* Sao gọi là Chánh Hạnh? Hạnh là phải khiến cho thân tâm thanh tịnh. Vào đạo tràng, trước hết phải quán ta cùng hết thảy chúng sanh tột cùng cõi hư không thường ở trong biển lớn sanh tử, không chỗ quay về, không ai cứu vớt, nếu chẳng làm cho họ đều được giải thoát hết thì gọi là Chánh Hạnh sao được? Vì thế, coi oán lẫn thân bình đẳng, khởi tâm đại bi như hư không che chở khắp cả.

Tiếp đó, xét kỹ chánh hạnh niệm Phật của các vị tiên hiền, chọn lấy chốn tịch tịch, tự nhiên, chọn cuộc đất từ trước chưa từng bị nhiễm uế. Ðối với phí tổn thì trước hết phải dốc sạch hết những gì ta có rồi mới có thể xin người khác [giúp cho]. Ðúng như pháp kiến lập đạo tràng sao cho cực nghiêm tịnh. Ðem hết thảy tất cả thiện căn từ vô thỉ hồi hướng cho khắp tất cả chúng sanh vãng sanh Tịnh Ðộ, trang nghiêm hạnh nguyện. Ngay khi đó, ba tâm (thâm tâm, chí thành tâm, hồi hướng tâm) phát khởi trọn vẹn. Năm vóc gieo xuống đất, quán tướng hảo của Phật, hồ quỳ, chắp tay, vận tâm duyên khắp hết thảy chúng sanh và thân mình: “Từ xưa đến nay trôi nổi chẳng ngừng, thật đáng đau đớn!” Buồn bã khóc lóc cầu Phật rủ lòng Từ, mổ bụng, rửa ruột, phát lộ tội lỗi. Ngày đêm sáu thời định kỳ luyện hạnh.

Nếu vì chướng sâu chưa cảm ứng được thì lấy đến lúc chết làm kỳ hạn, trong suốt khoảng thời gian ấy chẳng có sát-na nào nghĩ đến ngũ dục thế gian. Nhất tâm như thế, ắt được vãng sanh. Nếu căn cơ chẳng xứng, hạnh thù thắng khó vẹn toàn, cũng nên ở nơi tịnh thất, sao cho trong ngoài sạch làu, tùy ý lập hạnh, lễ Phật, sám hối. Hoạch định mỗi ngày [thời khóa] mấy lượt, tinh tấn nhất tâm, thề chẳng hối hận giữa chừng: Hoặc chuyên tụng kinh, hoặc chuyên trì chú, hoặc chỉ chấp trì danh hiệu, một dạ cầu vãng sanh. Nếu được thấy tướng hảo bèn biết là tội diệt, duyên sâu, cũng sẽ sanh về cõi ấy.

Lại có người chưa thể đoạn sạch duyên đời thì cũng nên tu điều lành thế gian, tin tưởng cõi Cực Lạc chắc chắn chẳng nghi, niệm niệm luyến mộ chẳng quên. Ðối với những hạnh môn đã nói ở trên, tùy ý tu tập trong bốn oai nghi, lấy đó làm chỗ quy hướng. Tiếp xúc cảnh, liền thấu hiểu uyên nguyên của nó, gặp việc tận lực dùng phương tiện thì lúc lâm chung cũng sẽ được sanh về cõi kia.

Tuy các hạnh có tỏ tường hay đại lược, nhưng pháp lực của chúng vốn đồng; nhưng do có cái tâm hoãn đãi hay mau chóng, nên Phật cũng sẽ ứng hiện chậm hay mau.

_________________

Trích Dẫn Bảo Vương Tam Muội Niệm Phật Trực Chỉ Của Tứ Minh Diệu Hiệp Đại Sư Thời Minh

Trích từ: Niệm Phật Pháp Yếu
Báo Lỗi Đánh Dấu Đã Đọc

Thẻ

Kinh Sách Liên Quan

   
1 48 Pháp Niệm Phật, Sa Môn Thích Tịnh Lạc Tải Về
2 Niệm Phật Thành Phật, Hòa Thượng Thích Phước Nhơn Tải Về
3 Niệm Phật Vô Tướng, Cư Sĩ Hạnh Cơ Tải Về
4 Niệm Phật Đạt Bất Niệm Tự Niệm Bảo Đảm Vãng Sanh, Thượng Tọa Thích Minh Tuệ Tải Về
5 Niệm Phật Tam Muội Bửu Vương Luận, Tịnh Sĩ Tải Về
6 Niệm Phật Tam Muội Bảo Vương Luận, Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh Tải Về
7 Niệm Phật Cảnh, Hòa Thượng Thích Minh Thành Tải Về
8 Khuyên Tu Pháp Môn Niệm Phật, Thích Nguyên Anh Tải Về
9 Niệm Phật Nhất Định Được Vãng Sanh, Hòa Thượng Thích Giác Qủa Tải Về
10 Niệm Phật Tứ Đại Yếu Quyết, Cư Sĩ Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa Tải Về
11 Ý Nghĩa Chân Thật Của Bổn Nguyện Niệm Phật, Cư Sĩ Diệu Âm Tải Về

Tôi Cả Đời Chuyên Tâm Nơi Pháp Môn Trì Danh Niệm Phật
Đại Lão Hòa Thượng Thích Trí Tịnh

Ý Nghĩa Sâu Xa Của Bốn Chữ A Di Đà Phật
Hòa Thượng Thích Tịnh Không

Pháp Học Và Pháp Hành Trì Danh Niệm Phật
Đại Lão Hòa Thượng Thích Trí Quang

Yếu Chỉ Pháp Trì Danh Niệm Phật
Đại Lão Hòa Thượng Thích Trí Tịnh

Yếu Chỉ Pháp Trì Danh Niệm Phật Và Kệ Gia Hạnh Tu Trì
Đại Lão Hòa Thượng Thích Trí Tịnh

So Sánh Ba Phương Pháp Niệm Phật
Hòa Thượng Thích Trí Thủ

Trì Danh Niệm Phật Đơn Giản Lắm
Đại Lão Hòa Thượng Thích Trí Tịnh

Xin Sư Ông Chỉ Dạy Về Tôn Chỉ Trì Danh Niệm Phật...?
Đại Lão Hòa Thượng Thích Trí Tịnh

Mười Phương Thức Trì Danh
Hòa Thượng Thích Thiền Tâm