Phật Học Vấn Đáp


Con thấy một số Tăng Ni xuất gia để tóc ngắn. Xin hỏi đây có phải là một loại cải cách của Phật giáo không?
Những năm gần đây con thấy một số Tăng Ni xuất gia để tóc ngắn, mặc trang phục quân đội. Xin hỏi đây có phải là một loại cải cách của Phật giáo không?

8/12/2022 1:16:01 PM

Tôi vẫn chưa nhìn thấy, tuy nhiên đúng thật là đã xảy ra biến đổi rồi, Thích ca Mâu ni Phật ở trong kinh điển có nói về việc biến đổi này. Đoạn sau cùng của Thích Ca Phổ là lời dự báo của Phật đối với diễn biến Phật giáo sau này, sau khi Đức Phật diệt độ 100 năm, 200 năm, 300 năm, 1.000 năm, 2.000 năm, sẽ biến thành như thế nào. Hai nghìn năm sau, áo ca sa đổi trắng. Ca sa đổi trắng, bạn phải hiểu ý nghĩa mà Phật nói, không nhất định là màu trắng, không tuân thủ phép tắc của Phật thì gọi là đổi trắng.

Phép tắc mà Phật dạy chúng ta, y phục của người xuất gia mặc là y nhuộm màu. Dùng màu gì để nhuộm? Đỏ vàng lam trắng đen, đây gọi là năm loại màu chính. Phật pháp không lấy những màu này, Phật pháp lấy hỗn hợp, năm màu này trộn cùng với nhau, đây gọi là hoà hợp. Người Ấn Độ gọi là ca sa, ca sa chính là ý nghĩa hỗn tạp. Khi Phật ăn cơm, bạn xem một bát cơm của Ngài, Ngài ra ngoài bưng bình bát, thông thường bưng đến bảy nhà, thức ăn của mỗi nhà không như nhau, đều cho vào cùng một cái bát, bát cơm này cũng là ca sa. Ca sa chính là hỗn hợp, chúng ta nói là nồi cơm lớn, trộn lẫn lại với nhau.

Màu sắc của y phục cũng là hỗn hợp, chất liệu của y phục cũng là hỗn hợp. Bởi vì trước đây vải vóc chẳng dễ gì có được, y phục của người xuất gia là từ đâu? Quần áo của người tại gia mặc rách rồi, không cần nữa nên vứt vào thùng rác, người xuất gia nhặt lên đem đi giặt giũ sạch sẽ rồi xem chỗ nào còn dùng được thì cắt ra từng mảnh, chỗ nào không dùng được thì bỏ đi. Vá từng mảnh lại với nhau thành một bộ quần áo. Vì vậy bộ quần áo này là chất liệu không như nhau, màu sắc không như nhau, mặc lên thì trông rất khó coi, nên đem đi nhuộm thành cùng một màu, đây gọi là như pháp.

Hiện nay không như vậy nữa, lấy cả tấm vải cắt ra để may, bạn nói xem như vậy lãng phí biết bao! Trước đây là bất đắc dĩ, tuyệt đối không phải là cắt tấm vải to thành những mảnh nhỏ, chúng ta phải hiểu ý nghĩa này. Nhưng hiện nay có một cách làm áo ca sa, là cách làm như pháp, vẫn là một tấm vải, nhưng đem nó vẽ ô vuông vào, vẽ đường thẳng vào, vậy thì được, đây là mang ý nghĩa kỷ niệm. Nếu cắt cả tấm vải ra rồi may nó lại, đây là không như pháp. Cho nên, mỗi thời đại đều có biến đổi. Hiện nay chúng ta thấy mặc áo hải thanh màu vàng, ca sa màu đỏ, đây đều là màu sắc biến đổi, cái này đều là không như pháp. Khi Đức Phật tại thế, không có tình trạng này, hiện nay ngay cả việc vẽ y phục bên ngoài của tượng Phật cũng là ca sa đỏ, bạn nói xem Phật nhìn thấy pho tượng này không rơi lệ sao được? Đây là không cung kính đối với Phật. Thời đại đó Ngài mặc màu gì, hình trạng như thế nào, nhất định phải y theo thời đại đó, đây mới là cung kính đối với Ngài.

Trích từ:  Học Phật Vấn Đáp. Hòa Thượng Thích Tịnh Không


Thẻ
Phật Giáo        Xuất Gia       

Câu Hỏi Ngẫu Nhiên


Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật