Skip Navigation LinksHome > Pháp Bảo > Khai Thị Phật Học > Thuc-Hien-Canh-Gioi-Hoa-Nghiem
Cư Sĩ Lâm Tân Gia Ba từ trên xuống dưới đoàn kết hài hòa, ngạn ngữ có câu: ‘nhà hòa thì vạn sự hưng vượng’, đây là điểm đặc sắc nhất ở nơi đó.  Thời gian người ta giao tiếp với nhau rất ngắn ngủi, duyên phần rất sâu dầy.  Tháng trước tôi đến Hương Cảng giảng kinh, lúc trở về ăn trưa tại tiệm ăn ở phi trường, tôi nói với mọi người, trong tiệm ăn có rất nhiều người, những người này chỉ có duyên gặp chúng ta một lần, cả đời này chỉ gặp một lần.  Cái duyên gặp một lần này là duyên phần từ bao nhiêu đời, bao nhiêu kiếp, nếu không thì sẽ chẳng bao giờ gặp được.  Cả đời chỉ gặp một lần trong vòng một hai phút, tại sao chẳng trân trọng?  Tại sao [chúng ta cứ] nhìn người này chướng mắt, nhìn người kia chẳng vui, lại phải kết những duyên thù hằn này?  Chẳng cần phải làm vậy.  Khi giao tiếp với bất cứ ai chúng ta đều phải hòa mục, chân thành, có tâm thương mến, như vậy là Phật, Bồ Tát.  Làm thế nào để giữ tâm niệm này?  Nhất định phải hiểu rõ thêm về chân tướng sự thật.  Thời gian thân quyến, bạn bè tụ hội, gặp mặt rất nhiều;  Phật dạy đây là bốn thứ duyên: báo ân, báo oán, đòi nợ, trả nợ, nếu chẳng phải là bốn thứ duyên này thì cả đời sẽ chẳng gặp nhau.  Bốn thứ duyên này đều là tình chấp, tình chấp sẽ đem lại phiền não, sẽ làm ra lục đạo sanh tử luân hồi.

Sự giáo huấn của đức Phật cho hết thảy chúng sanh là nói rõ chân tướng sự thật này để mọi người hiểu, thực sự triệt để giác ngộ, hư không pháp giới hết thảy chúng sanh và chúng ta đều cùng chung một thể, là một thể có cùng chung một sanh mạng, đây là lời dạy trong kinh Hoa Nghiêm.  Hiện nay rất nhiều khoa học gia, triết học gia đang truy tìm khởi nguyên của vũ trụ, của đời sống, trong kinh Phật có câu trả lời rất rõ, đó là một niệm tự tánh biến hiện nên, ‘duy tâm hiện, duy thức biến’.  Thức là vọng tưởng, phân biệt, chấp trước, vì có vọng tưởng, phân biệt, chấp trước nên có thiên biến vạn hóa, biến hiện ra thập pháp giới; xa lìa vọng tưởng, phân biệt, chấp trước thì thập pháp giới sẽ biến thành một pháp giới gọi là Nhất Chân pháp giới.

Cho nên hư không pháp giới, hết thảy chúng sanh đều là chính mình, trong nhà Phật gọi cái này là Pháp Thân.  Lúc nào bạn khẳng định, thừa nhận rằng hư không pháp giới hết thảy chúng sanh là chính mình thì bạn sẽ chứng được Pháp Thân thanh tịnh.  Ðức Phật xuất hiện tại thế gian giảng kinh thuyết pháp, ngàn kinh vạn luận là để thuyết minh chân tướng sự thật này.  Hiểu được chân tướng sự thật này thì tâm yêu thương nhất định sẽ phát khởi, bạn sẽ thương yêu hết thảy chúng sanh, thương yêu chúng sanh giống y như thương yêu mình, biết hết thảy chúng sanh chính là mình.

Hiện nay tai nạn dồn dập, vả lại ngày càng nghiêm trọng, đối với người có trí huệ, học vấn và đức hạnh thì đây là một sự khải thị rất lớn, nếu họ có thể hết lòng phản tỉnh từ những chuyện này thì họ sẽ giác ngộ.  Muốn đời sống hạnh phúc, mỹ mãn, điều kiện thứ nhất là xã hội an định, thế giới hòa bình.  Nếu dần dần càng nhiều người có quan niệm như vậy thì tai nạn sẽ có thể tiêu trừ; cho dù chẳng thể tiêu trừ thì cũng có thể giảm nhẹ, thời gian tai nạn cũng có thể rút ngắn.  Rất nhiều người lãnh đạo tôn giáo đều có giác ngộ như vậy, đây là việc tốt.  Ở Úc châu tôi tham gia ‘Luận đàm về văn hóa đa nguyên’, họ có một tổ chức gọi là Tổ Chức Hòa Bình Tôn Giáo Thế Giới’, gồm có ba mươi mấy tôn giáo tham gia.

Có một vị cha xứ Thiên Chúa Giáo đề nghị, hy vọng lúc mỗi tôn giáo truyền giáo, giảng đạo đừng công kích các tôn giáo khác.  Quan niệm này rất hay, đây là thực sự có tự giác.  Sau khi nghe xong tôi nói không những chúng ta chẳng thể công kích kẻ khác, phê bình kẻ khác mà còn phải lễ kính, tán thán họ.  Hy vọng hết thảy những nhà lãnh đạo tôn giáo trên toàn thế giới đều giác ngộ, các tín đồ đều có thể hỗ tương tôn trọng, kính ái lẫn nhau, hợp tác lẫn nhau, cùng tồn cùng vinh, được vậy thì thế gian này mới có hòa bình an định thật sự.  Họ đã thảo luận nhiều năm rồi nhưng vẫn chưa thực hiện được nên tôi trình bày cách làm của chúng tôi ở Tân Gia Ba cho họ tham khảo, và mời họ đến tham quan.

