Skip Navigation LinksHome > Pháp Bảo > Khai Thị Phật Học > Tat-Ca-Phap-Tu-Tam-Tuong-Sanh
Phật dạy: ‘Tất cả pháp từ tâm tưởng sanh’, tâm lý có thể ảnh hưởng đến sinh lý của một người, tâm lý khỏe mạnh thì sinh lý sẽ chẳng bịnh hoạn; tâm địa thanh tịnh, từ bi thì sẽ chẳng dễ bị bịnh truyền nhiễm; tâm thanh tịnh có thể chống cự được bịnh tật, tâm từ bi có thể hoá giải được chất độc.  Người chân chánh có trí huệ có thể điều chỉnh tình trạng sức khoẻ của mình, chẳng cần phải dựa vào thuốc men từ bên ngoài.  Nhà Phật gọi việc này là Nội Học, nguyên lý của việc này là như kinh Hoa Nghiêm có nói: ‘Hết thảy pháp duy tâm hiện, duy thức biến’.  Tâm Phật thanh tịnh từ bi đến cùng cực nên thế giới của Phật, hoàn cảnh y báo của Phật viên mãn cùng cực.  Hoa Tạng thế giới của Phật Tỳ Lô Giá Na, Cực Lạc thế giới của Phật A Di Ðà là do tâm thanh tịnh, tâm từ bi biến hiện thành.  Hiện nay hoàn cảnh xã hội chúng ta trược ác đến cùng cực là vì chúng sanh ở thế giới này tự tư tự lợi, tham, sân, si, mạn, nghi biến hiện ra.  Nói cách khác, tâm cực kỳ chẳng thanh tịnh, chẳng có từ bi cảm thành y báo trược ác hiện tiền của chúng ta.  Do đó mới biết tình trạng sức khỏe của thân thể chúng ta và hoàn cảnh sanh hoạt xấu hay tốt đều có nguồn gốc sâu kín từ một niệm tự tánh.

Phật dạy chúng ta cầu sanh tây phương Cực Lạc thế giới, làm thế nào mới vãng sanh được?  Tâm phải thanh tịnh, ‘tâm tịnh thì cõi nước tịnh’.  Niệm Phật phải niệm đến tâm thanh tịnh, tâm từ bi phát ra, nếu mỗi ngày niệm Phật nhưng thanh tịnh, bình đẳng, từ bi chẳng thể hiện tiền thì đó chỉ là kết duyên với đức Phật A Di Ðà mà thôi, đời này chẳng thể vãng sanh.  Niệm đến lúc tương ứng với thanh tịnh, bình đẳng, từ bi thì sẽ quyết định vãng sanh Tịnh Ðộ.  Ngẫu Ích đại sư dạy:

‘Có vãng sanh được hay không là do tín, nguyện có hay không’, đây là điều kiện thứ nhất của việc vãng sanh;

‘Phẩm vị cao hay thấp đều do công phu niệm Phật sâu hay cạn’. 

Công phu chính là tâm thanh tịnh, bình đẳng, từ bi, chúng ta hiểu được đạo lý này, hiểu rõ chân tướng sự thật này thì sẽ biết làm thế nào để dụng công [niệm Phật].

Thanh tịnh, bình đẳng là tự lợi, từ bi là lợi tha.  Pháp môn Tịnh Ðộ là pháp môn Ðại Thừa, chẳng phải Tiểu Thừa, nếu cứ giữ cái tâm ‘chỉ lo cho mình’ (tự liễu hán) thì chẳng thể vãng sanh.  Ðại Từ Bồ Tát nói rất hay: ‘Nếu có thể giúp cho hai người có thể vãng sanh thì còn tinh tấn hơn mình; nếu có thể giúp cho mười người có thể vãng sanh thì phước đức vô lượng vô biên; nếu có thể giúp cho mấy trăm người vãng sanh thì bạn thực sự là Bồ Tát’.  Chẳng có duyên phần thì thôi nhưng nếu có cơ duyên giúp đỡ chúng sanh mà chẳng chịu giúp đỡ, chỉ chú trọng tự mình, tâm niệm này sẽ chướng ngại cho việc vãng sanh.  Thanh tịnh, bình đẳng, từ bi hiển lộ từ nơi nào?  Khởi tâm động niệm đều vì chúng sanh, đều vì Phật pháp.  Tu học Tịnh Ðộ, chuyên tu, chuyên hoằng, việc chuyên tu và chuyên hoằng là một chứ chẳng phải hai.  Khuyên người khác là khuyên chính mình, dẫn dắt người khác niệm Phật là dẫn dắt chính mình, mình và người chẳng hai.  Chúng sanh và Phật chẳng hai, thế nên vì chúng sanh là thực sự vì mình, nếu chỉ vì mình mà chẳng lo đến chúng sanh thì đó chính là chướng ngại to lớn cho mình.

Bởi vậy nên giúp đỡ người khác mới là thực sự giúp mình, gây chướng ngại cho người khác tức là gây chướng ngại cho mình.  Giúp đỡ người khác là tâm nguyện của chư Phật, gây chướng ngại cho người khác là trái ngược với nguyện vọng độ sanh của chư Phật, vậy thì làm sao vãng sanh được?  Cho dù niệm Phật được tốt cách mấy, lúc bước tới cửa ngõ sanh tử của mình thì nghiệp chướng chắc chắn sẽ hiện ra.  Chúng ta phải hiểu rõ những đạo lý và chân tướng sự thật này thì con đường Bồ Ðề, con đường vãng sanh của chúng ta mới được thuận buồm xuôi gió.
 
Trích từ: Ý Nghĩa Chân Thật Của Bổn Nguyện Niệm Phật
Báo Lỗi Đánh Dấu Đã Đọc

Thẻ

Kinh Sách Liên Quan

   
1 Phật Học Tinh Hoa, Hòa Thượng Thích Đức Nhuận Tải Về
2 Phật Thuyết Kinh Phạm Võng Phẩm Bồ Tát Tâm Địa, Đại Lão Hòa Thượng Thích Trí Tịnh Tải Về
3 Phật Học Vấn Đáp, Thượng Tọa Thích Đức Trí Tải Về
4 Niệm Phật Thành Phật, Hòa Thượng Thích Phước Nhơn Tải Về
5 Kinh Đại Thông Phương Quảng Sám Hối Diệt Tội Trang Nghiêm Thành Phật, Hòa Thượng Thích Trung Quán Tải Về
6 Ý Nghĩa Chân Thật Của Bổn Nguyện Niệm Phật, Cư Sĩ Diệu Âm Tải Về
7 Các Tông Phái Đạo Phật, Cư Sĩ Đoàn Trung Còn Tải Về
8 Phật Thuyết A Di Đà Yếu Giải Giảng Ký, Cư Sĩ Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa Tải Về
9 Khuyên Tu Pháp Môn Niệm Phật, Thích Nguyên Anh Tải Về
10 Kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật, Đại Lão Hòa Thượng Thích Trí Tịnh Tải Về
11 48 Pháp Niệm Phật, Sa Môn Thích Tịnh Lạc Tải Về
12 Phật Học Tinh Yếu, Hòa Thượng Thích Thiền Tâm Tải Về
13 Phật Thuyết Quán Vô Lượng Thọ Phật Kinh Giảng Ký, Cư Sĩ Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa Tải Về
14 Đường Vào Ánh Sáng Đạo Phật, Cư Sĩ Tịnh Mặc Tải Về
15 Niệm Phật Tam Muội Bảo Vương Luận, Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh Tải Về

Mười Điều Tâm Niệm
Đại Sư Diệu Hiệp

Phát Tâm Bồ Đề
Hòa Thượng Thích Tịnh Không

Phân Tích Tâm Phật Quán Huệ
Đại Sư Linh Phong Ngẫu Ích Trí Húc