Tác Giả

Hòa Thượng Thích Đổng Minh



TIỂU SỬ HÒA THƯỢNG LUẬT SƯ THÍCH ĐỖNG MINH 

1. THÂN THẾ 

Hòa thượng họ Đỗ, húy Châu Lân, sinh năm Đinh Mão - 1927 tại thôn Quan Quang, xã Nhơn Khánh, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định. Thân phụ là cụ ông Đỗ Hoạch, thân mẫu là cụ bà Trần Thị Tú. Gia đình gồm có năm người con, hai trai, ba gái, Hòa thượng Thích Đỗng Quán thứ ba, ngài thứ tư. 
Gia đình ngài đời đời thuần tín Tam bảo. Cha mất sớm, được mẹ chăm lo dạy dỗ. Với bẩm tánh thông minh và hiếu học, năm 11 tuổi ngài thi đậu bằng Yếu Lược, việc này chưa từng xảy ra tại quê ngài, nên đích thân Lý trưởng đến thăm và chúc mừng. Đó là một vinh dự cho gia đình và quê hương ngài lúc bấy giờ. 

2.XUẤT GIA HỌC ĐẠO 

Vốn có sẵn hạt giống Bồ-đề, túc duyên Phật pháp, năm 13 tuổi, ngài xuất gia với đại sư Chơn Quang - vốn là chú ruột - tại chùa Khánh Vân, thôn Văn Quang, xã Phước Quang, tỉnh Bình Định. Sau đó, ngài được Hòa thượng chùa Thiên Hưng đưa vào Phan Rang và trao cho Hòa thượng Huyền Tân chùa Thiền Lâm làm đệ tử với pháp danh Thị Khai, tự Hạnh Huệ, hiệu là Đỗng Minh, thuộc dòng Lâm Tế Chúc Thánh đời thứ 42. 

Năm Quý Mùi - 1943, ngài thọ Sa-di giới tại Đại giới đàn Long Khánh. 

Năm 19 tuổi (1946), Hòa thượng được Bổn sư cho thọ Đại giới tại Đại giới đàn chùa Thiên Bình - Bình Định. Ngài Huệ Chiếu chùa Thập Tháp làm Đàn đầu Hòa thượng, với tuổi 19 thì chưa đủ tuổi theo Luật định nhưng với thiên tư đỉnh đặc ngài được Bổn sư đặc cách và Hội đồng Thập sư hoan hỷ chấp thuận. 
Sống trong cảnh nước mất nhà tan, như bao thanh niên khác, Hòa thượng đã tham gia Hội Phật giáo cứu quốc tỉnh Ninh Thuận với cương vị Chủ tịch. Tuy lo việc nước nhưng Hòa thượng luôn giữ vững sứ mệnh xuất gia học đạo của mình. 

Năm 23 tuổi (Canh Dần - 1950), ngài được Bổn sư ra ra theo học tại Tăng Học Đường Nha Trang, lúc ấy có danh xưng là Tăng Học Đường Nam Phần Trung Việt, đặt tại trường Bồ Đề - Nha Trang, do Hòa thượng Thích Thiện Minh làm giám đốc. 

Năm 1954, Hòa thượng được Ban giám đốc Tăng Học Đường vào Sài Gòn học các nghề y tá, bào chế hóa chất… để bổ sung cho y phương minh, công xảo minh… làm tư lương hành đạo sau này. 

Năm 1955, ngài xin ra Huế tham học với các ngài Thích Đôn Hậu, Thích Thiện Siêu, Thích Trí Quang để hoàn tất chương trình Đại học Phật giáo. Trong thời gian này, ngài lưu trú tại chùa Từ Quang. 

3.THỜI HÓA ĐẠO 

Năm Kỷ Sửu (1949), ngài được Hòa thượng Bổn sư cử giữ chức Thủ tọa (trị trì) chùa Thiền Lâm - Ninh Thuận. 

