói là khá đông sinh viên thuộc cả hai khối Quản trị Du lịch và Hướng dẫn Du lịch với hơn 100 người nhập lại. Những buổi chiều sau Tết Nguyên đán, thời tiết bắt đầu nóng dần lên, phòng quá rộng, cửa sổ lúc nào cũng mở với quạt máy chạy ù ù. Sinh viên đông đúc, bọn họ nói chuyện ồn ào, đặc biệt là ở cuối lớp học. Ai muốn chăm chú nghe bài giảng của giáo sư thì vào lớp sớm, ngồi gần bục giảng. Mỗi buổi lên lớp, giáo sư giảng say sưa, nhiệt tình nhưng chúng tôi đâu có cảm nhận hết những điều mà ông nói vì môn học này chúng tôi chỉ học cho biết tình hình tôn giáo trên thế giới và ở Việt Nam, học cho đủ học phần nên bản thân tôi cũng không quan tâm lắm.

Một buổi học với ông kết thúc như thường lệ, tôi ra bãi xe, lấy xe gắn máy để về nhà. Tình cờ, tôi gặp giáo sư Minh Chi đang ôm cặp chờ trước cổng trường. Tôi tiến đến chào giáo sư và hỏi thăm và biết giáo sư chờ con gái ông đến đón. Đáng lẽ giờ này, cô đã đến đón ông về nhà nhưng hôm nay không biết có việc gì đột xuất mà chưa đến (lúc đó điện thoại di động chưa phổ biến). Tôi cũng không có việc gì gấp gáp và sẵn xe gắn máy, tôi ngỏ lời đưa giáo sư về nhà. Ông ngần ngại một chút rồi đồng ý. Nhà giáo sư ở tận đường Hồng Hà, gần sân bay Tân Sơn Nhất, một căn nhà đủ rộng cho ba người: giáo sư, vợ ông và người con gái sinh sống.

Sau buổi gặp gỡ, làm quen ấy, tôi còn có dịp đưa giáo sư về nhà mấy lần sau buổi giảng cho đến hết học phần môn Tôn giáo học. Trên đường đưa ông về, vài lần tâm sự với tôi rằng: “Sinh viên làm ồn quá, không chịu nghe bài giảng và lớp học nóng bức nên thầy giảng khá mệt”. Ông còn nói với tôi rằng, sau lớp học này, ông sẽ không nhận giảng ở các trường đại học nữa. Sau đó tôi được biết, ông chỉ giảng ở Học viện Phật giáo Việt Nam cho quý Tăng, Ni sinh về Tôn giáo học, Triết học Ấn Độ, Triết học phương Đông, Nhân minh học Phật giáo, Thuyết Bốn Đế và nhiều môn chuyên ngành Phật học khác và thỉnh thoảng ông đi nói chuyện chuyên đề ở các câu lạc bộ, các hội với tư cách là một diễn giả. Tôi trở thành thế hệ học trò thế tục nhỏ nhất của giáo sư Minh Chi. Môn Tôn giáo học ở lớp chúng tôi đã kết thúc từ lâu, tôi thỉnh thoảng chạy đến thăm ông, đôi lúc hỏi thêm bài vở, hỏi những từ tiếng Anh khó và trở thành người quen lúc nào với gia đình giáo sư mà tôi không hay biết.

