Phật Học Vấn Đáp


Cực lực đề xướng niệm Phật vãng sanh không cần phục phiền não. Có đúng là như thế không?
Gần đây có người đưa ra hai bài kệ tụng của Đại Sư Ngẫu Ích, cực lực đề xướng niệm Phật vãng sanh không cần phục phiền não. Xin hỏi nghĩa thật sự của hai bài kệ này đúng là như thế không?

8/13/2022 5:23:20 PM

Có lẽ những người này đã giải thích sai ý nghĩa hai bài kệ này của Đại Sư Ngẫu Ích rồi. Những thứ của Đại Đức xưa, hiện nay chúng ta học tập, điều gì không hiểu thì để sang một bên, vậy thì không sao, điều thật sự có thể lý giải được thì chúng ta nghiêm túc học tập, thì không có sai lầm. Vì sao bạn không học Di đà Kinh Yếu Giải của Đại Sư Ngẫu Ích? Di đà Kinh Yếu Giải rất đơn giản, văn tự không dài. Ở cuối sách, Đại Sư Ngẫu Ích có một bài văn, Ngài nói rõ đã dùng thời gian 9 ngày để viết ra. Bộ Yếu Giải này, Tổ Sư Tịnh Tông cận đại của chúng ta, Tổ thứ 13, Đại Sư Ấn Quang đã tán thán cuốn sách này đến đến cùng cực. Đại Sư Ấn Qang nói, cho dù cổ Phật tái lai, cổ Phật chính là nói A di đà Phật, A di đà Phật đến thế giới này của chúng ta, làm chú giải cho Kinh Di đà, cũng không thể vượt hơn được.

Các vị thử nghĩ xem thân phận của Đại Sư Ấn Quang, chúng ta biết Ngài là Bồ tát Đại Thế Chí ở Tây Phương tái lai, Bồ tát Đại Thế Chí tán thán Ngài như vậy, thế thì Đại Sư Ngẫu Ích là người nào? Thân phận của Đại Sư Ngẫu Ích không được tiết lộ, chúng tôi không dám nói, nhưng từ sự tán thán này của Đại Sư Ấn Quang, chúng ta có thể đoán được, nếu Đại Sư Ngẫu Ích không phải là cổ Phật tái lai thì chắc chắn cũng phải ngang hàng như Bồ tát Quán Thế Âm, là Bồ tát Đẳng Giác tái lai, nếu không thì không có cách gì làm được tốt như vậy.

Nếu chú giải của Đại sư mà bạn học tập vẫn còn có khó khăn, vậy thì cận đại có hai bản chú giải, một bản là Yếu Giải Giảng Nghĩa của Pháp sư Viên Anh, một bản là của Pháp sư Bảo Tĩnh, các Ngài là đệ tử của Pháp sư Đế Nhàn. Hai bản giảng ký của Yếu Giải này đều có thể được dùng làm tham khảo. Tôi đã từng giảng qua Yếu Giải, cư sĩ Lưu Thừa Phù đã chép lại thành văn tự từ bản ghi âm, là cuốn Di đà Kinh Yếu Giải Giảng Ký, hình như là tôi giảng ở trường Đại học De Anza ở San Francisco. Cuốn sách này ở bên này có lưu thông, các vị có thể tham khảo. Tôi chính là tham khảo hai bản giảng ký của Pháp sư Viên Anh và Pháp sư Bảo Tĩnh, bạn sẽ hiểu rõ thôi.

Nếu như nói không cần phục phiền não mà có thể vãng sanh thì không được, nhất định phải phục phiền não. Vì sao vậy? Đới nghiệp vãng sanh là mang theo nghiệp cũ, không phải nghiệp hiện hành. Nhất định phải điều phục được phiền não thì bạn mới có thể vãng sanh. Không thể nói khi A di đà Phật đến tiếp dẫn, bạn vẫn còn nổi giận ở đó mắng người, đâu có loại đạo lý này? Vậy thì A di đà Phật nhanh chóng đi mất rồi. Không có đạo lý này. Ngay trong sát na khi Phật đến tiếp dẫn, nhất định phải tâm bình khí hòa, nhất định không được có những ý niệm tham sân si mạn. Một câu Phật hiệu thảy điều phục tất cả phiền não tập khí xuống, vậy mới có thể vãng sanh. Cho nên loại công phu này, bình thường phải luyện tập, đến thời khắc thật sự mấu chốt thì vãng sanh trong một sát na, điều này không thể không biết.

Trích từ:  Học Phật Vấn Đáp. Hòa Thượng Thích Tịnh Không


Thẻ
Niệm Phật        Vãng Sanh        Phiền Não       

Câu Hỏi Ngẫu Nhiên


Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật