Có câu nói: Người ta trong cõi đời này ‘chuyện không vừa ý xảy ra như ăn cơm bữa’ [71], thời gian gặp cảnh nghịch thì nhiều, gặp cảnh thuận, được xứng tâm, vừa ý rất ít.  Làm thế nào để đối phó với nghịch cảnh?
Trong bức thư Ấn Quang đại sư gởi cho cư sĩ Vệ Cẩm Châu dạy chúng ta khi gặp nghịch cảnh phải làm thế nào để đối phó, trong nghịch cảnh nên làm thế nào để tu học, đây là một bài khai thị rất quan trọng, chúng ta phải đọc nhiều lần, phải hết lòng nỗ lực học tập thì khi người khác gặp khó khăn mới biết làm thế nào để giúp đỡ họ.

Kinh Phật có đầy đủ bốn pháp: ‘Giáo, Lý, Hạnh, Quả’, trong đó quan trọng nhất là Hạnh, người hiện nay thường gọi là ‘lạc thực’ (thực hiện).  Nếu chẳng thể biến Giáo và Lý thành hành vi trong sanh hoạt thực tế thì cũng uổng công đi học, nhất định cũng sẽ lưu chuyển theo nghiệp, lúc trước lão cư sĩ Lý Bỉnh Nam thường nói: ‘Sanh tử như thế nào thì vẫn phải sanh tử như thế ấy’.  Phật dạy chúng ta phải làm một sự chuyển biến, phải thay đổi từ trong tâm niệm.  Thay đổi từ tâm niệm nào?  Thay đổi từ tâm niệm ‘tự tư tự lợi’, từ trong lúc tu nhân, sự tu hành chứng quả của hết thảy chư Phật, Bồ Tát đều bắt đầu từ chỗ này.  Từ xưa đến nay đâu có một ai khởi tâm động niệm chẳng vì mình, đó là tự tư tự lợi, phải chuyển tâm niệm này ngược lại, phải đổi thành vì hết thảy chúng sanh.  Khi tâm niệm này vừa chuyển tức là chuyển phàm thành thánh, sẽ triệt để chuyển biến trở lại.

Trong mỗi tâm niệm tuyệt đối chẳng có Ta, chỉ có hết thảy chúng sanh.  Tôi đến thế gian này là vì phục vụ cho hết thảy chúng sanh, nếu vẫn thường nghĩ về lợi ích của mình thì còn là phàm phu.  Dứt ác, tu thiện; tạo ác thì sẽ có ác báo, trồng thiện nhân thì sẽ được thiện quả, nếu còn vì mình thì vẫn là phàm phu.  Chuyển mê thành ngộ, chân chánh giác ngộ nhất định phải xả mình vì người.  Nếu tâm niệm này chưa nảy sanh, tâm nguyện chưa phát, cho dù giác ngộ thì cũng vẫn còn giới hạn; sự giác ngộ này vẫn chưa thể đoạn phiền não, chẳng thể thoát ly tam giới và liễu sanh tử, cái ngộ này còn rất nông cạn.  Thượng căn lợi trí là như thế nào?  Tức là chuyển biến từ căn bản, vì hết thảy chúng sanh chẳng quản khó nhọc.  Ðọc sách là vì chúng sanh mà đọc, bởi vì phát tâm phục vụ chúng sanh, nhất định phải có thường thức phong phú, học vấn chân thật.  Tu dưỡng phẩm đức cũng là vì phục vụ hết thảy chúng sanh mà tu dưỡng, thậm chí việc mặc áo, ăn cơm, nuôi dưỡng thân thể cũng là vì muốn phục vụ chúng sanh nhiều hơn nữa.

Khi thể lực của người thế gian suy yếu thì về hưu, trong nhà Phật chẳng có việc về hưu.  Thích Ca Phổ, Thích Ca Phương Chí là truyện ký của Thế Tôn.  Ðức Phật Thích Ca Mâu Ni chẳng có hưu trí, chúng đệ tử của Phật cũng chẳng về hưu.  Trong nhà Phật ở Trung Quốc có ‘hòa thượng thoái cư’ (lui về ẩn cư, thoái ẩn), đây là những người lớn tuổi, truyền trao công việc cho những người trẻ tuổi lớp sau, còn mình thì về hưu.  Ở Trung Quốc cách những người xuất gia thoái ẩn này chẳng thấy ghi trong kinh điển Phật Ðà.  Thoái ẩn nghĩa là giao những công việc chấp tác cho người khác, chẳng phải là dưỡng lão.  Chế độ của Phật giáo Trung Quốc và Phật giáo cổ Ấn Ðộ hoàn toàn khác nhau.  Khi đức Phật còn tại thế thuần túy là giáo học.  Thời kỳ sau đó cũng có tiếp nhận sự cúng dường của quốc vương, đại thần, trưởng giả, thí dụ như tiếp nhận sự cúng dường tịnh xá Lâm Viên, là vì để cho mọi người có một nơi cư trú an định.  Nhưng Thế Tôn chỉ tiếp nhận quyền sử dụng, tuyệt đối chẳng tiếp nhận quyền sở hữu; nói cách khác chỉ tạm trú mà thôi, quyết chẳng lấy làm của riêng cho mình, bởi vậy nên trong tâm chẳng có lưu luyến, vướng bận.

