Nói ra điều này, thực sự là một sự khổ sở vô cùng. Tâm của chúng ta hầu như hướng ngoại tham cầu, cả ngày rong ruổi theo sắc thanh, tài lợi, quyền lực. Tại sao lại phải như vậy? Bởi vì tâm ý muốn thỏa mãn. Giống như một người thiếu thốn y thực, hắn cần phải có được tiền bạc thì mới có thể giải quyết sự sinh hoạt khó khăn. Thế nhưng, sau khi đã được đầy đủ y thực, hắn vẫn cảm thấy chưa được thỏa mãn; lại tiến thêm một bước, yêu cầu chất liệu y thực tốt đẹp hơn, ra cửa cần phải có xe hơi, ở thì muốn nhà cao cửa rộng. Đợi đến lúc mọi việc đều có trong tay, trong tâm vẫn không cảm thấy thỏa mãn. Tâm con người vĩnh viễn là như vậy, cả ngày truy cầu, không bao giờ cảm thấy thỏa mãn. Giống như một con ngựa đang phi nước đại, chân sau vừa chạm đất, thì chân trước đã đưa lên không, chắc chắn không có việc bốn chân cùng ở trên mặt đất. Tâm con người không đủ, luôn luôn cảm thấy người khác hơn mình. Nhưng sự thực không phải như vậy. Người học vấn, vì muốn truy cầu nhiều học vấn hơn, học cũng không bao giờ thỏa mãn. Làm chủ của một nước, tuy có quyền uy cực lớn, họ cũng vẫn không thỏa mãn, có những nỗi khổ không nói ra được. Con người không thể đạt được thỏa mãn, trong tâm vĩnh viễn không được an lạc. Bình thường nói: “Cần phải an lạc mới được thỏa mãn.” Thật ra, tâm con người xưa nay chưa bao giờ thỏa mãn, làm sao có được an lạc. Những tôn giáo thông thường đưa đến cho con người sự an úy, khiến cho họ thỏa mãn, sự an úy cũng là điểm chung cho tất cả tôn giáo thế gian. Chẳng hạn như tôn giáo Tây phương dạy “người nào tin thì được cứu.” Nếu được cứu, tự nhiên sẽ được thỏa mãn, nên tâm cũng được sự an ninh. Xem con người như một đứa trẻ, “này đứa trẻ, hãy nghe lời ta, không được khóc, ta sẽ cho ngươi đồ chơi.” Sự thật, vấn đề vẫn chưa được giải quyết, bởi vì sự không thỏa mãn của con người, không phải là do sự ban bố từ bên ngoài mà có thể thỏa mãn. Chỉ có Phật pháp dạy con người trước tiên cần phải làm thế nào để giải quyết vấn đề sinh tử cứu cánh, bận rộn một đời rốt ráo được cái gì, làm thiện được lợi ích gì? Như vậy mới có thể đạt được sự thỏa mãn và an lạc trong tâm. Từ những vấn đề này mà quán sát, thì mới có thể nắm được hạch tâm của Phật pháp và mới có thể chân chánh đạt được sự an lạc.

Trích từ: Học Phật Tam Yếu
Báo Lỗi Đánh Dấu Đã Đọc

Thẻ

Kinh Sách Liên Quan

   
1 Buông Xả Phiền Não, Khuyết Danh Tải Về
2 Vô Thường, Bác Sĩ Nguyễn Bảo Trung Tải Về