Niệm Phật tam muội gọi là Tam-muội vương, cảnh giới rất thâm sâu khó xét cho cùng, xưa nay chư tôn đức truyền thụ có chỗ không đồng, như Thiên-Thai đã thuyết minh đầy đủ, Từ-Ân, Hiền-Thủ dẫn chứng rất nhiều, Xí-Ngưỡng Thiền-tông khai triển vô số, chỉ kẻ hậu học thiển cận chưa đạt đích, chưa từng thăng đường lại hay nhập thất, tìm lối chưa ra, dị kiến nhiều bề, còn dẫn chứng kinh Pháp-Bửu-Đàn của lục tổ nói về Tịnh-độ, chưa rõ ý kinh lại theo văn rộng giải bèn bảo là không có Tịnh-độ bất tất phải cầu sanh, không biết đại sư chúng ta chỉ là tùy cơ nhưng thật nghĩa thì hợp ý kinh, dù cho theo lời nói là không có Tịnh-độ bất tất cầu sanh cũng không nên nói không có Tịnh-độ. Tịnh-độ thật có sanh lý rõ ràng lẽ gì hạng sơ cơ chấp ngón tay là mặt trăng. Theo thuyết giảng của đại sư nói rằng: Người mê thì niệm Phật cầu sanh, người ngộ cầu tịnh bản tâm.

Lại nói: Người phương Đông cần tâm tịnh là hết tội, người ở phương Tây tâm bất tịnh liền có lỗi. Người ở phương Đông tạo tội niệm Phật cầu sanh về Tây phương, nếu người ở phương Tây tạo tội niệm Phật cầu sanh về đâu? Hàng phàm ngu không hiểu không biết Tịnh-độ chính nơi thân nên cầu Đông cầu Tây, người ngộ thì một chỗ thôi. Lại Tịnh-độ có xa gần vì thiện căn chúng sanh không đồng nên Phật độ có xa gần. Lại nữa, chúng sanh cần phải vĩnh viễn dứt bỏ thập ác, bát tà (trái với bát chánh đạo), tu tập trọn đủ thập thiên, bát chánh khiến cho diệu thức tâm địa tánh vương hiện nơi tự thân. Ngộ thì thường phát tâm từ bi hỷ xả, thanh tịnh chính trực làm tất cả điều thiện, tức là Quán-Âm, Thế-Chí, Di-Đà, Thích-Ca rồi; mê thì sanh nhơn ngã khởi tà tâm hư vọng trần lao làm nhiều điều sai quấy, tức thành cảnh giới tu di, hải thủy, địa ngục, ngạ quỷ, rồng trạnh. Ý chỉ Đại sư nói rằng: Tâm tịnh thì nơi nơi tịnh, thật cùng hội với Duy-Ma và chư Phật, một cái bấm chân thì uế độ biến thành tịnh độ thấy cùng với đại chúng ngồi trên sen vàng. Như trong kinh nói tâm tịnh thì Phật độ tịnh, nghĩa đó không hai. Sự biện luận của Đại sư há lại không phù hợp với ý kinh, xứng với tâm Phật? Thánh nhơn thuyết pháp là theo căn cơ nên có chỗ không đồng, không nên vì thế mà tự hư cuống, phương chi trong đại tạng giáo điển hoặc nói tất cả là có cần phải cầu sanh, cả hai lẽ ấy đều từ kim khẩu Phật nghĩa ấy không có khác, sao lại đứng về một phía mà cho là hoàn toàn. Hàng đốn căn đồng cầu sanh, nếu quả nhận rõ nghĩa ấy thì tại cõi này cần gì phải bỏ uế lấy tịnh mà chỉ cần tịnh được tâm.

