Skip Navigation LinksHome > Pháp Bảo > Khai Thị Phật Học > Phap-Hoc-Va-Phap-Hanh-Tri-Danh-Niem-Phat

Pháp Học Và Pháp Hành Trì Danh Niệm Phật
Đại Lão Hòa Thượng Thích Trí Quang

Chiều nay ngày 19 tháng 7 năm Mậu tuất (2018), tôi đến Phương trượng Tổ đình Từ Đàm, đảnh lễ Trí Quang Thượng Nhân, sau khi xuất hạ, Thượng Nhân đã dạy cho tôi những điều hữu ích gồm:

1 Pháp học: Pháp giới tạng thân A di đà Phật là chỉ cho Thân thể của Phật A di đà bao trùm khắp cả không gian và thời gian về mặt không gian là cả mười phương. Về mặt thời gian là bao trùm cả ba đời.

2 Pháp hành: Niệm Phật đưa đến nhất tâm gồm có hai loại: Niệm lớn tiếng và niệm không có tiếng. Niệm lớn tiếng là niệm rõ ràng từng chữ: Nam Mô A Di Đà Phật. Miệng niệm chậm rãi và to, tai lắng nghe rõ ràng từng tiếng không lầm lẫn, nhờ vậy mà đưa tới nhât tâm. Niệm thầm hay niệm không ra tiếng, nghĩa là niệm: Nam Mô A Di Đà Phật, niệm thầm ở trong miệng, nhưng ý thức rất rõ ràng từng chữ Nam Mô A Di Đà Phật, nhờ vậy mà đưa đến nhất tâm. Niệm Phật như vậy, thì Phật A di đà luôn luôn ở trên đỉnh đầu. Niệm Phật như vậy, có thể vãng sanh về thế giới Tịnh độ của Ngài hay có thể nhập vào pháp giới tạng thân của Ngài tùy sức hạnh nguyện.

3 Quan trọng của sáu chữ Nam Mô A di đà Phật: Thượng Nhân dạy: Sáu chữ Nam Mô A di đà Phật rất quan trọng. Con số sáu một trong những pháp số rất quan trọng trong Phật pháp. Sáu chữ Nam mô A di đà Phật liên hệ đến Lục diệu pháp môn. Nghĩa là liên hệ đến sáu pháp quán chiếu hơi thở rất mầu nhiệm.

4 Bản thân hành trì: mỗi đêm Thượng Nhân niệm danh hiệu Nam mô A di đà Phật đến 1800 biến, nghĩa là ba lần sáu. Mỗi lần là sáu trăm. Ba lần sáu = một ngàn tám trăm biến miệng niệm Nam mô A di đà Phật và tai lắng nghe một cách rõ ràng không có niệm gì khác khởi lên xen tạp.

5 Tư thế hành trì: Ngồi kiết già, bán già, hay ngồi trên ghế thõng chân xuống mà niệm, tùy theo điều kiện của thân thể. Tuyệt đối không được nằm ngữa mà niệm Phật. Nếu bệnh có thể nằm ngữa, nhưng không duỗi chân mà co dựng hai chân lên. Khi đi vào Toilet, thì nhớ Phật để trên đầu.

6 Truyền thống gia đình: Thượng Nhân dạy gia đình tôi đã bảy đời tu tập trì danh Niệm Phật với danh hiệu Nam mô A di đà Phật, nay Thượng nhân cũng vậy, làm gì cũng nhớ Phật. Niệm Phật chính là nhớ Phật.

7 Thượng Nhân dạy: Người tu tập cố gắng sống tinh tấn, tránh bệnh hoạn được bao nhiêu là tốt bấy nhiêu và phải thường quán chiếu cái khổ của bị sanh để tu tập đạt đến cái tâm phiền não vô sanh; phải quán chiếu cái khổ của lão để đạt đến cái tâm bất lão; phải quán chiếu cái khổ của bệnh, để đạt tới cái tâm sáng suốt vô bệnh; phải quán chiếu cái chết để đạt tới cái tâm bất tử. Người tu không có việc gì quan trọng ngoài “Sống và Chết”. Sống chết là việc lớn.
 
Trích từ: Niệm Phật Pháp Yếu
Báo Lỗi Đánh Dấu Đã Đọc

Thẻ

Kinh Sách Liên Quan

   
1 Niệm Phật Nhất Định Được Vãng Sanh, Hòa Thượng Thích Giác Qủa Tải Về
2 Niệm Phật Cảnh, Hòa Thượng Thích Minh Thành Tải Về
3 Niệm Phật Tứ Đại Yếu Quyết, Cư Sĩ Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa Tải Về
4 Hương Thơm Niệm Phật, Thượng Tọa Thích Phổ Huân Tải Về
5 Niệm Phật Chỉ Nam, Hòa Thượng Thích Minh Thành Tải Về
6 Niệm Phật Thành Phật, Hòa Thượng Thích Phước Nhơn Tải Về
7 Ý Nghĩa Chân Thật Của Bổn Nguyện Niệm Phật, Cư Sĩ Diệu Âm Tải Về
8 Niệm Phật Thành Phật, Cư Sĩ Diệu Âm Tải Về
9 Khuyên Tu Pháp Môn Niệm Phật, Thích Nguyên Anh Tải Về
10 48 Pháp Niệm Phật, Sa Môn Thích Tịnh Lạc Tải Về
11 Niệm Phật Vô Tướng, Cư Sĩ Hạnh Cơ Tải Về
12 Niệm Phật Tam Muội Bảo Vương Luận, Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh Tải Về
13 Niệm Phật Thập Yếu, Hòa Thượng Thích Thiền Tâm Tải Về
14 Niệm Phật Kính, Hòa Thượng Thích Hồng Nhơn Tải Về
15 Niệm Phật Chuyển Hóa Tế Bào Ung Thư, Hòa Thượng Thích Minh Quang Tải Về