Phật Học Vấn Đáp


Xin pháp sư khai thị về sáu phép hòa kính?
Sau khi nghe khai thị của pháp sư, chúng tôi hiểu kỳ thực toàn thể Phật học chính là hiếu đạo. Hiếu đạo chiếm địa vị tương đối quan trọng trongPhật pháp. Thưa pháp sư! Chúng tôi biết sáu phép hòa kính trong Phật pháp cũng có một mắc xích tương đối quan trọng, xin pháp sư khai thị về sáu phép hòa kính?

9/19/2022 7:58:52 PM

Sáu phép hòa kính là Phật dạy chúng ta thái độ làm thế nào trong một đoàn thể có thể làm được, Ngài dạy chúng ta nguyên tắc để sống chung với đại chúng. Điều thứ nhất của lục hòa là “kiến hòa đồng giải”, dùng lời hiện đại mà nói, đôi bên phải xây dựng cùng hiểu. Ngạn ngữ có câu: “gia hòa vạn sự hưng”, người một nhà cùng nhau sinh sống, nếu có nhận thức giống nhau, cách nghĩ giống nhau, đồng nỗ lực, thì gia đình này đương nhiên sẽ hưng thịnh. Một quốc gia cũng vậy, cho nên xây dựng cùng hiểu là điều hiện tại mỗi đoàn thể phổ biến đều đang nói đến.

Điều thứ hai là “giới hòa đồng tu”, ý nghĩa của điều thứ hai này chính là phải tuân thủ pháp luật. Giới là quy củ. Mỗi người đều tuân thủ pháp luật, quốc gia có quốc pháp, gia có gia quy, công ty xí nghiệp cũng có nội quy, người người đều tuân thủ, đều tận trách nhiệm, thì sự nghiệp mới có thể hưng vượng.

Ba điều tiếp theo là “thân hòa cùng ở”, “khẩu hòa vô tranh”, “ý hòa cùng vui”. Có nghĩa, đôi bên cùng ở một chỗ hòa thuận. Điều sau cùng cũng rất quan trọng, “lợi hòa cùng chia”, nói trên phương diện đời sống vật chất là làm thế nào có thể đạt đến bình đẳng, không khác biệt. Phương cách sống này tuy lý tưởng nhưng rất khó đạt đến. Ba ngàn năm trước Thích Ca Mâu Ni Phật nói về lợi hòa cùng chia, chính là cách sống lục hòa. Do đó Phật pháp chân thật là đời sống tự do dân chủ bình đẳng, một lý tưởng cao độ của nhân loại.

Trích từ:  Khai Thị - Hòa Thượng Tịnh Không. Hòa Thượng Thích Tịnh Không


Thẻ
Khai Thị        Phật Học       

Câu Hỏi Ngẫu Nhiên


Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật