Skip Navigation LinksHome > Pháp Bảo > Khai Thị Phật Học > Ke-Tung-Sam-Hoi-Nghiep-Chuong-Cua-Pho-Hien-Bo-Tat

Kệ Tụng Sám Hối Nghiệp Chướng Của Phổ Hiền Bồ Tát
Hòa Thượng Thích Tịnh Không | Dịch Giả :Cư Sĩ Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa

1.4. Kệ tụng sám hối nghiệp chướng

Chánh kinh:

Ngã tích sở tạo chư ác nghiệp,
Giai do vô thỉ tham sân si,
Tùng thân ngữ ý chi sở sanh,
Nhất thiết ngã kim giai sám hối.

Tôi xưa trót tạo các ác nghiệp,
Đều do vô thỉ tham - sân - si,
Từ thân ngữ ý phát sanh ra,
Hết thảy tôi nay đều sám hối.

Bài tụng thứ tư: sám hối nghiệp chướng.

"Ngã tích sở tạo chư ác nghiệp" (Tôi xưa trót tạo các ác nghiệp): "Tích" là quá khứ, từ vô thỉ kiếp đến nay đời đời kiếp kiếp tạo tác ác nghiệp vô lượng vô biên. Đời người khổ rất nhiều, chướng ngại nhiều, mười chuyện hết tám chín chuyện chẳng như ý; chuyện xứng tâm vừa ý rất khó gặp được. Những chướng ngại như vậy là hậu quả của những ác nghiệp đã tạo trong đời quá khứ, chỉ mình đức Phật mới sám trừ sạch được hết thảy nghiệp chướng. Đẳng Giác Bồ Tát vẫn còn một phần sanh tướng vô minh chưa phá, đó là ác nghiệp của họ. Phàm phu chúng ta gây nghiệp chướng giết, trộm, dâm, dối, tham, sân, si, mạn rất nặng. Những nghiệp chướng ấy chướng tâm thanh tịnh của ta; nghiệp chướng nếu chẳng tiêu trừ, không cách chi tu học thành tựu.

Chưa ra khỏi tam giới thì thiện nghiệp vẫn là một thứ ác nghiệp; nhà Phật gọi là "tam thế oán". Đời thứ nhất làm được rất nhiều việc tốt, đời thứ hai hưởng thiện quả, hưởng thọ đại phước báo trong trời người, trong xã hội có địa vị rất cao, làm quan to, trở thành giàu có lớn. Nhưng trong lúc hưởng thụ quả báo một đời, quên mất tu thiện, dẫu có tu thiện cũng chẳng làm được mấy. Vì thế, quả báo lành hưởng hết, đời thứ ba do thiện ít ác nhiều, ác nghiệp hiện tiền, vào trong tam đồ. Ví như: người giàu ngày ngày ăn cá, ăn thịt, cả mấy mươi năm tạo biết bao sát nghiệp? Người có thế lực lắm phen lầm lỡ, gây rất nhiều bất lợi cho người khác!

Thế nào là sự lành chân chánh? Ngoại trừ niệm Phật ra, những thứ khác đều chẳng phải là sự lành chân chánh. Sự lành chân chánh phải là ngay trong một đời này quyết định vượt thoát luân hồi lục đạo. Tu các pháp môn khác, không pháp nào có thể khiến quý vị ngay trong một đời vượt thoát tam giới, vẫn ở trong luân hồi, nên chúng chẳng phải là thiện nghiệp.

A Di Đà Phật đại từ đại bi, giúp cho bọn chúng sanh nghiệp chướng sâu nặng chúng ta, mở cho chúng ta một con đường lớn để thành Phật. Chúng ta tin được, nguyện được, hành được thì thành tựu ngay trong một đời, đới nghiệp vãng sanh. Sanh về Tây Phương Cực Lạc thế giới, nghiệp chướng từ vô thỉ kiếp đến nay của chúng ta tiêu trừ hết. Công đức niệm Phật rất lớn, tiêu trừ được hết thảy nghiệp.

"Đều do vô thỉ tham - sân - si": Câu này nêu lên cái nhân tạo nghiệp. Ác nghiệp sanh khởi từ tham - sân - si. Người tu hành phải tu từ căn bản, phải trực tiếp đoạn tham - sân - si.

Chẳng những hết thảy pháp thế gian, ngũ dục, lục trần đều buông xuống, chẳng được tham, mà thậm chí hết thảy Phật pháp xuất thế gian, Bồ Đề, Niết Bàn cũng chẳng được tham. Chỉ cần có một ý niệm tham liền tạo ác nghiệp. Lục đạo chúng sanh tham ngũ dục, lục trần, hàng Nhị Thừa tham thiên chân Niết Bàn, tham Thiền Định, Đại Thừa Bồ Tát tham độ chúng sanh, đều là tâm tham. Chẳng tham mới có thể thành tựu. Sân là sân khuể, chướng ngại đạo nghiệp, chướng ngại tâm tánh, chướng ngại tâm thanh tịnh, nên phải đoạn trừ. Ngu si: chân - vọng, tà - chánh, thị - phi, thiện - ác, lợi - hại chẳng thể phân biệt, cứ điên đảo thì gọi là ngu si. Chẳng hạn như: Chẳng thể phân biệt những loại giả danh Phật giáo chỉ mang hình thức Phật giáo bên ngoài là ngu si, chẳng biết chọn lựa pháp môn thích hợp hoàn cảnh tu học và trình độ của chính mình thì cũng là ngu si.

