Skip Navigation LinksHome > Pháp Bảo > Khai Thị Phật Học > Muc-Dich-Cua-Viec-Tu-Hoc-Phat-Phap

Mục Đích Của Việc Tu Học Phật Pháp
Hòa Thượng Thích Tịnh Không | Dịch Giả :Cư Sĩ Diệu Âm

Trong Tứ Thập Hoa Nghiêm, Thế Tôn thuyết minh rõ cho chúng ta ‘các tâm lượng’ của hết thảy chúng sanh trong mười phương thế giới, đây là một hiện tượng rất phức tạp.  Các tâm lượng khác nhau từ đâu sanh ra?  Chẳng vượt ngoài vọng tưởng, phân biệt, chấp trước.  Tâm lượng vốn là giống nhau, Phật pháp có câu: ‘Tâm bao trùm hư không, lượng trọn khắp các cõi nhiều như cát’, đây là tâm lượng vốn sẵn có của chúng ta, chư Phật đều như vậy, hết thảy chúng sanh trong mười phương pháp giới chẳng ai là không như vậy.  Tâm lượng to lớn vốn sẵn có này hiện nay biến thành nhỏ bé; tâm lượng nguyên thủy đơn thuần biến thành phức tạp, đây là việc chúng ta phải suy nghĩ kỹ càng.

Tâm lượng vốn sẵn có hiện ra những cảnh giới tức là Nhất Chân pháp giới.  Trong kinh Hoa Nghiêm, tác dụng của Nhất Chân pháp giới được gọi là ‘Phật Hoa Nghiêm’, kinh Tịnh Ðộ gọi là Cực Lạc thế giới.  Những thứ này đều là những gì chúng ta sẵn có, giống như Bồ Tát Mã Minh nói: ‘Bổn giác vốn có’.  Nhất Chân vốn có, Cực Lạc vốn có, bao thái hư, châu sa giới vốn có, sự dạy học của chư Phật, Bồ Tát đối với hết thảy chúng sanh chính là dạy cho người ta khôi phục lại tự tánh vốn sẵn có mà thôi.  Thế nên Phật chẳng độ chúng sanh, Phật chẳng có năng lực giúp chúng sanh thêm một chút, hoàn toàn chỉ là khôi phục tự tánh mà thôi.  Phải biết khôi phục bản tánh mới là đại viên mãn, đại tự tại.  Sự tự tại, khoái lạc, viên mãn của Phật là những gì chúng ta vĩnh viễn không có cách chi tưởng tượng nổi, nhưng những thứ này đều là tự tánh chúng ta vốn sẵn có đầy đủ.

Chữ  ‘A Di Ðà’ nghĩa là ‘Vô Lượng’.  Tâm lượng là vô lượng, trí huệ cũng vô lượng, đức năng cũng vô lượng, tài nghệ cũng vô lượng, thọ mạng cũng vô lượng, hưởng lạc cũng vô lượng, không có gì chẳng vô lượng cả.  Vả lại những thứ vô lượng này đều vốn sẵn có đủ trong tự tánh chúng ta, chẳng phải cầu từ bên ngoài mà có, bởi vậy nên Phật pháp được gọi là Nội Học, hướng vào chân tâm của mình mà cầu.  Nếu có thể khôi phục cái vô lượng trong tự tánh thì xưng là Phật, Bồ Tát, Pháp Thân đại sĩ; mê mất cái vô lượng trong tự tánh tức là phàm phu, chúng sanh.  Do đó có thể biết toàn bộ Phật pháp quy nạp lại chỉ là vấn đề của mê - ngộ mà thôi.

Mục đích của giáo học Phật pháp gồm có ba thứ:

Thứ nhất là ‘Ðoạn Ác Tu Thiện’, đây là phương tiện ban đầu, là thủ đoạn khi bước vào cửa Phật.  Hy vọng bạn làm một người thuần thiện, thiện tâm thiện hạnh thanh tịnh có thể giúp cho bạn giác ngộ; ác tâm ác hạnh chắc chắn là mê hoặc, chẳng thể khai ngộ. 

Thứ hai là ‘Phá Mê Khai Ngộ’, dần dần hiểu rõ đại đạo lý, chân tướng sự thật của vũ trụ nhân sanh thì có thể thoát ly lục đạo luân hồi, cũng có thể thoát ly thập pháp giới.  Hiện nay chúng ta đang ở ranh giới này, có lúc tỉnh giác nhưng thời gian rất ngắn, cảnh giới của danh văn lợi dưỡng, ngũ dục lục trần vừa hiện tiền thì lập tức mê hoặc.  Tuy chẳng thể coi hiện tượng này là thành tựu nhưng cũng tương đối rất quý.  Thế gian có bao nhiêu người trong một đời có thể tỉnh ngộ một hai lần?  Cũng giống như trong bóng tối đột nhiên có một ánh điện xẹt tỏa sáng, tuy ngắn ngủi nhưng vô cùng quý báu.  Chúng ta hy vọng có thể có vài lần điện xẹt này, nhịp độ xẹt ngày càng nhiều, ánh sáng ngày càng sáng, đây là hiện tượng, dấu hiệu tốt.