Năm Canh Dần (1950), khi vào tu học tại Tăng Học Đường Nha Trang, ngài được Ban giám đốc và đại chúng đề cử giữ chức Thủ chúng để điều hành mọi sinh hoạt của chúng Tăng. Vì thế, Tăng Ni và Phật tử lúc ấy đều gọi ngài là “Thầy Thủ”. 

Năm Đinh Dậu (1957), sau khi hoàn tất chương trình Đại học Phật giáo, từ Huế trở về Nha Trang, ngài được Tổng hội Phật giáo Trung phần lúc ấy phân công nghiên cứu, tổ chức thành lập hãng vị trai Lá Bồđề để làm kinh tế tự túc cho việc đào tạo Tăng tài. Sau đó, hãng này được phát triển thành hai chi nhánh, một tại Sài Gòn, một tại Huế. Nguồn thu nhập tài chánh của ba cơ sở kinh tế này đã giữ một vai trò quan trọng trong việc đào tạo Tăng tài lúc bấy giờ. Ngài đã đảm nhiệm chức vụ Giám đốc cơ sở sản xuất này từ lúc thành lập cho đến lúc chuyển thể. 

Cũng trong năm này, Tăng học đường Nha Trang và Phật học đường Báo Quốc - Huế hợp lại thành Phật học viện Trung phần đặt tại chùa Hải Đức - Nha Trang (thường gọi là Phật học viện Hải Đức Nha Trang) do Hòa thượng Thích Giác Nhiên làm Viện trưởng, Hòa thượng Thích Trí Thủ làm Giám viện và Hòa thượng Thích Thiện Siêu làm Giáo thọ trưởng, ngài được mời giữ chức Trưởng ban kinh tế tự túc và làm giáo thọ giảng dạy thường xuyên tại Viện và các Phật học viện phụ cận trong những năm sau đó. 

Năm Quý Mão (1963), ngài là thành viên Ủy ban bảo vệ Phật giáo tại Nha Trang - Khánh Hòa, cùng với Tăng, Ni và Phật tử vận động tranh đấu, chống lại chính sách kỳ thị và đàn áp tôn giáo của chính quyền Ngô Đình Diệm. 

Năm Đinh Mùi (1967), Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất mời ngài giữ chức đại diện miền Khuông Việt, gồm các tỉnh Cao nguyên Trung phần. 
Năm Mậu Thân (1968), ngài giữ chức Vụ trưởng Phật học thuộc Tổng vụ Giáo dục Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, điều phối và chăm sóc các Phật học viện toàn miền Nam lúc bấy giờ. 

Năm Canh Tuất (1970), Phật học viện Hải Đức - Nha Trang mở lớp chuyên khoa Phật học, ngài được mời giữ chức Giám học thường xuyên đôn đốc việc tu học của Tăng Ni sinh. 

Ngày 19 tháng 09 năm Quý Sửu (1973), ngài cùng với Trưởng lão Hòa thượng Thích Trí Thủ mở Đại giới đàn Phước Huệ cho Tăng Ni từ Quảng Trị trở vào Nam thọ giới - đây là giới đàn lớn nhất. Hội đồng Thập sư được cung thỉnh từ Trung vô Nam và Đại lão Hòa thượng Thích Phúc Hộ làm Đàn đầu Hòa thượng. 
Năm Giáp Dần (1974), Viện Cao đẳng Phật học Hải Đức - Nha Trang thành lập do Hòa thượng Thích Thiện Siêu làm Viện trưởng, ngài giữ chức Phó viện trưởng điều hành, theo dõi chăm sóc mọi sinh hoạt của Viện. 

Từ ngày thành lập Phật học viện đến Viện Cao đẳng, ngài và Hòa thượng Thích Trừng San là hai trợ lý đắc lực cho Hòa thượng Giám viện Thích Trí Thủ. 
Đầu năm Mậu Ngọ (1978), ngài vào Sài Gòn dự tang lễ đức Phó Tăng thống GHPGVNTN, trên đường về thì ngài gặp nạn. Gần hai năm bị giam giữ tại Nha Trang như là một khổ duyên giúp cho ngài tăng trưởng nhẫn nhục Ba-la-mật… Bộ Tỳ-ni nhật dụng được dịch ra văn vần thuộc lòng cũng trong thời gian này. 
Năm Tân Dậu (1981), GHPHVN thành lập, ngài được mời làm Đại biểu dự Đại hội trong Phái đoàn GHPGVNTN. 

Năm 1982 và năm 1983, ngài an cư và dạy Luật tại Tu viện Quảng Hương Già-lam và Phật học Vạn Hạnh. Từ năm 1983, ngài được mời làm Thành viên Ban Giáo dục Tăng Ni Trung ương trong suốt 4 nhiệm kỳ. 

Năm 1990, trường Cơ bản Phật học tỉnh Khánh Hòa thành lập, ngài được cung thỉnh giữ chức Giáo thọ trưởng và giảng dạy cho trường. 

Từ năm 1983 đến 2001, ngài được cung thỉnh làm Tuyên luật sư cho các Đại giới đàn Trí Thủ I (1993), II (1997) và III (2001) tại chùa Long Sơn, Nha Trang, Khánh Hòa. 

Năm Ất Hợi (1995), được sự tài trợ của Hòa thượng Thích Tịnh Hạnh ở Đài Loan, ngài tổ chức đào tạo một lớp phiên dịch cho Tăng, Ni. Sau đó, tiếp tục hướng dẫn Tăng Ni, Cư sĩ dịch được nhiều bộ kinh trong tạng Đại Chánh Tân Tu, đồng thời ngài chứng nghĩa tất cả các bản dịch. 

Năm Bính Tý (1996), ngài được cung thỉnh làm Tuyên luật sư cho Đại giới đàn Thiện Hòa tại Đại Tùng Lâm - Bà Rịa Vũng Tàu. 

Năm Đinh Sửu (1997), ngài được Giáo hội Phật giáo Việt Nam tấn phong ngài và suy tôn vào Hội đồng Chứng minh Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam. 
Năm Tân Tỵ (2001), trong Đại hội nhiệm kỳ III, Ban trị sự Tỉnh hội Phật giáo Khánh Hòa cung thỉnh ngài làm Chứng minh và cố vấn cho Tỉnh hội, đồng thời thỉnh ngài làm cố vấn cho Ban Tăng sự và Ban Giáo dục Tăng Ni của Tỉnh hội. 

Năm Nhâm Ngọ (2002), được sự hỗ trợ của các pháp hữu ở hải ngoại, ngài vận động thành lập Ban phiên dịch Pháp Tạng Phật giáo Việt Nam và giữ trách nhiệm Trưởng ban hướng dẫn Tăng, Ni, Cư sĩ phiên dịch. Từ đó đến nay đã dịch được nhiều kinh sách và lưu hành rộng rãi cả trong nước lẫn ngoài nước. 
Năm Quý Mùi (2003), ngài được Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam mời giữ chức Phó Viện trưởng. 

4. PHIÊN DỊCH LUẬT TẠNG 

Vì bản hoài sách tấn Tăng, Ni nghiêm trì giới luật, thể hiện đạo phong Trưởng tử Như Lai, phụng sự đạo pháp nên từ lâu ngài đã dụng công nghiên cứu Luật tạng và từ năm 1978 đến nay, ngài đã phiên dịch những bộ quảng luật thuộc hệ thống Luật tạng thuộc Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh như: 
1.    Tứ phần luật (60 quyển) - Hán dịch: Diêu Tần, Phật-đà-da-xá và Trúc Phật Niệm, Đại Chánh 22n1428. 
2.    Di-sa-tắc bộ hòa hê ngũ phần luật (30 quyển) - Hán dịch: Lưu Tống, Phật-đà-thập cùng Trúc Đạo Sinh, Đại Chánh 22n1421. 
3.    Căn bản thuyết nhất thiết hữu bộ tỳ-nại-da (50 quyển) - Hán dịch: Đường, Nghĩa Tịnh, Đại Chánh 23n1442. 
4.    Căn bản thuyết nhất thiết hữu bộ bí-sô-ni tỳnại-da (20 quyển) - Hán dịch: Đường, Nghĩa Tịnh, Đại Chánh 23n1443. 