Tâm tham nặng đọa trong đường ngạ quỷ, tâm sân nặng đọa trong đường địa ngục, ngu si đọa trong đường súc sanh. Không tham, không sân, không si là ba thiện căn, thế gian, trời, người, hết thảy pháp lành do đấy mà sanh. Chúng ta muốn được phước báo trời người thì tối khẩn là phải chuyển tham - sân - si (ba độc phiền não) thành ba thiện căn, đấy mới là chân chánh sám hối. Sám hối là sửa lỗi đổi mới vậy!

"Từ thân - ngữ - ý phát sanh ra": Câu này nói đến công cụ tạo nghiệp. Thân là thân thể tạo giết, trộm, dâm; ngữ là ngữ ngôn, tạo khẩu nghiệp: nói dối, nói đôi chiều, nói ác, thêu dệt; ý là ý niệm, khởi tham - sân - si, chẳng tin lời Phật, Bồ Tát giáo huấn, chẳng thể tu hành đúng như lời dạy. Thân ngữ ý nghiệp ngày ngày bất tri bất giác tạo nghiệp, đóng vai trò chủ chốt tạo nghiệp là tham - sân - si. Đa số người đời chẳng biết căn bệnh, lầm lỗi của chính mình, nhưng thấy rõ lỗi lầm, tật xấu của người khác. Biết lỗi lầm của chính mình bèn giác ngộ. Sau khi giác ngộ, liền có thể sửa đổi tật xấu, tập khí của chính mình. Đó là tu hành, là chân chánh sám hối.

"Hết thảy tôi nay đều sám hối": Sám hối là đổi lỗi tự sửa, về sau chẳng tái phạm, chứ chẳng phải là đem tội lỗi của chính mình đối trước Phật đọc một lượt, dập đầu mấy lượt, cầu Phật, Bồ Tát tha thứ. Phật, Bồ Tát chẳng quan tâm đến chuyện của quý vị, sám hối là chuyện của quý vị. Phật, Bồ Tát chỉ cảnh tỉnh chúng ta, chỉ dạy chúng ta. Chân chánh sám hối là hiểu được lỗi lầm của chính mình, A Di Đà Phật, A Di Đà Phật, một câu A Di Đà Phật niệm đến cùng cực, liền có thể sám trừ tội nghiệp của chính mình, hết thảy tội lỗi trước đây chẳng nghĩ đến nữa, chỉ nghĩ đến A Di Đà Phật, chỉ niệm A Di Đà Phật, tội nghiệp của quý vị sẽ sám trừ sạch.
 
Trích từ: Lược Giảng Giáo Nghĩa Phẩm Phổ Hiền Hạnh Nguyện
Báo Lỗi Đánh Dấu Đã Đọc

Thẻ

Kinh Sách Liên Quan

   
1 Quán Thế Âm Bồ Tát Phổ Môn Phẩm Lược Giảng, Ban Phiên Dịch Vạn Phật Thánh Thành Tải Về
2 Kinh Địa Tạng Bổn Nguyện, Đại Lão Hòa Thượng Thích Trí Tịnh Tải Về
3 Kinh Tứ Thập Nhị Chương Lược Giảng, Ban Phiên Dịch Vạn Phật Thánh Thành Tải Về
4 Tứ Thập Nhị Chương Kinh Lược Giảng, Thượng Tọa Thích Vĩnh Hóa Tải Về
5 Đại Thế Chí Bồ Tát Niệm Phật Viên Thông Chương Lược Giảng, Cư Sĩ Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa Đọc Tiếp
6 Kinh Bồ Tát Di Lặc Hỏi Đức Phật Về Bổn Nguyện, Thượng Tọa Thích Chánh Lạc Tải Về
7 Đại Thế Chí Bồ Tát Niệm Phật Viên Thông Chương Lược Giảng, Cư Sĩ Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa Tải Về

Sám Hối Tất Yếu
Đại Lão Hòa Thượng Thích Diễn Bồi

Nguyện Thứ Tư Sám Hối Nghiệp Chướng
Hòa Thượng Thích Tịnh Không

Sám Hối
Hòa Thượng Thích Thiện Hoa

Sám Hối
Hòa Thượng Thích Tịnh Không

Duyên Và Sám Hối
Hòa Thượng Thích Tịnh Không

Ý Nghĩa Hồng Danh Sám Hối
Hòa Thượng Thích Trí Quảng