Bách Ðình pháp sư nói:

“Người tu Tịnh nghiệp thường lắm kẻ biết được pháp môn, nhưng chẳng có mấy kẻ chịu gấp gáp tu hành. Bàn về Tịnh Ðộ,  thường có lắm kẻ nắm vững yếu chỉ, nhưng người trực chỉ lại quá ít ỏi. Có kẻ chưa nghe đã tự chướng, tự ngăn người khác giảng giải cho mình. Tự chướng thì không chi bằng Ái; tự ngăn không chi bằng Nghi. Chỉ cốt hai cái tâm Ái và Nghi ấy không còn chướng ngại nữa thì một môn Tịnh Ðộ mới chẳng bị ngăn cách.

Trong bài tựa Tịnh Ðộ Thập Nghi Luận, Vô Vi Tử viết: “Ái chẳng nặng chẳng sanh Sa Bà. Niệm chẳng chuyên nhất chẳng sanh Cực Lạc”. Huệ Viễn pháp sư đời Tấn kết liên xã nơi Lô Sơn: Ðối với ông Uyên Minh thì ngài mời mọc vì quý trọng ông ấy đã thông đạt, lại còn đoạn được ái. Với ông Linh Vận thì ngài cự tuyệt, vì ông này tâm tạp, lại chẳng thể chuyên niệm.

Há chẳng phải là đoạn trừ hai điều ấy (nghi và ái) chính là điều cốt yếu trong Tịnh Ðộ ư?
Trích từ: Tây Phương Công Cứ
Báo Lỗi Đánh Dấu Đã Đọc

Thẻ

Kinh Sách Liên Quan

   
1 Hộ Niệm Vãng Sanh Tây Phương, Liên Xã Đài Trung Tải Về
2 Tây Phương Hợp Luận, Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh Tải Về
3 Tây Phương Yếu Quyết Thích Nghi Thông Quy, Thượng Tọa Thích Nguyên Hùng Tải Về
4 Tây Phương Hiệp Luận, Sa Môn Thích Trí Thông Tải Về
5 Trùng Đính Tây Phương Công Cứ, Cư Sĩ Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa Tải Về
6 Tây Phương Xác Chỉ, Cư Sĩ Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa Tải Về