Phật Học Vấn Đáp


Phật giáo nguyên thủy và Phật giáo phát triển khác nhau như thế nào?

2/18/2023 7:58:20 AM
Có thể tóm tắt một số khác biệt căn bản như sau:

a/ Về ngôn ngữ, Phật giáo nguyên thủy dùng kinh tạng Pali (Nam Phạn) gồm các kinh Nikāya làm nền tảng tu tập; trong khi đó, Phật giáo phát triển sử dụng các kinh Đại thừa thuộc ngữ hệ Sanskrit (Bắc Phạn), Hán ngữ, và Tây Tạng ngữ (Luận tạng) làm nền tảng.

b/ Về tư tưởng, Phật giáo nguyên thủy lấy giáo lý Duyên Khởi (Paticcamūpāda) làm trọng tâm; trong khi Phật giáo phát triển hình thành thêm hệ tưởng Trung Quán (Mādhyamika) và Duy Thức (Yogācāra) trên nền tảng của Duyên Khởi; và, sau cùng là sự ra đời của Kim Cang thừa (Vajrayāna), còn gọi là Mật tông. Mặc dù vậy, tất cả hệ tư tưởng trên không hề mâu thuẫn nhau.

c/ Về pháp môn tu tập, Phật giáo nguyên thủy chuyên chú hành trì thiền định với các đề mục căn bản là Bốn Niệm Xứ (thân, thọ, tâm, pháp); trong khi Phật giáo phát triển mở rộng các hình thức tu tập theo nhiều tông phái bao gồm Thiền, Tịnh độ, và Mật thừa. Mỗi tông phái lại có nhiều pháp môn ứng dụng khác nhau.

 
Các chủ đề khác biệt Phật giáo nguyên thủy Phật giáo phát triển
Ngôn ngữ kinh điển Kinh tạng Pali /Nikāya Kinh tạng Đại thừa gồm Sanskrit, Hán ngữ, và Tây Tạng ngữ.
Tư tưởng căn bản Duyên Khởi (Paticcasamūppāda) Trung Quán (Mādhyamika)
Duy Thức (Yogācāra)
Kim Cang thừa (Vajrayāna)
Pháp môn tu tập Thiền nguyên thủy Thiền (nhiều tông phái)
Tịnh độ
Mật thừa
Trích từ:  Cẩm Nang Của Người Phật Tử Tập 1. Khải Thiên



Câu Hỏi Ngẫu Nhiên


Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật