Skip Navigation LinksHome > Pháp Bảo > Phật Học Vấn Đáp

Phật Học Vấn Đáp


Xếp Thứ Tự
Cúng Giỗ Cách Nào Là Hợp Lý Nhất?
Huyền Ngu Quảng Tánh Xem: 281
Lễ phẩm cúng giỗ biểu trưng cho tấm lòng hiếu thuận của con cháu, lễ bạc mà lòng thành, ngoài hoa trái hương đèn thì nên có mâm cỗ. Theo chúng tôi, nhà (1) cúng giỗ mà chỉ có hương hoa, không có mâm cỗ dâng cúng là chưa đủ lễ. Nhà (2) có điều kiện cúng kiếng lớn thì quá tốt. Tuy nhiên, là Phật tử thì nên lưu ý không sát hại sinh vật, không rượu chè.... Đọc Tiếp
Nội Dung Và Mục Đích Giáo Dục Của Phật Giáo là gì?
Hòa Thượng Thích Tịnh Không | Dịch Giả: Thích Tâm An Xem: 58
  Nội dung giáo dục của Phật giáo thật phi thường, rộng lớn. Từ lúc khai thiên lập địa, Nho giáo được xem là một nền giáo dục rộng lớn, thế nhưng đem so sánh với Phật giáo, nền giáo dục Phật giáo lại rộng lớn hơn. Phật giáo biết được đời sống quá khứ, vị lai của tất cả chúng sinh, dù quá khứ là vô thủy, vị lai là vô chung. Đứng trên góc độ thời.... Đọc Tiếp
Xin hỏi mộng khởi lên như thế nào?
Hòa Thượng Thích Tịnh Không Xem: 501
Không giống nhau, có tương tự nhưng không giống nhau. Muốn có thể thấy được thật tướng chư pháp, bạn nhất định phải buông xuống vọng tưởng phân biệt chấp trước. Bạn phải biết thứ tự mà Phật dạy chúng ta, trước hết buông xuống chấp trước, chấp trước là nghiêm trọng nhất, có thể đối với thế xuất thế gian pháp đều không chấp trước, đây là việc tốt,.... Đọc Tiếp
Dưới lầu đánh bạc. nếu mở đạo tràng trên lầu thì có tổn hại đến người niệm phật không?
Lão Cư Sĩ Lý Bỉnh Nam | Dịch Giả: Thượng Tọa Thích Đức Trí Xem: 526
Người mới tu học chưa có năng lực mạnh thì dễ bị chi phối bởi hoàn cảnh, cho nên tránh xa là tốt. Nếu như chưa thể xa rời thì cần nhất tâm niệm Phật. Hai sự việc riêng biệt, không có gì trở ngại, cũng không bị tổn hại. Đọc Tiếp
Tại sao a di dà phật đã độ chúng sanh mười kiếp rồi mà chúng sanh càng ngày càng nhiều?
Lão Cư Sĩ Lý Bỉnh Nam | Dịch Giả: Thượng Tọa Thích Đức Trí Xem: 425
Hư không vô tận, thế giới vô tận, chúng sanh vô tận. Chúng sanh trong lục đạo qua lại không chướng ngại, không chỉ chúng sanh trong địa cầu chúng ta sanh ở trong thế giới này, hay chúng sanh ở thế giới khác chỉ sanh ở thế giới khác. Chúng ta sanh ở địa cầu nhỏ bé này làm sao biết được vô số chúng sanh trong cả đại thiên thế giới! Đọc Tiếp
Mục đích chánh yếu của việc đi chùa là gì?
Hòa Thượng Thích Tịnh Không Xem: 335
Chỉ gói gọn trong bốn chữ "Đi chùa cầu Đạo". Khi đến chùa, trước là để lễ kính chư Phật, Bồ Tát, sau là tìm thầy hỏi Đạo để tìm ra con đường tu hành đúng đắn phù hợp với đạo lý, để khi về ứng dụng vào đời sống tu hành, nhằm tăng trưởng trí tuệ và hạt giống từ bi, tránh được những mê tính không đáng có trong đạo Phật. Công đức của việc đi chùa là từ.... Đọc Tiếp
Làm thế nào để chung sống hòa đồng với chúng sanh, mà không phạm khẩu nghiệp?