Ngoài ra, ngài còn dịch các bộ: 
-    Trùng trị tỳ-ni (19 quyển, bản Biệt hành). Sa-môn Trí Húc biên soạn. 
-    Tỳ-kheo giới bổn sớ nghĩa (02 quyển, bản Biệt hành). Sa-môn Truyền Nghiêm tập thuật. 
Và biên soạn : 
-    Dịch thuộc lòng bộ Luật tiểu (04 quyển) ra văn vần trong thời gian bị quản chế tại Nha Trang. 
-    Nghi truyền giới. 
Năm 1991, là thành viên Hội đồng phiên dịch Luật tạng Phật giáo Việt Nam (do Phân viện Nghiên cứu Phật học Hà Nội mời). 

5. VIÊN TỊCH: 

Cuộc đời ngài với nhiều sóng gió, đến lúc già mới có phần nhẹ nhàng. Nhưng với nếp sống nghiêm túc, khắc kỷ và tuổi già sức yếu do bao gian nan thời niên thiếu, ngài lâm trọng bệnh. Thân tuy bệnh nhưng tâm ngài luôn an nhiên tự tại, biết ngày về với Phật không còn lâu, ngài đã sắp xếp việc phiên dịch, việc sử dụng tịnh tài dùng trị bệnh của ngài còn lại, duy trì và phát huy giới luật và khuyên thị giả cố gắng nối tiếp công việc này. Có lần thị giả hỏi: “Ôn còn gì dặn dò?”, ngài đáp: “Những gì cần làm tôi đã làm, có gì nữa để dặn dò”, từ đó ngài nhiếp tâm niệm Phật. 

Ngày 11 tháng Năm năm Ất Dậu (17 - 06 - 2005), ngài yếu dần, bảo thị giả đưa lên giường nằm, đến 18 giờ 35 phút ngài an nhiên xả báo thân trong tư thế cát tường. 

79 năm trụ thế, 59 năm hạ lạp, cả cuộc đời của ngài là một bài học về thân giáo, ngài luôn thể hiện lối sống của một bậc chân tu, thiểu dục tri túc, giới đức tinh nghiêm, gắn liền đời sống của mình với sự nghiệp giáo dục đào tăng tài. Mặc dù về già, ngài chuyên về dịch thuật nhưng vẫn luôn theo dõi khích lệ đàn hậu bối, mà sự dịch thuật của ngài cũng nhằm mục đích giáo dục. 

Hôm nay, ngài không còn nữa, đàn hậu học và những học trò của ngài bơ vơ lạc lõng vì mất đi một bậc thầy trí đức kiêm tài nhưng gương nghiêm trì giới luật, tinh tấn tu hành, tiếp dẫn hậu lai mãi mãi chiếu tỏa sáng ngời. 