Sau khi Phật pháp truyền đến Trung Quốc, vua chúa cúng dường cho những cao tăng từ Ấn Ðộ đến, họ cũng chỉ tiếp nhận quyền sử dụng.  Mãi cho đến giữa đời nhà Ðường, Phật giáo ở Trung Quốc có một sự cải cách to lớn, đó là chế độ tòng lâm.  Ðây là do hòa thượng Mã Tổ Ðạo Nhất (tổ thứ tám của Thiền Tông), và thiền sư Bách Trượng phát khởi.  Chế độ này tốt, lúc trước ông Phương Ðông Mỹ vô cùng tán thán.  Từ lúc bấy giờ trở về trước, sự giáo học trong nhà Phật thuộc về giáo học tư nhân, phương pháp lập tòng lâm là đặt giáo dục vào trong chánh quy (nề nếp đàng hoàng), lập thành chế độ, cũng như đại học ngày nay, tòng lâm tức là đại học, đây là đặc sắc của Phật giáo Trung Quốc.

Tổ chức và sự sắp xếp của tòng lâm giống như trường học ngày nay, chỉ có danh xưng khác nhau mà thôi.  Chủ tịch hay phương trượng của tòng lâm sau này được gọi là Trụ Trì chính là chức vụ Hiệu Trưởng, có trách nhiệm chính cho việc giáo học.  Phía dưới có chấp sự chánh, phân ra làm ba cơ cấu: Thủ Tọa Hòa Thượng nói theo tính chất của trường học hiện nay là Giáo Vụ Trưởng, Duy Na tức là Huấn Ðạo Trưởng, Giám Viện tức là Tổng Vụ Trưởng.  A Xà Lê hiện nay gọi là Pháp Sư, tức là Giáo Thọ (giáo sư).  Có tổ chức, kế hoạch, lập ra các khóa trình tiêu chuẩn, khóa trình tiêu chuẩn tức là sự phân khoa phán giáo hình thành tại Trung Quốc.  Dụng ý là nhằm chỉnh lý kinh điển Phật giáo y theo tánh chất, nội dung, trình độ sâu cạn, sắp xếp trình tự của giáo học trong kinh điển.  Nhưng căn bản nhất là bồi dưỡng đức hạnh, đây là việc mà Nho, Phật đều chẳng ngoại lệ.

Một hai trăm năm gần đây Phật giáo đã suy thoái, đến nay đã suy thoái đến mức cùng cực, nguyên nhân là vì chẳng học tập, chẳng noi theo quy củ đã thành lập từ trước.  Quy củ tiểu học của nhà Nho khác với tiểu học hiện nay, tiểu học của nhà Nho là để bồi dưỡng đức hạnh, bồi dưỡng đức hạnh nhất định phải bắt đầu từ nhỏ.  Trẻ nít nghe lời, dạy chúng nó giữ phép tắc, tập cho nó thành thói quen.  Trong sách Lễ Ký có ghi: dạy cấp tiểu học là giáo dục đời sống, ‘quét dọn, đối đáp đúng phép, hiếu thuận cha mẹ, tôn trọng thầy giáo’ [72].  Trên phương diện học thuật chỉ dạy học thuộc lòng kinh văn, chẳng có giảng giải.  Lợi dụng thời kỳ sức ghi nhớ tốt nhất để học thuộc lòng, ghi nhớ hết thảy những lời dạy của cổ thánh tiền hiền, cả đời chẳng quên.  Bất luận lúc nào, trong hoàn cảnh nào, khi khởi tâm động niệm đều nhớ đến tiêu chuẩn của cổ thánh tiền hiền, chẳng thể vi phạm.  Dụng ý của việc đọc sách là ở chỗ này, chẳng dám vi phạm quy tắc, chẳng dám làm sái, làm trật.  Tiêu chuẩn thị phi, tà chánh, thiện ác, kinh nghiệm của cổ thánh tiền hiền cung cấp cho chúng ta, kinh nghiệm của chư Phật, Bồ Tát cũng cung cấp cho chúng ta, chúng ta muốn siêu phàm nhập thánh vẫn phải y theo kiểu cách này mới có thể thành tựu.  Nếu chúng ta lập riêng ra một số tiêu chuẩn khác thì không thể nào không thất bại, nhất định phải tuân theo quy củ.  Thế nên phải ghi nhớ lời dạy trong kinh điển, phải hiểu rõ triệt để lý luận, sau đó thực hiện những đạo lý, lời dạy này trong sinh hoạt, đó chính là ‘tu hành’.