Hòa Thượng Thích Tịnh Không Xem: 517
Vấn đề là bạn đừng để ý đến người khác, đừng sợ sự phê bình của người khác, chính mình học tập nghiêm túc, dần dần quen rồi thì họ sẽ hiểu ra. Lúc ban đầu thì họ cảm thấy bạn ra vẻ thanh cao, nhưng nếu bạn làm được hai, ba năm thì họ sẽ quên mất, họ sẽ không săm soi bạn mỗi ngày nữa. Qua vài năm sau, họ sẽ học tập theo bạn. Bạn xử sự đãi người tiếp.... Đọc Tiếp
Lại xin chỉ bày về nhất tâm bất loạn!
Thanh Ngộ Khai Trước | Dịch Giả: Thượng Tọa Thích Nguyên Chơn Xem: 442
Tâm như mặt trăng tròn sáng, vằng vặc trên hư không, ánh sáng bao phủ muôn vật. Tâm đã chẳng tự là tâm thì tạp loạn từ đâu khởi. Nhưng nếu hướng về Đệ nhị môn, thì chẳng phải không có phương tiện. Thí như ở đời có người ưa thích một môn, hoặc là cầm kỳ thi họa, hoặc là ti, trúc, quản, huyền[9].. Tâm tha thiết nghĩ đến các việc ấy không lo gì đến.... Đọc Tiếp
Để có một sự tái sinh tốt đẹp, người Phật tử nên tu tập như thế nào?
Hòa Thượng Thích Tịnh Không Xem: 276
Trong suốt cuộc hành trình tâm linh, ước muốn được tái sinh vào một cảnh giới tốt đẹp (thiện thú) là nguyện vọng chân thành của người Phật tử. Tùy vào pháp môn tu tập mà mỗi hành giả có những nguyện ước và điểm đến (sinh thú) khác nhau. Nhưng con đường chung nhất không những đưa đến một sự tái sinh tốt đẹp (phước báo thuộc cõi trời và cõi người) mà.... Đọc Tiếp
Trung ấm thân là gì?
Thượng Tọa Thích Minh Tuệ Xem: 417
Thân người đã chết, giữa khoảng đã chết và chưa sinh, trong vòng bốn mươi chín ngày, có cái thân gọi là thân trung ấm (cũng gọi là trung hữu). Ngoại trừ những người có cực trọng nghiệp dù thiện hay ác, đều tức khắc tái sanh kiếp sau ngay sau khi chết (không có trung ấm thân). Không tuyệt đối như vậy, có những truờng hợp cá biệt, trung ấm thân vẫn.... Đọc Tiếp
Làm sao ứng dụng trí tuệ bát nhã?
Hòa Thượng Thích Diệu Liên | Dịch Giả: Linh Nham Tùng Thư Xem: 566
Có trí tuệ bát nhã có nghĩa là: Khi sáu căn của chúng ta gặp phải sáu trần mắt thấy sắc, tai nghe tiếng, mũi ngửi mùi hương, lưỡi nếm vị, thân tiếp xúc, ý nghĩ các pháp, thì chúng ta rất rõ ràng mọi thứ, tuy rõ ràng nhưng không sanh lòng phân biệt. Giống như gương sáng chiếu soi núi sông vạn vật, cải gọi là Núi đến thì núi hiện, nước đến thì.... Đọc Tiếp
Nguyện cầu Thượng phẩm thượng sanh quá cao như vậy, có mắc tội tham không?
Thượng Tọa Thích Minh Tuệ Xem: 573
1. Còn là phàm phu là còn tham, tham có hai loại thiện và ác. Tham thiện được tăng phước. Tham ác có lỗi (chưa phải tội). Nguyện vãng sanh Thượng phẩm thượng sanh để sớm trở về Ta bà cứu độ chúng sanh. Ta được trở về Ta bà sớm một ngày chúng sanh đỡ khổ một ngày. Đó là tham thiện được tăng phước. Nguyện vãng sanh Thượng phẩm thượng sanh để thỏa mãn.... Đọc Tiếp
Mang nghiệp vãng sinh có phải là trốn nợ không?
Hòa Thượng Thích Thánh Nghiêm | Dịch Giả: Thích Minh Quang Xem: 554
Mang nghiệp vãng sinh là quan điểm của người tu pháp môn Tịnh độ, nhưng không thấy có danh từ này trong các kinh điển về Tịnh độ. Vì vậy, cách đây vài năm, có một cuộc bút chiến về chủ đề "Tiêu nghiệp vãng sinh và mang nghiệp vãng sinh", của tu sĩ Du già Mật giáo và người tu Tịnh độ. Nhưng, theo kinh "Quán vô lượng thọ" và kinh "Vô lượng thọ" thì.... Đọc Tiếp
Phá thai, vì sao tất cả tội lỗi đều đổ lên thân của người mẹ đáng thương?
Hòa Thượng Thích Tịnh Không Xem: 420
Phải chịu trách nhiệm nhân quả, nhưng trách nhiệm nhân quả của người mẹ nặng, người cha nhẹ hơn, người mẹ là trực tiếp đi giết con. Cho nên Phật pháp nói được rất rõ ràng. Cha con, anh em, người thân quyến thuộc là có bốn nhân duyên: Báo ân, báo oán, đòi nợ, trả nợ. Nếu bạn giết họ, cho dù là họ đến báo ân thì ân cũng chuyển thành oán thù; Nếu họ.... Đọc Tiếp
Thỉnh chư vị chúng sanh cùng ăn cơm... Xin hỏi như vậy có được không?
Hòa Thượng Thích Tịnh Không Xem: 581
Có thể được. Trong đạo tràng chùa chiền đều niệm chú cúng dường, đơn giản nhất trong chú cúng dường là “cúng dường Phật, cúng dường Pháp, cúng dường Tăng, cúng dường tất cả chúng sanh”. Sự cúng dường này phải dùng chân tâm thì mới khởi tác dụng, Người niệm Phật chúng ta nếu không có cái tâm này, không có tâm lượng lớn như vậy, không có tâm chân.... Đọc Tiếp
Bồ tát Thập địa mới được gọi là tâm thanh tịnh, phàm phu làm sao có thể cầu mong vãng sanh về cõi Tịnh độ!
Đại Sư Hoài Cảm | Dịch Giả: Hòa Thượng Thích Pháp Chánh Xem: 469
Tịnh độ có nhiều loại, chứ không phải chỉ có một. Chẳng hạn như tâm thanh tịnh rốt ráo, tâm thanh tịnh chưa rốt ráo, tâm thanh tịnh hữu lậu, tâm thanh tịnh vô lậu, tâm thanh tịnh hữu tướng, tâm thanh tịnh vô tướng, tâm thanh tịnh chế phục hiện hành, tâm thanh tịnh đoạn trừ chủng tử, tâm thanh tịnh tự lực, tâm thanh tịnh tha lực, v.v… Ý nghĩa rất.... Đọc Tiếp
Tôi vừa làm việc vừa niệm thầm để bổ sung. sau này vãng sanh có chướng ngại không?
Lão Cư Sĩ Lý Bỉnh Nam | Dịch Giả: Thượng Tọa Thích Đức Trí Xem: 432
Nếu vì bận việc không thực hiện đúng khóa tu niệm thì mặc niệm Phật tại tâm, niệm chưa được liên tục, không phải tự mình thối chuyển thì hoa sen vẫn tăng trưởng. Nếu như lo lắng sự chướng ngại lúc lâm chung thì phải nương vào sự tu dưỡng hằng ngày. Chỉ cần lúc bận rộn đó tâm không rời niệm A Di Đà, không làm điều ác, nỗ lực tu thiện, tất cả việc.... Đọc Tiếp
Ăn đồ Sơn Hào hải vị có thật sự là sướng không?
