Tứ Sanh Là Gì...?
Hòa Thượng Thích Thiền Tâm

Trong sáu nẻo luân-hồi, loài hữu-tình chết nơi đây sanh nơi kia, hoặc do thai-sanh, hoặc do noãn-sanh, hoặc do thấp-sanh, hoặc do hóa-sanh. (Kinh Giải-Thâm-Mật)

Thai-sanh là chúng-hữu-tình từ nơi thai tạng mà sanh ra, như loài: voi, ngựa, trâu, dê, heo, lừa... Noãn-sanh là chúng-hữu-tình từ nơi trứng mà sanh ra, như loài ngỗng, công, se sẻ, anh võ, nhạn... Thấp-sanh là chúng-hữu-tình từ nơi chỗ ướt mà sanh ra, như loài trùng, muỗi, đỉa... Hóa-sanh là chúng-hữu-tình chẳng nương nơi nào, từ nơi không mà bỗng hiện ra đủ thân mình và chi phận, như chư thiên, loài ở Địa-ngục....

Loài người sanh ra có đủ bốn cách: thai, noãn, thấp, hóa. Người do thai tạng sanh ra thì dễ biết, như nhơn loại hiện nay. Người thuộc về noãn sanh như ông Ô-Ba-Thế-La sanh từ trứng hạc, và trường hợp ba mươi hai người con của bà Lộc-Nữ, năm trăm người con của vua Bà-Giá-La. Người thuộc về thấp-sanh như các vị: Ô-Ba-Giá-Lư, Cáp-Man-Am-La-Vệ. Người thuộc về hóa-sanh như loài người vào thuở kiếp sơ.

Chúng Bàng-sanh có đủ bốn loại: thai, noãn, thấp hoá. Chư thiên, chúng Địa-ngục và thân Trung-hữu duy thuộc về hóa-sanh. Quỷ thú chỉ có hai loại: thai và hóa.

Trong bốn loại thai, noãn, thấp, hóa, loài nào thắng hơn cả?

Chỉ có loài hóa-sanh là tối thắng.

Nếu thế tại sao bậc hậu thân Bồ-Tát có thể sanh tự tại mà lại thọ thai sanh?

Bồ-Tát thọ thai sanh vì có những điều lợi ích như sau: Vì muốn dẫn dắt các hàng Thích chủng và thân thuộc vào chánh-pháp. Vì muốn cho mọi người biết Bồ-Tát dòng dõi Luân-vương mà sanh lòng cung kính, bỏ tà về chánh. Vì muốn cho chúng-sanh phát lòng hướng thượng nghĩ rằng: “Ngài cũng là người, ta cũng là người, tại sao ta không siêng năng tu tập để được như ngài?” Vì nếu không thị hiện như thế, thì khó biết tộc tánh, mọi người sẽ nghi là trời hoặc quỷ. Vì muốn dứt lòng nghi báng của ngoại-đạo, bởi họ có truyền thuyết: “Qua một trăm kiếp sau, sẽ có nhà đại huyễn thuật ra đời, dẫn dụ chúng-sanh”. Vì muốn lưu thân giới cho chúng-sanh cúng dường để được phước sanh cõi trời và gieo nhân giải thoát. Nếu Bồ-Tát thọ hóa-sanh, thì không tộc tánh, sau khi chết như ngọn đèn tắt, không còn lưu xá lợi để chúng-sanh nương theo đó phát lòng tín ngưỡng.

Trong tứ sanh, loài nào nhiều hơn hết?

Chỉ có loài hóa-sanh là nhiều hơn cả; vì trong ngũ thú, nhơn, súc, quỷ có thiểu phần hóa-sanh, còn chư thiên, chúng Địa-ngục và tất cả thân Trung-hữu đều thuộc về hóa-sanh. (Luận Câu-Xá)
Trích từ: Niệm Phật Tinh Yếu
Báo Lỗi Đánh Dấu Đã Đọc

Thẻ

Kinh Sách Liên Quan

   
1 48 Pháp Niệm Phật, Sa Môn Thích Tịnh Lạc Tải Về
2 Niệm Phật Thành Phật, Hòa Thượng Thích Phước Nhơn Tải Về
3 Niệm Phật Vô Tướng, Cư Sĩ Hạnh Cơ Tải Về
4 Niệm Phật Đạt Bất Niệm Tự Niệm Bảo Đảm Vãng Sanh, Thượng Tọa Thích Minh Tuệ Tải Về
5 Niệm Phật Tam Muội Bửu Vương Luận, Tịnh Sĩ Tải Về
6 Niệm Phật Tam Muội Bảo Vương Luận, Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh Tải Về
7 Niệm Phật Cảnh, Hòa Thượng Thích Minh Thành Tải Về
8 Phật Học Tinh Yếu, Hòa Thượng Thích Thiền Tâm Tải Về
9 Khuyên Tu Pháp Môn Niệm Phật, Thích Nguyên Anh Tải Về
10 Niệm Phật Nhất Định Được Vãng Sanh, Hòa Thượng Thích Giác Qủa Tải Về
11 Niệm Phật Tứ Đại Yếu Quyết, Cư Sĩ Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa Tải Về
12 Ý Nghĩa Chân Thật Của Bổn Nguyện Niệm Phật, Cư Sĩ Diệu Âm Tải Về
13 Luật Học Tinh Yếu, Hòa Thượng Thích Phước Sơn Tải Về