Nam Mô Tự Lâm Tế Chánh Tông, Tứ Thập Nhị Thế, Ninh Thuận Thiền Lâm Phú Pháp, Khánh Hòa Long Sơn Hóa Đạo, Huý Thượng Thi Hạ Khai, Tự Hạnh Huệ, Hiệu Đỗng Minh Hòa Thượng Giác Linh. 
Cố Giáo Sư Minh Chi
Cố Giáo Sư Trương Đình Nguyên
Cư Sĩ Bành Tế Thanh
Cư Sĩ Bích Ngọc
Cư Sĩ Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa
Cư Sĩ Cao Hữu Đính
Cư Sĩ Chân Hiền Tâm
Cư Sĩ Chánh Trí Mai Thọ Truyền
Cư Sĩ Đạo Quang
Cư Sĩ Diệu Âm
Cư Sĩ Diệu Hà
Cư Sĩ Định Huệ
Cư Sĩ Đoàn Trung Còn
Cư Sĩ Đức Hạnh Lê Bảo Kỳ
Cư Sĩ Dương Đình Hỷ
Cư Sĩ Đường Tương Thanh
Cư Sĩ Giang Đô Trịnh Vĩ Am
Cư Sĩ Giang Vị Nông
Cư Sĩ Hạnh Cơ
Cư Sĩ Hồ U Trinh Ở Núi Tứ Minh
Cư Sĩ Hoàng Phước Đại
Cư Sĩ Hồng Như
Cư Sĩ Hồng Dương Nguyễn Văn Hai
Cư Sĩ Huệ Thiện
Cư Sĩ Khánh Vân
Cư Sĩ Lâm Cự Tinh
Cư Sĩ Lâm Khán Trị
Cư Sĩ Lê Huy Trứ MSEE
Cư Sĩ Lê Sỹ Minh Tùng
Cư Sĩ Liêu Nguyên
Cư Sĩ Liêu Địch Liên
Cư Sĩ Lưu Minh Chánh
Cư Sĩ Lưu Thừa Phù Ghi Chép
Cư Sĩ Lý Viên Tịnh
Cư Sĩ Lý Nhất Quang
Cư Sĩ Mao Lăng Vân cung kính kết tập
Cư Sĩ Minh Chánh
Cư Sĩ Minh Trí và Mẫn Đạt
Cư Sĩ Ngô Đức Thọ
Cư Sĩ Nguyên Giác
Cư Sĩ Nguyên Hồng
Cư Sĩ Nguyễn Lang
Cư Sĩ Nguyên Phong
Cư Sĩ Nguyễn Đức Sâm , Ngô Đức Thọ
Cư Sĩ Nguyễn Đức Sinh
Cư Sĩ Nguyễn Hữu Kiệt
Cư Sĩ Nguyễn Minh Tiến
Cư Sĩ Nguyễn Xuân Chiến
Cư Sĩ Phạm Cổ Nông
Cư Sĩ Phúc Trung
Cư Sĩ Phương Luân
Cư Sĩ Quách Huệ Trân
Cư Sĩ Quảng Minh
Cư Sĩ Tâm Phước
Cư Sĩ Tâm Minh Lê Đình Thám
Cư Sĩ Thiên Nhơn
Cư Sĩ Thôi Chú Bình
Cư Sĩ Thuần Bạch
Cư Sĩ Tiểu Bình Thật
Cư Sĩ Tịnh Mặc
Cư Sĩ Tô Khắc Minh
Cư Sĩ Tôn A Tử
Cư Sĩ Uông Trí Biểu
Cư Sĩ Viên Đạt
Cư Sĩ Vọng Tây
Đại Lão Hòa Thượng Hư Vân
Đại Lão Hòa Thượng Thích Ấn Quang
Đại Lão Hòa Thượng Thích Diễn Bồi
Đại Lão Hòa Thượng Thích Hành Trụ
Đại Lão Hòa Thượng Thích Mộng Tham
Đại Lão Hòa Thượng Thích Phổ Tuệ
Đại Lão Hòa Thượng Thích Thắng Hoan
Đại Lão Hòa Thượng Thích Tinh Vân
Đại Lão Hòa Thượng Thích Trí Quang
Đại Lão Hòa Thượng Thích Trí Tịnh
Đại Sư An Thế Cao
Đại Sư Bách Trượng Hoài Hải
Đại Sư Chí Công
Đại Sư Cổ Diêm Khuông Am Thanh Liên bật-sô Linh Thừa
Đại Sư Đạo Nguyên
Đại Sư Đạo Tuyên
Đại Sư Diệu Hiệp
Đại Sư Diệu Khẩu
Đại Sư Diệu Không
Đại Sư Diệu Liên
Đại Sư Đời Tống, Nguyên Chiếu
Đại Sư Duy Tắc Thiền sư Thiên Như Đời Dao Tần
Đại Sư Gia Tường Cát Tạng
Đại Sư Hải Đông
