a. Kiến hòa đồng giải

Tịnh Tông Học Hội Tân Gia Ba do hội trưởng Lý Mộc Nguyên lãnh đạo, ông vô cùng nhiệt tâm làm sự nghiệp hoằng pháp lợi sanh.  Ðạo tràng ở đó thiệt rất khó được, bao nhiêu người từ trên tới dưới đều đồng tâm, chẳng có ý kiến [riêng rẽ], việc này thiệt là hy hữu khó được.  Ngạn ngữ nói: ‘Ba người đồng tâm, sắc bén cắt đứt vàng’ [75].  Phật dạy chúng ta khi giao tiếp với đại chúng nhất định phải y theo pháp Lục Hòa Kính.  Ðiều thứ nhất của Lục Hòa Kính là Kiến Hòa Ðồng Giải, dùng lời nói hiện nay thì điều này nghĩa là xây dựng nhận thức chung.  Cho dù nhiều người, chỉ cần cách suy nghĩ, cách nhìn giống nhau thì có thể cùng nhau nỗ lực làm việc, chẳng có chuyện gì không thành công.

b. Nói về nhân quả

Tai nạn trên thế gian xảy ra dồn dập, xã hội động loạn chẳng yên, có một số vùng tuy điều kiện vật chất tương đối tốt nhưng tâm thần con người chẳng an, đây là một điều rất đáng tiếc, đúng như câu nói: ‘Giàu mà không vui’, còn chẳng bằng ‘nghèo mà vui’.  Nguyên nhân của việc này phức tạp nhưng có một nhân tố căn bản, đó tức là cách suy nghĩ, cách nhìn của con người thiên lệch, sai lầm, người người ai cũng có tư tưởng này, cách làm này, thì xã hội làm sao chẳng loạn cho được!  Hoàn toàn phản nghịch với luân lý đạo đức.

Phật pháp từ đầu đến cuối đều chẳng lìa nhân quả, pháp thế gian là một hiện tượng nhân quả phức tạp, Phật pháp cũng chẳng ngoại lệ; thế pháp duyên sanh, Phật pháp cũng duyên sanh.  Cổ đức phán Hoa Nghiêm là ‘Ngũ Châu nhân quả’ [76], kinh Pháp Hoa là ‘Nhất Thừa nhân quả’.  Pháp thế gian và xuất thế gian chẳng lìa nhân quả, định luật nhân quả nói trồng nhân thiện chắc chắn được quả thiện, tạo nhân ác nhất định chiêu cảm ác báo.  Hiện nay xã hội chẳng an định, thiên tai nhân họa đều chiêu cảm từ ác nghiệp.  Tâm ác, ý niệm ác, ngôn ngữ ác, hành vi tạo tác không có gì chẳng ác, giống như kinh Ðịa Tạng nói: ‘Chúng sanh trong Diêm Phù Ðề khởi tâm động niệm không có gì chẳng là nghiệp, không có gì chẳng là tội’.

Tai nạn có thể hóa giải được không?  Câu trả lời chắc chắn là được.  Vận mạng của mỗi người là do chính người ấy tạo ra, vận mạng chắc chắn là có, vận mạng chính là nghiệp lực của người ấy hình thành.  Trong cuốn Liễu Phàm Tứ Huấn, Vân Cốc thiền sư giúp cho ông Viên Liễu Phàm cải tạo vận mạng, tức là hiểu rõ đạo lý nhân quả.  Ðoạn dứt hết thảy ác nghiệp, tu hết thảy thiện nghiệp thì tai nạn sẽ tiêu trừ.  Vận mạng của cá nhân có thể thay đổi, cho đến vận mạng của gia đình, vận mạng quốc gia, vận mạng của toàn thế giới đều có thể thay đổi.

Trong Liễu Phàm Tứ Huấn, Khổng tiên sinh đoán sẵn vận mạng của ông Viên Liễu Phàm.  Ông Liễu Phàm so sánh [lời tiên đoán với cuộc đời của ổng] từng chút thì tí gì cũng chẳng sai.  Năm nào thi đậu hạng mấy, bổng lộc năm ấy bao nhiêu, đều đã được đoán định trước.  Bởi vậy nên tâm ông Viên lắng xuống, buông xả hết vọng niệm, và cả đời chịu vận mạng an bài.  Gặp Vân Cốc thiền sư, cùng thiền sư ngồi ở thiền đường suốt ba ngày ba đêm chẳng khởi lên một vọng niệm.  Việc này rất hiếm có, người thường chẳng làm nổi.  Vân Cốc thiền sư rất khâm phục ông Viên và khen: ‘Công phu của anh khá lắm!’. 

Ông Viên thú thật: ‘Con chẳng có công phu gì hết, mạng con đã được định sẵn rồi, khởi vọng tưởng cũng chẳng ích gì, cho nên con chẳng khởi vọng tưởng nữa’.

Thiền sư nghe xong cười ha hả: ‘Tôi cứ tưởng anh là thánh nhân, thiệt ra anh vẫn còn là phàm phu’, sau đó mới dạy cho ông phương pháp cải tạo vận mạng. 

Phải hiểu nguyên nhân hình thành và diễn biến của vận mạng thì mới có khả năng thay đổi vận mạng.  Chúng ta thay đổi chính mình quan trọng hơn bất cứ việc gì khác, nếu tự mình có thể thay đổi, thì gia đình có thể thay đổi, mọi người đều có thể thay đổi, xã hội chắc chắn cũng sẽ thay đổi, quốc gia mới được an định, hạnh phúc, hưng vượng.

Cả đời Ấn Tổ cực lực đẩy mạnh việc lưu thông Liễu Phàm Tứ Huấn, Thái Thượng Cảm Ứng Thiên, và An Sĩ Toàn Thư.  Chúng ta ngày nay hiểu rõ dụng ý ấy, duy chỉ có những thứ này mới có thể cứu cấp, có thể cứu vãn xã hội, tiêu tai miễn nạn.  Phật pháp tuy rất tốt nhưng chẳng còn kịp nữa, nhất định phải đại chúng hóa, phổ biến rộng ra mới có hiệu quả.  Ba cuốn sách này đích thật là cơ sở để học Phật; có được cơ sở này thì niệm Phật phát nguyện vãng sanh mới thật sự nắm chắc.  Ba cuốn sách này có thể giúp người hiện đại xây dựng nhận thức chung, nhận thức chung này chính là nhận thức về nhân quả, khẳng định là có nhân quả báo ứng.

Nếu chẳng thay đổi từ tâm lý, hành vi thì niệm Phật cũng chẳng được vãng sanh.  Trong kinh nói rất rõ ràng, tây phương Cực Lạc thế giới là ‘nơi những người thiện nhất tụ hội’, nếu tâm hạnh của chúng ta chẳng thiện thì làm sao có thể vãng sanh!  ‘Tâm tịnh thì cõi Phật tịnh’, tâm thanh tịnh là tâm thiện nhất.  Hết thảy tai họa đều từ phiền não sanh khởi, đều từ vọng tưởng, phân biệt, chấp trước sanh khởi; nếu tâm địa thanh tịnh thì những tai nạn này sẽ tiêu trừ.  Xa lìa hết thảy vọng tưởng, phân biệt, chấp trước thì tâm mới được thanh tịnh.  Trong kinh Kim Cang có nói: ‘chẳng chấp vào tướng, như như chẳng động’.  ‘Chẳng chấp vào tướng’ tức là khi sáu căn tiếp xúc cảnh giới bên ngoài chẳng bị dụ hoặc thì gọi là ‘chẳng chấp tướng’.  Ðương lúc tiếp xúc ngoại cảnh nếu trong tâm chẳng khởi tham, sân, si, mạn, chẳng khởi vọng tưởng, phân biệt, chấp trước thì gọi là ‘chẳng động tâm’.  ‘Ngoài chẳng chấp tướng, trong chẳng động tâm’ là tiêu chuẩn của tâm thanh tịnh.  Ngàn kinh vạn luận, vô lượng pháp môn đều giảng về việc này, đều hy vọng chúng ta đạt đến mức này.