Sau khi tốt nghiệp trường Đại học Văn Lang với chuyên ngành hướng dẫn Du lịch vào tháng 5 năm 2000, tôi chịu thất nghiệp khoảng hơn nửa năm vì chưa xin được việc, do thiếu kinh nghiệm làm việc, kiến thức và ngoại ngữ (tiếng Anh) lại chưa đủ tốt để làm việc. Chưa có việc làm, tôi có nhiều thời gian rảnh rỗi. Tôi tập trung học thêm tiếng Anh ở trung tâm ngoại ngữ Đại học Sư phạm, thời gian còn lại tôi đến chơi nhà giáo sư Minh Chi nhiều hơn, vừa để học thêm tiếng Anh dịch thuật, vừa tìm hiểu thêm Phật học và tôi còn học cả chữ Hán từ ông với quyển Luận ngữ của Khổng Tử. Tôi cũng giúp ông nhập liệu vi tính rất nhiều bản thảo mà ông đã viết tay hoặc đã viết bằng máy đánh chữ không biết từ lúc nào. Lúc này, tôi được biết giáo sư là một học giả nổi tiếng, một nhà nghiên cứu Phật học uyên thâm được nhiều người kính trọng. Nhà giáo sư luôn có khách thăm viếng là các nhà nghiên cứu, các vị Tăng, Ni đến hỏi bài vở, Phật pháp, trao đổi học thuật khiến ông rất bận rộn nhưng ông cũng sắp xếp được cho tôi và hai người bạn nữa học dịch thuật tiếng Anh mỗi tuần 3 buổi chiều, mỗi buổi một giờ đồng hồ. Tôi đến nhà ông thường xuyên, cả nhà ông rất thân mật với tôi, họ xem tôi như một đứa cháu nhỏ trong nhà. Nhiều bữa, tôi ở lại ăn cơm trưa rồi nghỉ trưa ngay trong nhà giáo sư cho đến giờ đi học tiếng Anh ở Trung tâm. Có bữa, tôi ở ăn cơm tối cùng với gia đình ông. Nhiều lần, biết tôi túng tiền, giáo sư sẵn tiền nhuận bút của các tờ báo mới đem tới nhà, thế là ông đưa cho tôi bảo: “Cháu cầm mà tiêu vặt”. Tôi cảm động vô cùng với những cử chỉ vô tư, nhiệt tình giúp đỡ của ông. Không những chỉ có mình tôi, mà giáo sư còn giúp đỡ và nâng đỡ một vài người bạn trẻ khác như tôi tùy hoàn cảnh, tùy duyên. Khi chúng tôi hỏi bất cứ một vấn đề gì, ông đều giảng giải cặn kẽ, nhiệt tình mặc dù nhiều lúc ông đã khá mệt vì công việc ở Viện Nghiên cứu Phật học, giảng ở học đường và viết bài cho các báo, tham luận các cuộc hội thảo, trao đổi học thuật với các học giả, chấm bài v.v… Tôi tin rằng, nhiều người gặp ông cũng cảm nhận được ở ông sự nhiệt tình, chân thành, vô tư. Nhiều lúc ông mệt quá, thế là ông bảo tôi bày cờ tướng ra chơi. Giáo sư đánh cờ tướng rất vô tư, vui vẻ hết mình, rất cao hứng và rất cao cờ! Đánh cờ xong, giáo sư lại lao vào làm việc hăng say mà không cảm thấy mệt nữa! Tôi trở thành một trong những người bạn trẻ đánh cờ giải trí với ông lúc nào không hay! Nhiều bữa tôi rảnh việc, đưa ông đến Câu lạc bộ Lao động để giáo sư nói chuyện chuyên đề về Phật giáo với tư cách là diễn giả. Có lần, tôi đưa giáo sư đến nói chuyện tại Câu lạc bộ Lao động với chủ đề “Phật giáo và tâm linh”. Mọi người đặt câu hỏi và họ rất hài lòng với sự trình bày cũng như trả lời những câu hỏi có liên quan của ông.

Giáo sư Minh Chi được mọi người kính trọng cả về nhân cách, học thuật uyên thâm và bản thân ông hành thiền rất tích cực. Về sau, tôi xin được việc làm ở Khu Di tích lịch sử Địa đạo Củ Chi nên về hẳn trên ấy công tác. Tôi ít có dịp đến thăm ông và gia đình.