Hòa Thượng Thích Diệu Liên | Dịch Giả: Linh Nham Tùng Thư Xem: 633
Thật ra sự vui sướng này chính là nguồn gốc của sự đau khổ, Quý Vị hãy cẩn thận, theo chữ Hán thì chữ thịt là do hai người tạo thành. Tàn hại sanh mạng tạo tội lỗi nghiệp chướng thì sau này ắt sẽ chịu quả báo ác. Nhà Phật lấy niềm vui Thiền Định làm thức ăn thì đó mới là sự vui sướng rốt ráo sau cùng. Đọc Tiếp
Không thể nhẫn nhục, vậy có thể vãng sanh không?
Lão Cư Sĩ Lý Bỉnh Nam | Dịch Giả: Thượng Tọa Thích Đức Trí Xem: 536
Có thể được vãng sanh, trước đã nói nhiều lý do, chỉ cần luyện tập nhẫn nại thường xuyên, đến lúc lâm chung không gặp nhiều chướng duyên. Nếu không sửa đổi tâm sân, có lúc gặp phải vấn đề lớn. Như người họ Vương một đời tu hành, đến lúc sắp lâm chung, người bên cạnh quạt ruồi giúp vô tình đụng vào khuôn mặt ông, khiến ông nổi sân, nhân đó mà đọa.... Đọc Tiếp
Quý Vị có biết tính nghiêm trọng của việc lãng phí thời gian không?
Hòa Thượng Thích Diệu Liên | Dịch Giả: Linh Nham Tùng Thư Xem: 501
Một khắc trôi qua bằng một đoạn sinh mạng, chúng ta nắm giữ thời gian mà tinh tấn chăm chỉ tu hành còn không kịp rồi, làm sao có thời gian đi làm những chuyện không cần thiết và vô nghĩa? Như vậy, anh chẳng khác nào đem tuổi thọ của mình đi đùa giỡn, lãng phí sinh mạng của chính mình thì quá đáng tiếc rồi. Đời người qua nhanh như ánh điện xẹt.... Đọc Tiếp
Phải chăng chư phật và chư bồ-tát có thể gánh nghiệp giùm chúng sanh?
Hòa Thượng Thích Tuyên Hóa Xem: 585
Nếu bạn có lỗi mà biết sửa đổi, thì chư Phật và chư Bồ tát quả thật có năng lực gánh nghiệp giùm bạn, để bạn được vô tội. Song, nếu bạn có lỗi mà không sửa, cứ chuyên môn ỷ lại vào chư Phật và chư Bồ tát, muốn nhờ các Ngài gánh vác nghiệp tội giùm, thì chẳng thể được đâu! Đọc Tiếp
Bằng cách nào mà để lại tiền cho con cái?
Hòa Thượng Thích Diệu Liên | Dịch Giả: Linh Nham Tùng Thư Xem: 575
Thay thế con cái làm công đức, cúng dường Tam Bảo, làm việc thiện, đây mới là thật sự để lại tiền cho con cái. Gia đình nào mà có làm việc thiện nhiều thì sẽ có nhiều niềm vui, con cháu đời đời kiếp kiếp sẽ đều được tốt lành, cho nên không thể quên tích góp làm nhiều việc thiện. Đọc Tiếp
Truyền Thống Của Phật Giáo?
Hòa Thượng Thích Tịnh Không | Dịch Giả: Thích Tâm An Xem: 38
Tôn giáo Phật giáo, học thuật, tà môn ngoại đạo Phật giáo,… đó là những hiện tượng phát sinh gần đây trong Phật giáo. Dạy học, đạo thầy trò là truyền thống của Phật giáo, Phật giáo đã được khai sáng bởi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, sau một nghìn năm được truyền sang Trung Quốc. Lịch sử đã ghi chép, vào thời đại Đông Hán, năm Vĩnh Bình thứ mười vua Hán.... Đọc Tiếp
12345678910...