Gần đây chúng tôi thăm viếng người Y Tư Lan giáo (Islam), Hồi giáo, Ấn Ðộ giáo (tức là Bà La Môn giáo) và Thiên Chúa giáo.  Tân Gia Ba có chín tôn giáo, chúng tôi qua lại rất mật thiết.  Khi họ có nhu cầu cần giúp đỡ, chúng tôi dốc toàn tâm toàn lực để giúp đỡ họ, đây là việc chưa từng có từ trước đến giờ.  Chúng tôi cũng hy vọng có thể thực hiện trong đời sống của quần chúng nên muốn cử hành một buổi họp ‘Các Tôn Giáo Hòa Bình ở Tân Gia Ba Chúc Mừng Năm Mới’, dự định cử hành mười ngày, trong mười ngày này tất cả tín đồ các tôn giáo đều hội họp với nhau.  Ðây là sự đoàn kết giữa những đoàn thể chủng tộc khác nhau, tôn giáo khác nhau.  Hy vọng buổi hội họp này được thành công, có thể giúp cho xã hội an định, thế giới hòa bình.  Chúng tôi sẽ mời những nhà lãnh đạo tôn giáo ở những nước khác tới tham quan, chỉ đạo, hy vọng hoạt động này sẽ được đẩy mạnh đến khắp nơi trên thế giới.  Chúng tôi dự trù nới rộng lớp bồi huấn thành Phật Học Viện, khóa trình của Phật Học Viện tương lai bao gồm mọi tôn giáo.  Chúng tôi mời các nhà truyền giáo của mỗi tôn giáo đến giới thiệu giáo nghĩa của họ, sanh hoạt tập quán và lễ nghi của họ.  Chúng ta học họ trước, đọc kinh của họ, sau này họ sẽ đọc kinh Phật của chúng ta.  Hỗ tương tìm hiểu lẫn nhau thì những chuyện hiểu lầm, va chạm, ngăn cách sẽ được tiêu trừ, như vậy mới làm được đại đồng, mới thực sự thực hiện được mục đích cùng tồn cùng vinh, hỗ trợ hợp tác.

Chính phủ Tân Gia Ba rất coi trọng những hoạt động này của chúng ta, họ nhận định rằng những hoạt động này có cống hiến trực diện cho xã hội nên vô cùng hoan nghinh.  Có người hỏi tôi: ‘Tại sao phải làm như vậy?’.  Tôi trả lời: “Ðây là thực hiện theo kinh ‘Ðại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm’”.  Kinh Hoa Nghiêm vừa mở đầu liền liệt kê hai trăm hai mươi tám tộc đoàn (đoàn thể chủng tộc) khác nhau, tôn giáo và tộc đoàn khác nhau đều ở trong Hoa Nghiêm Hải Hội.  Tây phương Cực Lạc thế giới cũng có nhiều tộc đoàn khác nhau cùng chung sinh sống.  Chúng ta phải học theo Tỳ Lô Xá Na Phật, A Di Ðà Phật thì thế giới này của chúng ta mới được mỹ mãn, mọi người mới được hạnh phúc.  Ðọc kinh vô cùng quan trọng, Thế Tôn không những dạy chúng ta đọc kinh mà còn dạy chúng ta phải hiểu sâu ý nghĩa và phương hướng.  Ðối với những đạo lý nói trong kinh phải lý giải kỹ càng, giải được càng sâu càng rộng thì khi vận dụng sẽ càng được tự tại.  Nhất định phải áp dụng trong đời sống hằng ngày, trong công việc hằng ngày, trong khi xử sự, đãi người, tiếp vật, thì học Phật pháp mới có lợi ích thực sự.
 
Trích từ: Ý Nghĩa Chân Thật Của Bổn Nguyện Niệm Phật
Báo Lỗi Đánh Dấu Đã Đọc

Thẻ

Kinh Sách Liên Quan

   
1 Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh, Hòa Thượng Thích Đức Niệm Đọc Tiếp
2 48 Pháp Niệm Phật, Sa Môn Thích Tịnh Lạc Tải Về
3 Phật Pháp Căn Bản, Hòa Thượng Thích Đức Thắng Tải Về
4 Phật Lý Căn Bản, Hòa Thượng Thích Đức Thắng Tải Về
5 Các Tông Phái Đạo Phật, Cư Sĩ Đoàn Trung Còn Tải Về
6 Phật Thuyết A Di Đà Yếu Giải Giảng Ký, Cư Sĩ Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa Tải Về
7 Phật Thuyết Quán Vô Lượng Thọ Phật Kinh Giảng Ký, Cư Sĩ Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa Tải Về
8 Niệm Phật Thành Phật, Hòa Thượng Thích Phước Nhơn Tải Về
9 Đạo Lý Nhà Phật, Cư Sĩ Đoàn Trung Còn Tải Về
10 Triết Lý Nhà Phật, Cư Sĩ Đoàn Trung Còn Tải Về
11 Kinh Đại Thông Phương Quảng Sám Hối Diệt Tội Trang Nghiêm Thành Phật, Hòa Thượng Thích Trung Quán Tải Về
12 Phật Thuyết Kinh Phạm Võng Phẩm Bồ Tát Tâm Địa, Đại Lão Hòa Thượng Thích Trí Tịnh Tải Về
13 Phật Thuyết Quán Vô Lượng Thọ Kinh, Cư Sĩ Chánh Trí Mai Thọ Truyền Tải Về
14 Phật Thuyết A Di Đà Kinh Yếu Giải Giảng Ký, Cư Sĩ Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa Tải Về
15 Niệm Phật Tam Muội Bảo Vương Luận, Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh Tải Về