Kinh Kim Cang có nói:

“Hết thảy pháp hữu vi,
Như mộng huyễn bọt bóng,
Như sương cũng như điện,
Nên quán sát như thế”.

Hữu vi là chỉ sự vật có hình tướng, sự tướng không cứu kính, tướng này chẳng phải thật, nhưng phần đông đều bị tướng giả này mê hoặc, không thể phân biệt được thật hay giả, bỏ giác hợp trần, nhận giặc làm con. Do đó nguồn gốc tâm tính vốn thanh tịnh, nhưng bị pháp ô nhiễm che lấp, cũng giống như tấm gương bỏ lâu không dùng, bụi bặm dính quá dày, không thể chiếu rõ hết thảy tướng bên ngoài. Ðối với thật, giả không nhận thức rõ ràng, cho nên hồ đồ để cho thời gian trôi qua lãng phí.

“Hết thảy pháp hữu vi”. Bao quát hết thảy sự vật hữu hình, có biểu hiện sự tướng đều là hư vọng không thật. “Như mộng huyễn bọt bóng”, những pháp hữu vi này như nằm mộng không chân thật, ảnh tượng như huyễn hóa, muôn hình ngàn trạng ; lại như bọt nước, thấy thì có, nhưng thực chất vốn không, vì tự tính nó vốn không, cũng như hình bóng, căn bản thể tính không chân thật. “Như sương cũng như điện”. Sương vào lúc sáng sớm khi mặt trời mọc chiếu vào thì khô ráo ; điện cũng chỉ trong nháy mắt, đều không thực tại, nhưng con người không nhận thức để bị tướng bên ngoài mê hoặc.

Có những người bị tiền tài mê hoặc, thậm chí bất chấp thủ đoạn để kiếm tiền, có những người bị sắc mê hoặc, ngày đêm truy cầu mãn túc sắc dục, có những người tham háo danh, bị danh sai khiến mà điên đảo, có những người buông xả không được vấn đề ăn, cả ngày chỉ nhớ ăn ngon, mặc đẹp (thực dục cũng bao quát quần áo trong đó). Còn có những người đối với tài, sắc, danh, ăn, họ có thể buông xả nhưng không thể nào buông xả được sự ngủ. Ngủ ít một chút thì cảm giác mình ăn quá thiếu, nhất định phải ngủ cho đủ. Tài sắc danh ăn và ngủ là địa ngục năm căn, đều là pháp hữu vi. Vậy thì làm thế nào để giải quyết vấn đề này? Phải nhận thức hết thảy pháp hữu vi, như mộng huyễn bọt bóng, như sương cũng như điện. “Như” tức là giống như. Bạn có thể quán chúng như thế, nhìn thấu triệt chúng, giác ngộ chúng đều không thực tại.

Nhìn xem trong lịch sử, từ xưa đến nay, có ai vĩnh viễn giữ được tiền tài chăng? Vĩnh viễn giữ được sắc đẹp chăng? Vĩnh viễn giữ được danh tốt chăng? Vĩnh viễn ăn đồ cao lương mỹ vị chăng? Vĩnh viễn ngủ không tỉnh dậy chăng? Tức nhiên quá khứ không ai có thể ôm giữ vĩnh viễn năm dục này. Tại sao bạn phải vì vấn đề này mà điên đảo? Nếu muốn không điên đảo, thì phải học trí huệ. Học trí huệ thì phải từ giới luật mà thực hành. Trì giới tất sẽ sinh định, từ định mà phát huệ. Ðó là một công thức rất đơn giản.

Trích từ: Nhân Sinh Yếu Nghĩa
Báo Lỗi Đánh Dấu Đã Đọc

Thẻ

Kinh Sách Liên Quan

   
1 Kinh Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật, Cư Sĩ Đoàn Trung Còn Tải Về
2 Kinh Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật, Đại Lão Hòa Thượng Thích Trí Tịnh Tải Về
3 Tịnh Từ Yếu Nghĩa, Hòa Thượng Thích Minh Thành Tải Về
4 Gậy Kim Cang Hét, Ban Phiên Dịch Vạn Phật Thánh Thành Tải Về
5 Vô Thường, Bác Sĩ Nguyễn Bảo Trung Tải Về
6 Kim Cang Tông Thông, Thượng Tọa Thích Nhuận Châu Tải Về
7 Kinh Kim Cang Bát Nhã Giảng Nghĩa, Nguyên Hiển Tải Về
8 Chú Giải Kinh Kim Cang và Kinh Chánh Pháp Chưa Từng Có, Hòa Thượng Thích Huyền Vi Tải Về
9 Kinh Kim Cang Trong Dòng Lịch Sử, Hòa Thượng Thích Thái Hòa Tải Về
10 Kim Cang Bát Nhã Chú Giải, Hòa Thượng Thích Thái Hòa Tải Về
11 Kinh Kim Cang Bát Nhã Luận Giải Toát Yếu, Hòa Thượng Thích Bảo Lạc Tải Về
12 Kinh Kim Cang Bát Nhã Tán Thuật, Hòa Thượng Thích Bảo Lạc Tải Về
13 Kinh Kim Cang Dịch nghĩa và lược giải, Hòa Thượng Thích Thiện Hoa Tải Về

Thân Này Vô Thường Cảnh Vật Vô Thường
Đại Lão Hòa Thượng Thích Trí Tịnh

Lý Vô Thường Vô Ngã
Cư Sĩ Tịnh Mặc

Phật Nói Kinh Vô Thường
Đời Đường Tam Tạng Pháp Sư Nghĩa Tịnh

Ý Nghĩa Đề Kinh Kim Cang
Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ

Mạng Người Vô Thường Trong Hơi Thở
Hòa Thượng Thích Tuyên Hóa