Skip Navigation LinksHome > Pháp Bảo > Khai Thị Phật Học > Khong-Co-Thien-De-Chon-Khong-Co-Ac-De-Bo

Không Có Thiện Để Chọn Không Có Ác Để Bỏ
Đại Sư Phi Tích | Dịch Giả : Tịnh Sĩ

Hỏi: Nếu chọn thiện mà theo thì đâu khác gì: chọn thiện chư Phật bỏ ác chúng sinh (chọn Phật bỏ chúng sanh), làm sao gọi là “niệm chư Phật vi lai (chúng sanh) đồng như niệm chư Phật quá khứ hiện tại” được?

Ðáp: Ngay câu hỏi đó đã tự trả lời cho tôi rồi. Vì sao? Vì chọn thiện mà theo thì bất đắc dĩ mà nói vậy. Có nghĩa, kẻ trí lực yếu lại mang nghiệp chướng nặng nề không thể thấy “ác mà thiện” được, không thấy “vọng mà chơn” được nên phải chọn lực cho minh bạch. Còn nếu người đã từng niệm Phật vị lai hợp cùng hạnh bất khinh, đã thấy được đất trời như một ngón tay không phân cách, vạn vật như con ngựa độc nhất không gì sai biệt, thấy chúng sanh đều là Phật và cõi này thường thanh tịnh hoàn toàn khác cái nhìn đất bùn sỏi đá của Thu Tử (Xá lợi Phất), đồng một cái thấy trân bảo trang nghiêm của Phạm Vương Thiên, như thế thì đã đến chỗ cùng tột của việc chọn thiện và không còn ác để xả vậy. Ðây chính là chỗ mà ngài Thiên Thai Trí Giả dẫn chứng khi ngài giảng Kinh Pháp Hoa nói về diệu lý tuyệt đối:

“Chúng sanh thì thấy kiếp cùng tận
Như lúc bị đại hỏa đốt thiêu
Còn ta thấy cõi này an ổn
Thường xuyên có các bậc đại nhân
Vườn rừng với nhà cửa lâu đài
Có nhiều thứ báu rất trang nghiêm”.

Kinh Thắng Thiên Vương lại nói: “Chỗ của Phật an trụ vốn thật không phải cõi nhơ. Vì chúng sanh bị phiền não bức bách ràng buộc mà thấy là bất tịnh”. Cũng một ý ấy vậy.

Tiếng Phạn là namo (nam mô), tàu dịch là Qui mạng (Kính nương về). Tiếng Phạn Amita (Adiđà), tàu dịch là Vô lượng Thọ tam thế chư Phật, Há chỉ riêng kính một Phật là Vô Lượng Thọ sao. Nay đồng niệm tam thế Di Ðà (Di đà quá hiện lai vi) nguyện đồng sanh mười phương Cực lạc có gì đâu chẳng được mà muốn bỏ lối nhanh theo đường chậm lụt (chỉ nghĩ một Phật, mà không nghĩ tất cả là Di Ðà). Chỉ như thế, mới bừng được ngọn lửa tam muội đốt cháy; không một mảy may ong muỗi tri kiến hư vọng nào còn sót lại; mới gióng được tiếng chuông thập niên ngân vang, không giây phút nghỉ ngưng xưng hiệu Phật, mới thấy rõ ràng chúng sanh là Phật. Niệm Di Ðà suốt 3 đời (tam thế Di Ðà) đã được như thế thì niệm Chư Phật Bồ Tát há chẳng được như vậy ư!

Hỏi: Niệm Phật vị lai không khác gì niệm Phật quá khứ và hiện tại, ý nghĩa thế nào, xin được nghe biết?

Ðáp: Hoa Nghiêm Kinh nói: “Tất cả các Như Lai đồng chung một pháp thân, một tâm, một trí huệ, lực và vô úy cũng vậy”. Trong kinh Lăng già có kệ nói: “Ca Diếp, Câu Lưu Tôn, Câu na hàm cả ta có 4 thứ bình đẳng. Ta nói cho Phật tử, bốn thứ bình đẳng là: một chữ bình đẳng: có nghĩa đều được gọi là Phật; hai - lời bình đẳng tức đều đầy đủ tưóng Phạm âm thinh Ca- Lăng-tân-gìa; ba - pháp bình đẳng là đều chứng đắc rốt ráo các pháp bồ đề phần và trí vô chướng ngại; bốn - thân bình đẳng là tất cả đều có pháp thân và tướng sắc thinh tốt đẹp không sai biệt”.

Khởi Tín Luận nói: “Do đường đi nên thấy đổi chớ phương hướng thật không đổi”. Như vậy, khi nhận ra (ngộ) chỉ cần nhận ra một hướng thì tất cả Phật đều đúng, khi niệm chỉ cần niệm một Phật thì tất cả Phật đều hiện tiền.

Kinh nói: nước chảy thăng lên, trăng chẳng rớt xuống. Do nhân duyên ánh sáng của trăng và sự lặng lẽ của nước mà mặt trăng lồ lộ giữa hư không mới hiện ở trong nước. Cũng vậy; Phật chẳng đến đây, ta cũng chẳng đi. Chỉ do nhân duyên niệm Phật, mà mặt trăng Như Lai mới hiện trong nước tâm ta. Ðồng một ý này, tụng chép:

“ Bồ tát như trăng trong lành mát
Vận hành nơi cứu cánh hư không
Nước tâm chúng sanh khi tịch tịnh
Bóng Bồ đề sẽ hiện vào trong.”

(Bồ tát thanh lương nguyệt
Thường du tất cảnh không
Chúng sanh tâm thủy tịnh
Bồ đề ảnh hiện trung).

 
Trích từ: Luận Bảo Vương Tam Muội
Báo Lỗi Đánh Dấu Đã Đọc

Thẻ

Kinh Sách Liên Quan

   
1 Luận Bảo Vương Tam Muội, Hòa Thượng Thích Hồng Nhơn Tải Về
2 Luận Bảo Vương Tam Muội Niệm Phật Trực Chỉ, Cư Sĩ Minh Chánh Tải Về
3 Kinh Bát Chu Tam Muội, Hòa Thượng Thích Minh Lễ Tải Về

Thiện và Ác
Cư Sĩ Tâm Minh Lê Đình Thám

Yếu Nghĩa Về Thập Thiện
Hòa Thượng Thích Thiền Tâm

Thập Thiện Nghiệp
Hòa Thượng Thích Thiện Hoa