Người xuất gia thời xưa phải học giới năm năm, đó là giáo dục căn bản, hiện nay chẳng còn nữa.  Năm năm học giới chẳng phải học Luật tạng, mà trong vòng năm năm này tuân giữ giáo giới của thầy.  Giáo giới của thầy tức là Sa Di Luật Nghi, nam chúng là Tỳ Kheo Giới, nữ chúng là Tỳ Kheo Ni Giới, Tam Tụ Tịnh Giới.  Phải hết lòng học tập, thành tựu đức hạnh cho mình, đây là chỗ tương đồng với nhà Nho.  Giáo học Khổng Phu Tử gồm có bốn môn, thứ nhất là Ðức Hạnh, thứ nhì là Ngôn Ngữ, thứ ba là Chánh Sự, thứ tư là Văn Học.  Chánh Sự nói theo bây giờ là một số thường thức để làm việc; cũng gọi là khả năng phục vụ nhân dân, xã hội, quốc gia trong tương lai, đây là thuộc về Chánh Sự.  Còn dư sức lực mới học Văn Học, Văn Học là để nâng cao sự hưởng thọ về tinh thần của mình nên được sắp sau chót.  Giáo học trong nhà Phật cũng chẳng ngoại lệ, đầu tiên là giới hạnh, bồi dưỡng đức hạnh của mình.  Nhất định phải coi trọng Hạnh Kinh, nghĩa là đem lý luận, lời dạy trong kinh điển thực hiện trên công việc, xử sự, đãi người, tiếp vật, trong đời sống hằng ngày; bất luận là thuận cảnh, nghịch cảnh, khi khởi tâm động niệm, ngôn ngữ tạo tác đều chẳng thể trái ngược với lời dạy của Phật Tổ, được vậy thì đời này của chúng ta mới được độ.
 
Trích từ: Ý Nghĩa Chân Thật Của Bổn Nguyện Niệm Phật
Báo Lỗi Đánh Dấu Đã Đọc

Thẻ

Kinh Sách Liên Quan

   
1 Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh, Hòa Thượng Thích Đức Niệm Đọc Tiếp
2 48 Pháp Niệm Phật, Sa Môn Thích Tịnh Lạc Tải Về
3 Phật Pháp Căn Bản, Hòa Thượng Thích Đức Thắng Tải Về
4 Phật Lý Căn Bản, Hòa Thượng Thích Đức Thắng Tải Về
5 Các Tông Phái Đạo Phật, Cư Sĩ Đoàn Trung Còn Tải Về
6 Phật Thuyết A Di Đà Yếu Giải Giảng Ký, Cư Sĩ Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa Tải Về
7 Phật Thuyết Quán Vô Lượng Thọ Phật Kinh Giảng Ký, Cư Sĩ Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa Tải Về
8 Niệm Phật Thành Phật, Hòa Thượng Thích Phước Nhơn Tải Về
9 Đạo Lý Nhà Phật, Cư Sĩ Đoàn Trung Còn Tải Về
10 Triết Lý Nhà Phật, Cư Sĩ Đoàn Trung Còn Tải Về
11 Kinh Đại Thông Phương Quảng Sám Hối Diệt Tội Trang Nghiêm Thành Phật, Hòa Thượng Thích Trung Quán Tải Về
12 Phật Thuyết Kinh Phạm Võng Phẩm Bồ Tát Tâm Địa, Đại Lão Hòa Thượng Thích Trí Tịnh Tải Về
13 Phật Thuyết Quán Vô Lượng Thọ Kinh, Cư Sĩ Chánh Trí Mai Thọ Truyền Tải Về
14 Phật Thuyết A Di Đà Kinh Yếu Giải Giảng Ký, Cư Sĩ Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa Tải Về
15 Niệm Phật Tam Muội Bảo Vương Luận, Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh Tải Về

Mục Tiêu Của Sự Tu Hành
Hòa Thượng Thích Tịnh Không

Ba Giai Đoạn Của Sự Tu Hành
Hòa Thượng Thích Tịnh Không

Nguyên Tắc Tu Hành
Hòa Thượng Thích Tịnh Không

Tu Hành Trong Phật Thất Qúy Tại Nhất Tâm
Đại Lão Hòa Thượng Hư Vân

Mười Điều Trọng Yếu Của Sự Tu Hành
Hòa Thượng Thích Tịnh Không

Phương Pháp Tu Hành
Hòa Thượng Thích Tịnh Không