Trong ‘Hoa Nghiêm Kinh Biệt Hành Sớ Sao’ có giảng về Quảng tu cúng dường – Cúng dường tài vật chẳng bằng cúng dường pháp.  Trong kinh văn có một đoạn khai thị vô cùng hấp dẫn của cư sĩ Duy Ma, trong đó quan trọng nhất là chân chánh bố thí pháp không như chúng ta hiện nay tặng vài quyển kinh sách, tặng vài cuồn băng thâu âm [thuyết pháp] thì gọi là bố thí pháp, chuyện này quá nhỏ bé.  Cư sĩ Duy Ma nói: ‘Pháp bố thí là dùng thân làm mẫu mực, như pháp tu hành, làm gương tốt cho tất cả chúng sanh, như vậy mới là pháp bố thí chân chánh’.  Ðoạn khai thị này dạy cho chúng ta một điểm rất hay, như vậy chúng ta mới đạt được lợi ích chân thật của Phật pháp.

Thí dụ chúng ta thực sự bố thí tài vật, bố thí pháp, và bố thí vô úy, tu ba thứ nhân này thì sẽ được ba thứ quả báo -- được giàu sang, thông minh trí huệ, khoẻ mạnh sống lâu.  Làm cho hết thảy chúng sanh nhìn thấy, để cho họ thấy những quả báo này và hỏi bạn: ‘Làm sao bạn được lợi ích thù thắng như vậy?’, bạn mới nói cho họ biết [muốn được quả báo như vậy thì] phải tu ba thứ nhân này.  Cho nên nhất định phải làm cho người khác nhìn thấy.  Khi trì giới thì tự mình hết lòng trì giới, đoạn hết thảy ác nghiệp, làm cho tận đáy lòng mình thực sự đạt được thanh tịnh, thiện lương.  Cho đến nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, Bát Nhã đều phải thực sự làm cho được, như vậy chính là bố thí pháp.

Nếu bạn làm chẳng được mà nói cho người khác nghe, khuyên người thì chẳng có hiệu quả gì hết, người ta chưa chắc sẽ tin tưởng.  Trong kinh đức Phật nói: ‘Chúng sanh sợ quả, Bồ Tát sợ nhân’.  Chúng sanh nhìn thấy quả báo thì họ mới phản tỉnh.  Nhìn thấy quả báo tốt thì họ sẽ ngưỡng mộ, nhìn thấy quả báo không tốt thì họ sợ hãi.  Cho nên chúng ta phải làm hết lòng, đem quả báo bày trước mặt mọi người, để tự họ quan sát, phản tỉnh, sau đó sẽ phát tâm học tập, như vậy mới thực sự là pháp bố thí.
 
Trích từ: Học Vi Nhân Sư Hành Vi Thế Phạm
Báo Lỗi Đánh Dấu Đã Đọc

Thẻ

Tam Phước
Hòa Thượng Thích Tịnh Không

Tu Phước Và Tu Huệ
Hòa Thượng Thích Tịnh Không

Phước Báo Và Trí Huệ
Hòa Thượng Thích Tịnh Không

Ý nghĩa của bố thí và cúng dường
Hòa Thượng Thích Nhất Chân