Đại Sư Hám Sơn
Đại Sư Hàm Thị
Đại Sư Hoài Cảm
Đại Sư Hoằng Nhất
Đại Sư Hoằng Tán
Đại Sư Huệ Ngộ
Đại Sư Khuy Cơ
Đại Sư Liên Trì
Đại Sư Linh Phong Ngẫu Ích Trí Húc
Đại Sư Pháp Tạng Hiền Thủ
Đại Sư Phi Tích
Đại Sư Pomnyun Sunim Trí Quang
Đại Sư Quán Đảnh
Đại Sư Quảng Khâm
Đại Sư Tăng Triệu
Đại Sư Thái Hư
Đại Sư Thân Loan
Đại Sư Thang Hương Danh
Đại Sư Thanh Lương Trừng Quán
Đại Sư Thật Hiền
Đại Sư Thật Xoa Nan Đà
Đại Sư Thích Ấn Thuận
Đại Sư Thích Tăng Triệu
Đại Sư Thiện Đạo Đời Đường
Đại Sư Thiên Thai Trí Giả
Đại Sư Thượng Sư Tsong Kha Pa
Đại Sư Tĩnh Am
Đại Sư Tông Bổn
Đại Sư Tri Lễ
Đại Sư Triệt Ngộ
Đại Sư Trung Phong Minh Bổn
Đại Sư Tsong Kha Pa
Đại Sư Ưu Đàm
Đại Sư Vi Lâm Đạo Bái
Đại Sư Viên Hư
Đại Sư Vĩnh Minh Diên Thọ
Đời Dao Tần, Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập
Đời Đường Sa Môn Văn Thẩm Thiếu Khương
Đời Lưu Tống Cương Lương Gia Xá
Hòa Thượng DaLai Lama
Hòa Thượng Thích Bảo Lạc
Hòa Thượng Thích Bích Liên
Hòa Thượng Thích Chân Thường
Hòa Thượng Thích Đồng Bổn
Hòa Thượng Thích Đổng Minh
Hòa Thượng Thích Đức Nhuận
Hòa Thượng Thích Đức Niệm
Hòa Thượng Thích Đức Thắng
Hòa Thượng Thích Giác Khang
Hòa Thượng Thích Giác Qủa
Hòa Thượng Thích Giác Quang
Hòa Thượng Thích Hân Hiền
Hòa Thượng Thích Hoằng Tri
Hòa Thượng Thích Hoằng Trí
Hòa Thượng Thích Hồng Đạo
Hòa Thượng Thích Hồng Nhơn
Hòa Thượng Thích Huệ Hưng
Hòa Thượng Thích Huyền Dung
Hòa Thượng Thích Huyền Tôn
Hòa Thượng Thích Huyền Vi
Hòa Thượng Thích Khánh Anh
Hòa Thượng Thích Khế Chơn
Hòa Thượng Thích Mãn Giác
Hòa Thượng Thích Minh Cảnh
Hòa Thượng Thích Minh Châu
Hòa Thượng Thích Minh Lễ
Hòa Thượng Thích Minh Quang
Hòa Thượng Thích Minh Thành
Hòa Thượng Thích Nhất Chân
Hòa Thượng Thích Như Điển
Hòa Thượng Thích Pháp Chánh
Hòa Thượng Thích Phước Nhơn
Hòa Thượng Thích Phước Sơn
Hòa Thượng Thích Quảng Độ
Hòa Thượng Thích Quang Phú
Hòa Thượng Thích Tâm Châu
Hòa Thượng Thích Tâm Quang
Hòa Thượng Thích Thái Hòa
Hòa Thượng Thích Thánh Nghiêm
Hòa Thượng Thích Thanh Từ
Hòa Thượng Thích Thiên Ân
Hòa Thượng Thích Thiện Hoa
Hòa Thượng Thích Thiện Huệ
Hòa Thượng Thích Thiện Siêu
Hòa Thượng Thích Thiền Tâm
Hòa Thượng Thích Thông Bửu
Hòa Thượng Thích Tịnh Không
Hòa Thượng Thích Tịnh Nghiêm
Hòa Thượng Thích Tịnh Từ