c. Tầm quan trọng của việc nghe kinh

Trong vô lượng pháp môn chúng ta chọn pháp môn Trì Danh Niệm Phật, pháp môn này tiện lợi nhất, khi đi, đứng, nằm, ngồi đều chẳng chướng ngại.  Chỉ cần thật sự chịu niệm, niệm đúng như lý, như pháp thì sẽ đạt được hiệu quả.  Kinh chẳng thể không nghe, không hiểu giáo lý mà niệm Phật trong Niệm Phật Ðường lúc ban đầu rất hoan hỷ, rất sốt sắng, nhưng niệm được một thời gian sau sẽ giải đãi, làm biếng.  Vậy là vì nguyên nhân gì?  Không hiểu giáo lý nên niệm Phật chẳng có được hiệu quả.  Lúc chẳng niệm tâm tán loạn, phiền não rất nhiều; lúc niệm tâm cũng tán loạn, phiền não cũng vẫn nhiều nên mới thoái tâm.  Do đó tham thảo giáo lý vô cùng quan trọng, năm xưa lúc đức Phật Thích Ca Mâu Ni còn tại thế, mỗi ngày đều giảng kinh thuyết pháp, mục đích chẳng gì khác là muốn cho mọi người hiểu đạo lý, hiểu rõ chân tướng sự thật, giữ cho đừng thoái chuyển, làm cho công phu đắc lực.

Ðúng như lý như pháp thì công phu dễ đắc lực hơn; công phu đắc lực thì đương nhiên sẽ dễ bảo trì; công phu chẳng đắc lực thì sẽ bảo trì chẳng được.  Phiền não, nghiệp chướng, tập khí của chúng ta vô cùng nặng nề, nếu chẳng hạ quyết tâm để khắc phục, đời này tuy có cơ duyên nghe được Phật pháp nhưng đời sau vẫn sẽ là sáu nẻo luân hồi.  Chuyện này cũng giống như đánh giặc, nếu đánh thua thì sẽ chẳng thoát khỏi sáu nẻo luân hồi, cho nên nhất định phải hạ quyết tâm, khắc phục phiền não tập khí của mình, như vậy mới là anh hùng.  Ðại điện trong Phật môn gọi là ‘Ðại Hùng Bảo Ðiện’, đại hùng tức là đại anh hùng.  Những gì phần đông người ta chẳng làm nổi mà người ấy làm nổi; phần đông người ta chẳng thể khắc phục phiền não tập khí của mình, người ấy có thể khắc phục, người ấy chính là anh hùng hảo hán, đây là việc chúng ta phải nên học tập.
 
Trích từ: Ý Nghĩa Chân Thật Của Bổn Nguyện Niệm Phật
Báo Lỗi Đánh Dấu Đã Đọc

Thẻ

Kinh Sách Liên Quan

   
1 Phật Học Tinh Hoa, Hòa Thượng Thích Đức Nhuận Tải Về
2 Phật Thuyết Kinh Phạm Võng Phẩm Bồ Tát Tâm Địa, Đại Lão Hòa Thượng Thích Trí Tịnh Tải Về
3 Phật Học Vấn Đáp, Thượng Tọa Thích Đức Trí Tải Về
4 Niệm Phật Thành Phật, Hòa Thượng Thích Phước Nhơn Tải Về
5 Kinh Đại Thông Phương Quảng Sám Hối Diệt Tội Trang Nghiêm Thành Phật, Hòa Thượng Thích Trung Quán Tải Về
6 Ý Nghĩa Chân Thật Của Bổn Nguyện Niệm Phật, Cư Sĩ Diệu Âm Tải Về
7 Các Tông Phái Đạo Phật, Cư Sĩ Đoàn Trung Còn Tải Về
8 Phật Thuyết A Di Đà Yếu Giải Giảng Ký, Cư Sĩ Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa Tải Về
9 Khuyên Tu Pháp Môn Niệm Phật, Thích Nguyên Anh Tải Về
10 Kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật, Đại Lão Hòa Thượng Thích Trí Tịnh Tải Về
11 48 Pháp Niệm Phật, Sa Môn Thích Tịnh Lạc Tải Về
12 Phật Học Tinh Yếu, Hòa Thượng Thích Thiền Tâm Tải Về
13 Phật Thuyết Quán Vô Lượng Thọ Phật Kinh Giảng Ký, Cư Sĩ Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa Tải Về
14 Đường Vào Ánh Sáng Đạo Phật, Cư Sĩ Tịnh Mặc Tải Về
15 Niệm Phật Tam Muội Bảo Vương Luận, Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh Tải Về

Nhân Qủa
Hòa Thượng Thích Thiện Hoa

Nhân Qủa
Cư Sĩ Tâm Minh Lê Đình Thám

Lý Luận và Sự Thật Của Nhân Qủa
Hòa Thượng Thích Tịnh Không