Sau vài năm công tác ở Củ Chi, tôi trở lại trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh làm việc, kiếm sống và học tập. Tôi đến thăm giáo sư tại nhà riêng, lúc này ông còn rất mạnh khỏe, mặc dù đã hơn 80 tuổi. Hằng ngày, giáo sư vẫn dùng chiếc Charly đến học viện Phật giáo Việt Nam ở đường Nguyễn Kiệm để giảng bài cho Tăng, Ni sinh hoặc làm việc ở Viện cho đến trước Tết Ất Dậu (2005) vài ngày. Ông bị chứng đau bụng cấp phải nhập viện. Các bác sĩ ở bệnh viện Thống Nhất bảo ông là phải mổ để điều trị. Thế là ông lên bàn mổ ở tuổi 84. Kể từ cuộc giải phẫu đó, sức khỏe của ông suy dần. Giáo sư phải mang bên hông một cái bịch đựng chất thải đại tiện mà ông không thể kiểm soát được khiến cho ông rất ngứa ngáy và khó chịu. Ông nhiều lần tâm sự với tôi cuộc giải phẫu lần đó là sai lầm lớn nhất trong đời ông về vấn đề sức khỏe. Giáo sư vẫn tiếp tục làm việc tại Viện Nghiên cứu Phật học Thành phố Hồ Chí Minh và lên giảng đường, nhiều lần ông đang giảng bài ở Học viện thì ngất đi và các vị Tăng ni đưa giúp ông về nhà. Sức khỏe của giáo sư sau hơn một năm tiến hành phẫu thuật bị suy giảm trầm trọng cho đến khi ông mất ở nhà riêng vào 25 tháng 4 năm 200610. Trước khi mất, giáo sư còn cố gắng chuyển ngữ xong một quyển Thiền học ứng dụng có tựa “Dưới ánh sáng của Thiền” từ nguyên bản Anh ngữ của tác giả Mike Georges (In the light of Meditation). Tôi được biết ông còn có một số công trình đang thực hiện dở dang như dịch Triết học Đại thừa Phật giáo từ nguyên bản tiếng Anh, dịch Kinh Hoa Nghiêm từ chữ Hán, viết một số chương trong đề cương Triết học phương Tây mà ông đã vạch ra, soạn gần xong bộ Đại cương Tôn giáo học phương Tây v.v…1

Thầy Thích Phước Đạt có đến thăm giáo sư Minh Chi vào những ngày cuối đời, thầy được nghe giáo sư đọc vài câu thơ như tâm sự lòng mình: “Thân dẫu bệnh mà tâm không bệnh; chế phục cơn đau cho đến cuối đời; bộ Kinh dịch khai thông từng câu chữ; tấn tu đạo nghiệp vẫn không rời”. Giáo sư Minh Chi mất đi để lại biết bao sự thương tiếc trong lòng học trò nhiều thế hệ, các nhà nghiên cứu và độc giả trong và ngoài nước và từ ngày ấy chúng ta không còn được đọc những bài nghiên cứu mới của ông nữa. Chúng ta đã vĩnh biệt một nhà nghiên cứu Phật học uyên thâm, một cây đại thụ trong giới nghiên cứu hơn 13 năm rồi.

Hôm nay ngồi lại đây, chúng tôi ghi lại vài kỷ niệm với giáo sư Minh Chi để tưởng nhớ tới ông, một nhà nghiên cứu Phật học tận tụy, một người thầy uyên bác, giản dị và dễ mến. Cuộc đời ông là một tấm gương lớn cho những nhà nghiên cứu trẻ hiện nay, một tấm gương tự học, dạy người không biết mệt (hối nhân bất quyện) như các nhà Nho thường nói và những đóng góp của ông cho nền văn hóa và Phật giáo Việt Nam thật đáng trân trọng.

Theo bài viết của giáo sư Minh Chi: “Chủ tịch Hồ Chí Minh và Phật giáo Việt Nam” (Tạp chí Xưa & Nay, số 116, tháng 5/2000 tr.5-7), ông có tác phẩm đầu tay là quyển Đạo Phật I (dưới bút danh Huyền Chân) được nhà Thụy Ký in năm 1945. Khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đến dự buổi lễ kỷ niệm vua Trần Nhân Tông tại chùa Quán Sứ, Phật tử Nguyễn Văn Tiến có đưa đến buổi lễ nhờ tác giả xin chữ ký của Hồ Chủ tịch. Bác đã ký vào quyển sách Đạo Phật I nhưng rất tiếc, quyển Đạo Phật I chuyền từ tay này sang tay khác rồi mất hút trong đám đông

