Skip Navigation LinksHome > Pháp Bảo > Khai Thị Phật Học > Nguyen-Nhan-Bat-Binh-Dang-Giua-Loai-Nguoi

Nguyên Nhân Bất Bình Đẳng Giữa Loài Người
Mi Tiên Vấn Đáp | Dịch Giả :Cư Sĩ Cao Hữu Đính

Vua hỏi:

– Bạch Ðại đức, người ta sanh ra trên đời, ai cũng có thân thể với đầu, trán, râu, tóc, da, mặt, tai, mũi, lưỡi … như nhau. Ai cũng có tứ chi gồm hai tay hai chân không khác nhau. Nhưng vì cớ gì mà có kẻ chết yểu, người sống lâu; kẻ hay ốm đau, người thường mạnh khỏe; kẻ giàu, người nghèo; kẻ quý, người tiện; kẻ ngu dốt, người thông minh; kẻ xấu hình, người tốt tướng; kẻ nói cuội nói trăng, ngưởi thật thà như đếm … và … Tại sao vậy?

– Tâu Ðại vương, chẳng có gì là lạ. Kìa xem như trái cây trong vườn. Cũng từ cây lá sanh ra, nhưng có cây trái ăn ngon, có cây trái ăn dở. Trong số đó, lại có thứ đắng, thứ ngọt, thứ chua, thứ cay, thứ chát, thứ bùi … Cũng đồng thời là trái cây, tại sao chúng chẳng giống nhau?

– Chỉ tại hột giống không đồng.

– Tâu Ðại vương, con người cũng thế. Bởi tư niệm và nghiệp duyên mỗi người mỗi khác, cho nên căn cơ không đồng, địa vị không đồng, và hưỡng thụ cũng không đồng. Do đó mới có kẻ xấu người đẹp, kẻ sang người hèn, kẻ ngu dốt, người thông minh v.v. Theo lời Phật dạy thì chỉ vì các tạo tác lành dữ đã thực hiện trong quá khứ có sai khác mà mỗi người tự có báo ứng riêng. Trước kia làm lành thì nay được phước; trước kia làm ác thì nay gặp họa. Nhân nào sanh quả nấy; quả nào theo nhân nấy; mảy may không sai.

– Lành thay! Lành thay!!
 
Trích từ: Kinh Mi Tiên Vấn Đáp 29
Báo Lỗi Đánh Dấu Đã Đọc

Thẻ

Nhân Qủa
Hòa Thượng Thích Thiện Hoa

Nhân Qủa
Cư Sĩ Tâm Minh Lê Đình Thám

Lý Luận và Sự Thật Của Nhân Qủa
Hòa Thượng Thích Tịnh Không