Thứ ba là ‘Chuyển Phàm Thành Thánh’, chỉ có chân chánh giác ngộ, chân chánh hiểu rõ mới thật sự muốn học theo Phật, Bồ Tát.  Muốn học thật sự thì có thể thành tựu thật sự.  Phật nói một người trong đời này chắc chắn có thể thành tựu, vấn đề ở chỗ có chịu hết lòng làm hay không.  Lão cư sĩ Hạ Liên Cư trong cuốn Tịnh Ngữ có dạy ‘chân cán’ (làm thật sự, làm hết lòng), chỉ cần chịu làm thật sự, ngay trong đời này có thể thành tựu.  Trong kinh Hoa Nghiêm, Thiện Tài đồng tử thành tựu ngay trong một đời; trong kinh Pháp Hoa có nói Long Nữ tám tuổi thành Phật; Thế Tôn nêu ra những chuyện này tức là nói rõ chúng ta cũng có thể làm được.  Cử ra đồng nam, đồng nữ là biểu thị, tượng trưng phải dùng tâm thành thật mới có thể thành tựu.  Tâm trẻ nít còn chưa bị ô nhiễm, tâm chưa ô nhiễm có thể thành tựu. 

Có thể buông xuống hết thảy vọng tưởng, phân biệt, chấp trước thì sẽ chẳng ô nhiễm; đối với hết thảy pháp vẫn còn tốt - xấu thì tâm đã ô nhiễm rồi.  Hết thảy pháp thế gian và xuất thế gian đều thanh tịnh, bình đẳng cả; nếu trong cảnh giới khởi tâm tốt - xấu, thương - ghét, khống chế, chiếm hữu, như vậy là ô nhiễm nghiêm trọng.  Chúng ta phải học tập chư Phật, Bồ Tát, cảnh giới của chư Phật, Bồ Tát là Hoa Tạng thế giới, Cực Lạc thế giới, y báo, chánh báo trang nghiêm, đẹp chẳng thể tả.  Tuy các ngài có mọi thứ hưởng thọ nhưng chẳng có tâm niệm muốn khống chế, chiếm hữu hết thảy người, sự, việc; tâm niệm cũng chẳng có huống gì là hành vi?  Như vậy mới là chân lạc -- vui thật sự.  Bất luận vui cũng vậy, khổ cũng vậy, hiện nay chúng ta đều có tâm niệm, hành vi khống chế và chiếm hữu, như vậy là tạo nghiệp.  Từ đây có thể biết khởi tâm động niệm muốn chiếm hữu, muốn khống chế chính là tạo nghiệp.  Tạo nghiệp thì nhất định nghiệp ác nhiều, nghiệp thiện ít.  Thiện nghiệp là gì?  Thỉnh thoảng buông lỏng tâm chiếm hữu, khống chế một chút tức là thiện nghiệp.  Nắm quá chặt thì tạo ác nghiệp, thiện và ác bất quá chỉ như vậy mà thôi.  Thế nên Phật mới nói tam ác đạo là quê nhà, tam thiện đạo là nơi du lịch của lục đạo chúng sanh [vì thời gian ở trong tam ác đạo lâu dài như ở quê nhà, thời gian ở tam thiện đạo ngắn ngủi như đi du lịch, đi chơi vài ngày rồi cũng phải trở về nhà, trở về tam ác đạo].  Chúng ta hãy lắng lòng quán sát kỹ càng, lời Phật nói đích thực là chân tướng sự thật.

Tôi hy vọng các bạn đồng tu phải giác ngộ, giác ngộ thì phải học Phật, đức Phật Thích Ca Mâu Ni là gương tốt nhất của chúng ta.  Chúng ta dùng đức Phật Thích Ca Mâu Ni làm cơ sở, làm mô thức căn bản, sau đó chúng ta mới có định lực.  Ðịnh lực tức là chẳng bị cảnh giới bên ngoài dụ hoặc, lay động; khi gặp nghịch cảnh, nghịch duyên chẳng sanh phiền não, khi gặp thiện cảnh, thiện duyên chẳng sanh tham luyến.  Có định lực thì tự nhiên sẽ có trí huệ, trí huệ tức là thông suốt hết thảy, được vậy thì có thể học Bồ Tát hạnh, tu Bồ Tát đạo.

Ðạo chính là tâm Bồ Ðề rộng lớn, dùng tâm đại từ đại bi để thương yêu và giúp đỡ tất cả chúng sanh một cách vô điều kiện.  Nếu có tâm này mà chẳng có hành động thì chỉ là phát tâm suông, nhất định phải dùng hành động để thực hiện, đó mới là Bồ Tát hạnh.  Trong phần lớn kinh điển Ðại Thừa nói đến Bồ Tát hạnh gồm sáu điều: bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, Bát Nhã; kinh Hoa Nghiêm nói đến mười điều, nói tường tận viên mãn hơn.  Thật ra nội dung của sáu điều và mười điều đều giống nhau, quy nạp mười điều thì thành sáu điều, sáu điều mở rộng ra tức là mười điều.  Trong mười điều thì Bát Nhã được mở rộng ra, Bát Nhã tức là Căn Bản Trí, Căn Bản Trí khởi tác dụng là Hậu Ðắc Trí, cho nên có Phương Tiện, Nguyện, Lực, Trí.  Hậu Ðắc Trí là tác dụng của trí huệ, dùng trên bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định.  Mười điều này bất quá chỉ là nói rõ thêm về trí huệ Bát Nhã mà thôi.

Trong sinh hoạt hằng ngày, trong lúc chúng ta xử sự, đãi người, tiếp vật nhất định phải làm được sáu Ba La Mật.  Ba La Mật là Phạn ngữ, dịch nghĩa là Ðến Bờ Kia (Ðáo Bỉ Ngạn), viên mãn, sáu thứ viên mãn.  Bố thí phải vô điều kiện, chẳng chấp tướng thì sẽ viên mãn.  Trong kinh Bát Nhã nói đến ‘Tam Luân Thể Không’, tức là đừng chấp trước mình đã làm được bao nhiêu việc tốt rồi, cũng đừng chấp trước người khác làm được bao nhiêu việc tốt rồi, viên mãn nhất định phải ‘tam luân thể không’.  ‘Chẳng có tướng Ta, tướng Người, tướng Chúng sanh, tướng Thọ Giả’, bố thí phải lìa bốn tướng ấy, trì giới, tinh tấn, thiền định, Bát Nhã cũng lìa bốn tướng, như vậy mới gọi là Ba La Mật, mới viên mãn.  Hy vọng các bạn đồng tu phải lắng lòng thể hội, buông xuống tự tư tự lợi, niệm niệm vì xã hội, vì hết thảy chúng sanh, phục vụ vô điều kiện, tận tâm tận lực giúp đỡ hết thảy chúng sanh trong pháp giới.  [Ðược vậy thì] trong đời này tu học, học tập chư Phật, Bồ Tát chắc chắn sẽ đạt được kết quả thù thắng.
 
Trích từ: Ý Nghĩa Chân Thật Của Bổn Nguyện Niệm Phật
Báo Lỗi Đánh Dấu Đã Đọc

Thẻ

Kinh Sách Liên Quan

   
1 Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh, Hòa Thượng Thích Đức Niệm Đọc Tiếp
2 48 Pháp Niệm Phật, Sa Môn Thích Tịnh Lạc Tải Về
3 Phật Pháp Căn Bản, Hòa Thượng Thích Đức Thắng Tải Về
4 Phật Lý Căn Bản, Hòa Thượng Thích Đức Thắng Tải Về
5 Các Tông Phái Đạo Phật, Cư Sĩ Đoàn Trung Còn Tải Về
6 Phật Thuyết A Di Đà Yếu Giải Giảng Ký, Cư Sĩ Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa Tải Về
7 Phật Thuyết Quán Vô Lượng Thọ Phật Kinh Giảng Ký, Cư Sĩ Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa Tải Về
8 Niệm Phật Thành Phật, Hòa Thượng Thích Phước Nhơn Tải Về
9 Đạo Lý Nhà Phật, Cư Sĩ Đoàn Trung Còn Tải Về
10 Triết Lý Nhà Phật, Cư Sĩ Đoàn Trung Còn Tải Về
11 Kinh Đại Thông Phương Quảng Sám Hối Diệt Tội Trang Nghiêm Thành Phật, Hòa Thượng Thích Trung Quán Tải Về
12 Phật Thuyết Kinh Phạm Võng Phẩm Bồ Tát Tâm Địa, Đại Lão Hòa Thượng Thích Trí Tịnh Tải Về
13 Phật Thuyết Quán Vô Lượng Thọ Kinh, Cư Sĩ Chánh Trí Mai Thọ Truyền Tải Về
14 Phật Thuyết A Di Đà Kinh Yếu Giải Giảng Ký, Cư Sĩ Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa Tải Về
15 Niệm Phật Tam Muội Bảo Vương Luận, Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh Tải Về