Lúc sinh thời, giáo sư Minh Chi được nhiều viện nghiên cứu như Viện Triết học, Viện Văn hóa, Viện Nghiên cứu Tôn giáo mời viết bài tham luận, viết sách. Một số đầu sách xuất bản dưới tên ông được các vị thiện tri thức và các Viện nghiên cứu tập hợp và xuất bản như: Lịch sử Phật giáo Việt Nam thời Bắc thuộc, Viện Triết học, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội 1991, do GS. Nguyễn Tài Thư chủ biên. Từ điển Phật học Việt Nam, viết chung với HT. Thích Minh Châu, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1991. Đại cương triết học phương Đông, viết chung với Hà Thúc Minh, Trường Đại học Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh 1993. Tôn giáo học và tôn giáo vùng Đông Á, Trường Đại học Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh 1994. Thuyết Bốn Đế, Viện Cao cấp Phật học (in nội bộ) 1996; Giáo trình Triết học Ấn Độ (tài liệu viết dưới dạng giáo trình in nội bộ cho Tăng Ni sinh khóa IV). Các vấn đề Phật học, Viện Nghiên cứu Phật học ấn hành 1995. Thiền học đời Trần (chủ biên), Nxb. Tôn giáo tái bản 2003. Quan niệm của đạo Phật đối với Sống - Chết, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh 2002; Nxb. Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh tái bản năm 2007 nhân kỷ niệm một năm ngày mất của ông. Truyền thống văn hóa và Phật giáo Việt Nam, Nxb. Tôn giáo 2003. Thiền Nguyên thủy và Thiền phát triển (chủ biên), Nxb. Tôn giáo 2005. Tin tức từ biển tâm (dịch từ nguyên tác Tâm hải đích tiêu tức của nhà văn Phật giáo Đài Loan, Lâm Thanh Huyền), Nxb. Tôn giáo 2004; Nxb. Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh in lại năm 2007. Những yếu tố căn bản để sống thanh thản và nhẹ nhàng (biên dịch từ sách của Tarthang Tulku Rinpoche, người Tây Tạng), Nxb. Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh 2004. Lão học giảng theo quan điểm Phật giáo, Nxb. Tôn giáo 2005. Nhân Minh học Phật giáo, Nxb. Tôn giáo 2005. Từ nội tâm hướng ra bên ngoài - Một phương thức tốt hơn để sống, học tập và thương yêu được ông chuyển ngữ từ bản tiếng Anh của tác giả Dadi Janki (Giám đốc Brahma Kumaris World Spiritual University). Dưới ánh sáng của Thiền (dịch từ nguyên bản tiếng Anh: In the light of Meditation của tác giả Mike Georges), Nxb. Tri thức 2008; Nxb. Hồng Đức tái bản 2012. Các vấn đề về Phật học, Nxb. Đông Phương 2011.

Giáo sư Minh Chi là người viết nhiều nhưng ông không quan tâm đến việc in ấn, cho nên còn rất nhiều bài viết của ông tản mác, vẫn chưa được in thành sách. Nếu được tập hợp lại, chúng tôi nghĩ rằng, ít nhất giáo sư Minh Chi sẽ có thêm khoảng 10 công trình ng- hiên cứu nữa dưới các tiêu đề như: Đạo đức học Phật giáo, Văn hóa Phật giáo, Triết học Phật giáo, Tư tưởng Phật giáo, Nghiên cứu Kinh Pháp cú, Phật giáo Thái Lan quá khứ và hiện tại, Tôn giáo học v.v…

Gia đình giáo sư Minh Chi hy vọng trong thời gian sắp tới sẽ tập hợp và xuất bản các bản thảo còn lại mà ông viết lúc sinh thời. Có lẽ một ngày nào đó, chúng ta nên tổ chức một cuộc tọa đàm về giáo sư Minh Chi và những đóng góp của ông đối với Phật giáo và văn hóa Việt Nam.
Kính thay!

ThS. Võ Văn Thành
Cố Giáo Sư Minh Chi
Cố Giáo Sư Trương Đình Nguyên
Cư Sĩ Bành Tế Thanh
Cư Sĩ Bích Ngọc
Cư Sĩ Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa
Cư Sĩ Cao Hữu Đính
Cư Sĩ Chân Hiền Tâm
Cư Sĩ Chánh Trí Mai Thọ Truyền
Cư Sĩ Đạo Quang
Cư Sĩ Diệu Âm
Cư Sĩ Diệu Hà
Cư Sĩ Định Huệ
Cư Sĩ Đoàn Trung Còn
Cư Sĩ Đức Hạnh Lê Bảo Kỳ
Cư Sĩ Dương Đình Hỷ
Cư Sĩ Đường Tương Thanh
Cư Sĩ Giang Đô Trịnh Vĩ Am
Cư Sĩ Giang Vị Nông
Cư Sĩ Hạnh Cơ
Cư Sĩ Hồ U Trinh Ở Núi Tứ Minh
Cư Sĩ Hoàng Phước Đại
Cư Sĩ Hồng Như
Cư Sĩ Hồng Dương Nguyễn Văn Hai
Cư Sĩ Huệ Thiện
Cư Sĩ Khánh Vân
Cư Sĩ Lâm Cự Tinh
Cư Sĩ Lê Huy Trứ MSEE
Cư Sĩ Lê Sỹ Minh Tùng
Cư Sĩ Liêu Nguyên
Cư Sĩ Liêu Địch Liên
Cư Sĩ Lưu Minh Chánh
Cư Sĩ Lưu Thừa Phù Ghi Chép
Cư Sĩ Lý Viên Tịnh
Cư Sĩ Lý Nhất Quang
Cư Sĩ Mao Lăng Vân cung kính kết tập
Cư Sĩ Minh Chánh
Cư Sĩ Minh Trí và Mẫn Đạt
Cư Sĩ Ngô Đức Thọ
Cư Sĩ Nguyên Giác
Cư Sĩ Nguyên Hồng
Cư Sĩ Nguyễn Lang
Cư Sĩ Nguyên Phong
Cư Sĩ Nguyễn Đức Sâm , Ngô Đức Thọ
Cư Sĩ Nguyễn Đức Sinh
Cư Sĩ Nguyễn Hữu Kiệt
Cư Sĩ Nguyễn Minh Tiến
Cư Sĩ Nguyễn Xuân Chiến
Cư Sĩ Phạm Cổ Nông
Cư Sĩ Phúc Trung
Cư Sĩ Phương Luân
Cư Sĩ Quách Huệ Trân
Cư Sĩ Quảng Minh
Cư Sĩ Tâm Phước
Cư Sĩ Tâm Minh Lê Đình Thám
Cư Sĩ Thiên Nhơn
Cư Sĩ Thôi Chú Bình
Cư Sĩ Thuần Bạch
Cư Sĩ Tiểu Bình Thật
Cư Sĩ Tịnh Mặc
Cư Sĩ Tô Khắc Minh
Cư Sĩ Tôn A Tử
Cư Sĩ Uông Trí Biểu
Cư Sĩ Viên Đạt
Cư Sĩ Vọng Tây
Đại Lão Hòa Thượng Hư Vân
Đại Lão Hòa Thượng Thích Ấn Quang
Đại Lão Hòa Thượng Thích Diễn Bồi
Đại Lão Hòa Thượng Thích Hành Trụ
Đại Lão Hòa Thượng Thích Mộng Tham
Đại Lão Hòa Thượng Thích Phổ Tuệ
Đại Lão Hòa Thượng Thích Thắng Hoan
Đại Lão Hòa Thượng Thích Trí Quang
Đại Lão Hòa Thượng Thích Trí Tịnh
Đại Lão Hòa Thượng Tinh Vân
Đại Sư An Thế Cao
Đại Sư Bách Trượng Hoài Hải
Đại Sư Chí Công
Đại Sư Cổ Diêm Khuông Am Thanh Liên bật-sô Linh Thừa
Đại Sư Đạo Bái
Đại Sư Đạo Nguyên
Đại Sư Đạo Tuyên
Đại Sư Diệu Hiệp
Đại Sư Diệu Khẩu
Đại Sư Diệu Không
Đại Sư Diệu Liên
Đại Sư Đời Tống, Nguyên Chiếu
Đại Sư Gia Tường Cát Tạng
Đại Sư Hải Đông
Đại Sư Hám Sơn
Đại Sư Hàm Thị
Đại Sư Hoài Cảm
Đại Sư Hoằng Nhất
Đại Sư Hoằng Tán
Đại Sư Huệ Ngộ
Đại Sư Khuy Cơ
Đại Sư Liên Trì
Đại Sư Linh Phong Ngẫu Ích Trí Húc
Đại Sư Pháp Tạng Hiền Thủ
Đại Sư Phi Tích
Đại Sư Pomnyun Sunim Trí Quang
Đại Sư Quán Đảnh
Đại Sư Quảng Khâm
Đại Sư Tăng Triệu
Đại Sư Thái Hư
Đại Sư Thân Loan
Đại Sư Thang Hương Danh
Đại Sư Thanh Lương Trừng Quán
Đại Sư Thật Hiền
Đại Sư Thật Xoa Nan Đà
Đại Sư Thích Ấn Thuận
Đại Sư Thích Tăng Triệu
Đại Sư Thiên Thai Trí Giả
Đại Sư Thượng Sư Tsong Kha Pa
Đại Sư Tĩnh Am
Đại Sư Tông Bổn
Đại Sư Triệt Ngộ
Đại Sư Trung Phong Minh Bổn
Đại Sư Tsong Kha Pa
Đại Sư Ưu Đàm
Đại Sư Viên Hư
Đại Sư Vĩnh Minh Diên Thọ
Đời Dao Tần, Duy Tắc Thiền sư Thiên Như
Đời Dao Tần, Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập
Đời Đường Sa Môn Văn Thẩm Thiếu Khương
Đời Lưu Tống Cương Lương Gia Xá
Hòa Thượng DaLai Lama
Hòa Thượng Thích Bảo Lạc
Hòa Thượng Thích Bích Liên
Hòa Thượng Thích Chân Thường
Hòa Thượng Thích Đồng Bổn
Hòa Thượng Thích Đổng Minh
Hòa Thượng Thích Đức Nhuận
Hòa Thượng Thích Đức Niệm
Hòa Thượng Thích Đức Thắng
Hòa Thượng Thích Giác Khang
Hòa Thượng Thích Giác Qủa
Hòa Thượng Thích Giác Quang
Hòa Thượng Thích Hân Hiền
Hòa Thượng Thích Hoằng Tri
Hòa Thượng Thích Hoằng Trí
Hòa Thượng Thích Hồng Đạo
Hòa Thượng Thích Hồng Nhơn
Hòa Thượng Thích Huệ Hưng
Hòa Thượng Thích Huyền Dung
Hòa Thượng Thích Huyền Tôn
Hòa Thượng Thích Huyền Vi
Hòa Thượng Thích Khánh Anh
Hòa Thượng Thích Khế Chơn
Hòa Thượng Thích Mãn Giác
Hòa Thượng Thích Minh Cảnh
Hòa Thượng Thích Minh Châu
Hòa Thượng Thích Minh Lễ
Hòa Thượng Thích Minh Quang
Hòa Thượng Thích Minh Thành
Hòa Thượng Thích Nhất Chân
Hòa Thượng Thích Như Điển
Hòa Thượng Thích Phước Nhơn
Hòa Thượng Thích Phước Sơn
Hòa Thượng Thích Quảng Độ
Hòa Thượng Thích Quang Phú
Hòa Thượng Thích Tâm Châu
Hòa Thượng Thích Tâm Quang
Hòa Thượng Thích Thái Hòa
Hòa Thượng Thích Thánh Nghiêm
Hòa Thượng Thích Thanh Từ
Hòa Thượng Thích Thiên Ân
Hòa Thượng Thích Thiện Hoa
Hòa Thượng Thích Thiện Huệ
Hòa Thượng Thích Thiện Siêu
Hòa Thượng Thích Thiền Tâm
Hòa Thượng Thích Thông Bửu
Hòa Thượng Thích Tịnh Không
Hòa Thượng Thích Tịnh Nghiêm
Hòa Thượng Thích Toàn Châu
Hòa Thượng Thích Trí Chơn
Hòa Thượng Thích Trí Hoằng
Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm
Hòa Thượng Thích Trí Quảng
Hòa Thượng Thích Trí Thủ
Hòa Thượng Thích Trung Quán
