Phật Học Vấn Đáp


Ý nghĩa của pháp giới Hoa Nghiêm sâu kín trùng trùng. Vì sao chỉ một môn niệm Phật mà có thể bao gồm hết thảy?
Ý nghĩa của pháp giới Hoa Nghiêm sâu kín trùng trùng, lấy vô lượng kinh điển làm quyến thuộc. Vì sao chỉ một môn niệm Phật mà có thể bao gồm hết thảy?

8/31/2022 9:33:35 AM
Đúng như lời ông nói. Ý nghĩa kinh Hoa Nghiêm tuy sâu rộng, nhưng người mới phát tâm vào đạo cũng tự có phương tiện đặc biệt tiến vào. Đó là một môn niệm Phật này, nó có thể thông suốt hết vô biên pháp giới. Thế nên, đồng tử Thiện Tài ở trong một lỗ chân lông của Phổ Hiền đi qua bất khả thuyết, bất khả thuyết thế giới nhiều như số bụi nhỏ trong cõi nước Phật tận kiếp vị lai. Mỗi niệm đi đến khắp vô biên cõi nước. Người niệm Phật ở đây cũng vậy, vì một niệm vốn vô lượng.

Trong Pháp giới quán, ngài Đỗ Thuận thiết lập ba môn:
  1.    Môn chân không: Loại bỏ vọng tình để hiển lý, tức là niệm pháp thân Phật.
  2.    Môn lý sự vô ngại: Dung thông lý sự để hiển bày lực dụng, tức là niệm công đức Phật.
  3.    Môn chu biến hàm dung: Thu nhiếp sự sự để hiển bày chỗ đứng đầu, tức là niệm danh tự Phật.
Thanh Lương Sớ chia ra bốn pháp giới:
  1.    Nhất tâm niệm Phật, chẳng tu xen các hạnh khác, tức là nhập vào Sự pháp giới.
  2.    Tâm và Phật cả hai đều bặt, nhất chân độc thoát, tức là nhập vào Lý pháp giới.
  3.    Tức tâm tức Phật, đại dụng cùng hiện bày, tức là nhập vào Lý sự vô ngại.
  4.    Phi Phật phi tâm, thần diệu không lường, tức là nhập vào Sự sự vô ngại pháp giới.
Thế nên biết, một môn niệm Phật gồm thu tất cả pháp. Vì thế, kinh Hoa Nghiêm lấy Tỳ lô làm dẫn đạo, lấy Cực Lạc làm chỗ quy hướng. Đã được thân cận Di đà thì chẳng rời Hoa Tạng; của báu nhà mình đầy đủ thì lực dụng vô biên. Nếu chẳng nhập vào môn niệm Phật này thì rốt cuộc chẳng phải là cứu cánh.
Trích từ:  Hoa Nghiêm Niệm Phật Tam Muội Luận. Cư Sĩ Bành Tế Thanh | Dịch Giả :Cư Sĩ Định Huệ


Thẻ
Niệm Phật        Hoa Nghiêm        Giới        Thập Niệm       

Câu Hỏi Ngẫu Nhiên


Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật