Hoằng dương Phật pháp phải khế lý và khế cơ. Khế lý nghĩa là phải phù hợp với chân lý, hợp với lời Đức Thế Tôn truyền dạy. Khế cơ nghĩa là phải phù hợp với trình độ hiểu biết (căn cơ, căn tánh) của đối tượng chúng sanh. Tôi xin chứng minh:
1 Theo Thiên Thai tông, công cuộc giáo hóa suốt một đời của Đức Phật Thích ca được chia làm năm thời kỳ như sau:
a.Thời kỳ Hoa nghiêm, 21 ngày sau khi thành Đạo.
b. Thời kỳ A hàm (Lộc uyển), 12 năm kế tiếp.
c. Thời kỳ Phương đẳng, 8 năm kế tiếp.
d. Thời kỳ Bát nhã, 22 năm kế tiếp.
e. Thời kỳ Pháp hoa, Niết bàn, 8 năm kế tiếp.
Đức Thế Tôn sanh một thời, ở một nơi mà còn thuyết pháp chia làm năm thời kỳ như vậy. Dùng tám vạn bốn ngàn pháp môn để đối trị tám vạn bốn ngàn bệnh của chúng sanh.
2. Nhị vị Tổ sư, giáng sanh nhằm hai thời đại và hai nơi khác nhau như sau:
Tổ sư Pháp Nhiên giáng sinh ở Nhật Bản năm 1133, vãng sanh năm 1212. Tổ sư Ấn Quang giáng sinh ở Trung Hoa năm 1860, vãng sanh năm 1940.
Do đó quý Ngài phải xiểng dương
Tịnh Độ khác nhau cho hợp với căn cơ chúng sanh lúc bấy giờ. Điều này thật là hợp lý phải không?
Trích từ: Tịnh Độ Thực Hành Vấn Đáp