Hòa Thượng Thích Từ Quang
Hòa Thượng Thích Tuệ Đăng
Hòa Thượng Thích Tuệ Đặng
Hòa Thượng Thích Tuệ Nhuận
Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ
Hòa Thượng Thích Tuyên Hóa
Hòa Thượng Thích Viên Giác
Hòa Thượng Thích Viên Huy
Hòa Thượng Thích Viên Lý
Tam Tạng Pháp Sư Bát Nhã
Tam Tạng Pháp Sư Đàm Vô Sấm
Tam Tạng Pháp Sư Đề Vân Bát Nhã
Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang
Thượng Nhân Pháp Nhiên
Thượng Tọa Thích Chân Tính
Thượng Tọa Thích Chánh Lạc
Thượng Tọa Thích Đồng Ngộ
Thượng Tọa Thích Đức Trí
Thượng Tọa Thích Giải Hiền
Thượng Tọa Thích Hằng Đạt
Thượng Tọa Thích Hạnh Bình
Thượng Tọa Thích Huyền Châu
Thượng Tọa Thích Mật Thể
Thượng Tọa Thích Minh Tuệ
Thượng Tọa Thích Nguyên Bình
Thượng Tọa Thích Nguyên Chơn
Thượng Tọa Thích Nguyên Hùng
Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng
Thượng Tọa Thích Nhuận Châu
Thượng Tọa Thích Phổ Huân
Thượng Tọa Thích Phước Hòa
Thượng Tọa Thích Phước Thái
Thượng Tọa Thích Quảng Ánh
Thượng Tọa Thích Thiện Phụng
Thượng Tọa Thích Tiến Đạt
Thượng Tọa Thích Trí Đức
Thượng Tọa Thích Trí Siêu
Thượng Tọa Thích Trường Lạc
Thượng Tọa Thích Vĩnh Hóa
Tiến Sĩ Lê Sơn Phương Ngọc
Tiến Sĩ Sinh Học Matthieu Ricard
Tiến Sĩ Vật Lý Trịnh Xuân Thuận
Tỳ Kheo Thích Đăng Quang
Tỳ Kheo Thích Đồng Thọ
Tỳ Kheo Thích Đồng Tịnh
Tỳ Kheo Thích Duy Lực
Tỳ Kheo Thích Giác Nghiên
Tỳ Kheo Thích Giới Bổn
Tỳ Kheo Thích Giới Đức
Tỳ Kheo Thích Giới Nghiêm
Tỳ Kheo Thích Hoằng Đạo
Tỳ Kheo Thích Hoằng Thường
Tỳ Kheo Thích Huệ Chiểu Chùa Đại Vân Ở Chuy Châu
Tỳ Kheo Thích Minh Điền
Tỳ Kheo Thích Minh Định
Tỳ Kheo Thích Minh Trí
Tỳ Kheo Thích Nguyên Chứng
Tỳ Kheo Thích Tâm Hạnh
Tỳ Kheo Thích Thanh Giác
Tỳ Kheo Thích Thiện Hạnh
Tỳ Kheo Thích Thiện Trang
Tỳ Kheo Thích Thông Huệ
Tỳ Kheo Thích Viên Ngộ
Tỳ Kheo Visuđhacara



Kinh Sách Cùng Tác Giả

Tìm không thấy
Việc niệm Phật phải được phối hợp với việc làm. Niệm Phật cho đến lúc tâm yên tĩnh, thì lúc ấy chính là tự tánh mình niệm, tức là nhất tâm rồi đó. Khi làm việc, cũng cứ niệm Phật; mà kẻ khác thì không biết là mình đang niệm. Cứ chuyên tâm làm việc, đừng khởi vọng tưởng hay nghĩ ngợi gì khác, thì đó mới là nhất tâm, cũng là tâm Phật, hợp với Phật Ðạo vậy.