Hòa Thượng Thích Toàn Châu
Hòa Thượng Thích Trí Chơn
Hòa Thượng Thích Trí Hoằng
Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm
Hòa Thượng Thích Trí Quảng
Hòa Thượng Thích Trí Thủ
Hòa Thượng Thích Trung Quán
Hòa Thượng Thích Từ Quang
Hòa Thượng Thích Tuệ Đăng
Hòa Thượng Thích Tuệ Đặng
Hòa Thượng Thích Tuệ Nhuận
Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ
Hòa Thượng Thích Tuyên Hóa
Hòa Thượng Thích Viên Giác
Hòa Thượng Thích Viên Huy
Hòa Thượng Thích Viên Lý
Tam Tạng Pháp Sư Bát Nhã
Tam Tạng Pháp Sư Đàm Vô Sấm
Tam Tạng Pháp Sư Đề Vân Bát Nhã
Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang
Thượng Nhân Pháp Nhiên
Thượng Tọa Thích Chân Tính
Thượng Tọa Thích Chánh Lạc
Thượng Tọa Thích Đồng Ngộ
Thượng Tọa Thích Đức Trí
Thượng Tọa Thích Giải Hiền
Thượng Tọa Thích Hằng Đạt
Thượng Tọa Thích Hạnh Bình
Thượng Tọa Thích Huyền Châu
Thượng Tọa Thích Mật Thể
Thượng Tọa Thích Minh Tuệ
Thượng Tọa Thích Nguyên Bình
Thượng Tọa Thích Nguyên Chơn
Thượng Tọa Thích Nguyên Hùng
Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng
Thượng Tọa Thích Nhuận Châu
Thượng Tọa Thích Phổ Huân
Thượng Tọa Thích Phước Hòa
Thượng Tọa Thích Phước Thái
Thượng Tọa Thích Quảng Ánh
Thượng Tọa Thích Thiện Phụng
Thượng Tọa Thích Tiến Đạt
Thượng Tọa Thích Trí Đức
Thượng Tọa Thích Trí Siêu
Thượng Tọa Thích Trường Lạc
Thượng Tọa Thích Vĩnh Hóa
Tiến Sĩ Lê Sơn Phương Ngọc
Tiến Sĩ Sinh Học Matthieu Ricard
Tiến Sĩ Vật Lý Trịnh Xuân Thuận
Tỳ Kheo Thích Đăng Quang
Tỳ Kheo Thích Đồng Thọ
Tỳ Kheo Thích Đồng Tịnh
Tỳ Kheo Thích Duy Lực
Tỳ Kheo Thích Giác Nghiên
Tỳ Kheo Thích Giới Bổn
Tỳ Kheo Thích Giới Đức
Tỳ Kheo Thích Giới Nghiêm
Tỳ Kheo Thích Hoằng Đạo
Tỳ Kheo Thích Hoằng Thường
Tỳ Kheo Thích Huệ Chiểu Chùa Đại Vân Ở Chuy Châu
Tỳ Kheo Thích Minh Điền
Tỳ Kheo Thích Minh Định
Tỳ Kheo Thích Minh Trí
Tỳ Kheo Thích Nguyên Chứng
Tỳ Kheo Thích Tâm Hạnh
Tỳ Kheo Thích Thanh Giác
Tỳ Kheo Thích Thiện Hạnh
Tỳ Kheo Thích Thiện Trang
Tỳ Kheo Thích Thông Huệ
Tỳ Kheo Thích Viên Ngộ
Tỳ Kheo Visuđhacara



Quá khứ đã thành hư vô, tương lai còn là mộng tưởng, sống cho hiện tại mới là quan trọng nhất. Đừng bận tâm về quá khứ, không cần lo lắng cho tương lai, sống thiết thực với hiện tại, thì có thể đồng hành cùng quá khứ và vị lai.