Như vậy đại sư phải nói nên tịnh tâm là đủ cần gì phải khiến dứt các nghiệp ác tu các thiện hạnh, nay đã nói nên đoạn ác hành thiện thì ở cõi này bỏ uế giữ tịnh nghĩa đó càng thêm sáng tỏ. Nên ở mọi thời đức Phật đều nói cầu sanh chính là muốn hiển thị ý phải cầu sanh, nói mọi thời cốt là y vào đó mà nhận rõ lý vô sanh. Cho nên biết rằng đại sư ở Tào-Khê dạy trước tiên phải tịnh tâm thì cảnh giới y báo tự nhiên tịnh không cần phải cầu sanh. Tại Lô-Sơn Phật, thính giả, cảnh giới toàn tịnh nhơn đó tâm tự tịnh, nên bảo phải cầu sanh là vậy. Chư Phật, chư Tổ nói pháp nhơn quả không hai, không trước không sau, hai ý chưa từng trái nghịch, người ngộ không đồng nhưng pháp thể vốn chỉ có một, tại sao người đời nay mới nghe qua liền bảo là đúng mà cho những lời bàn là sai, tự sanh thối thất, thật đáng buồn thương! Đã không biết đại sư nói không cần phải cầu sanh là chính để hiển thị ý chỉ khiến phải cầu sanh Tịnh-độ vậy. Lại như một đời thánh giáo của Thích-Tôn cùng những sự luận giải của các tông cũng chỉ có một vị, mà hiển thì khen hiển, thiền thì phát huy thiền, mật thì riêng chuyên nói mật, các tông bộ đều riêng nói tông mình, nhưng Phật không riêng nói sự vi diệu này mà vì theo cơ muốn khiến cho chúng hội thọ trì để họ quyết chí không do dự, nay sao lại không bỏ điều tự xưng đó mà lại phù trợ tôn chỉ mình?

Lục Tổ hoàng dương nhất hạnh tam muội, lý bao quát có thừa. Lô-Sơn chuyên vì xiển dương niệm Phật tam muội chính nhiếp hết các cơ giúp cho đi tắc thẳng tiến, kẻ hậu học sao lại vọng sanh nhị kiến, cần phải suy nghĩ kỹ. Lại nói người ở phương Đông phương Tây hể tâm tịnh thì không tội, bất tịnh là có lỗi, nhưng ở phương Đông cảnh ác quá nhiều, lại Phật đã diệt độ, tâm rất khó tịnh. Người thế tục tại gia như ở trong nhà lửa bị vạn tên nhắm vào, dù cho có tu cũng khó chứng, ví như sỏi đá một khi rơi xuống nước liền chìm mất, nên cần phải cầu sanh Tây phương có cảnh thắng hạnh thâm, Di-Đà Thánh chúng hiện tiền, được Phật trực tiếp giảng dạy, như các vị xuất gia ở chùa viện có đủ thiện duyên nên không thối chuyển. Khi đã sanh về cõi đó thì tâm tịnh không lỗi, như đá lớn trên thuyền dù ở trên nước cũng không bị chìm. Lại phương Đông phương Tây lý vốn nhứt thể, cõi nước đức Phật kia không những chỉ có thắng cảnh, lại có Phật hiện tiền có thể giúp trừ các tội khiên, tâm trở nên thanh tịnh nên có thể bước lên Thánh địa. Nếu đã quyết chí rời cõi Ta bà thì cần phải cầu sanh vậy.

Nếu có căn tánh thù thắng như các vị trong hội Tào-Khê có thể vào biển sanh tử, tầm thinh cứu khổ giáo hóa chúng sanh thì cần gì phải cầu sanh. Kỳ hoặc đạo lực chưa dày vọng cho là đã giải thoát còn bảo không cần phải cầu sanh, rồi dạy người bất tất phải cầu sanh, ví như cứu người chết đuối lại không thuyền bè thì cả hai đồng bị nhận chìm, như vậy cứu được sao?

Lại đại sư tôi thật hoằng dương Thiền tông, những điều tôi nói há chẳng phải xiển dương cho Thiền giáo sao? Như nói tâm đã bình thì cần gì phải phí sức trì giới, hạnh đã chính thì cần gì phải tu thiền, nếu y vào lời này thì trì giới tu thiền làm chi? Nếu nói tâm bình thì ta giết vật được, vật ăn ta được. Vậy ta có thể giết vật để nuôi thân, lấy của người để tự lợi, phân biệt tướng nam nữ làm điều tà hạnh, nói lời không chơn thật, uống rượu say sưa…? Tâm bình đã không có tướng phạm giới, vì tất cả giới đã có nơi đó, đâu được hoàn toàn không trì giới, cướp của giết người v.v… mà nói tâm bình được. Vậy biết rằng giữ cho tâm bình thì đâu được nói khỏi phải mệt sức trì giới, chính là hiển đại giới vậy.

Thiền là tiếng phạn, nghĩa là tịnh lự, chánh định, nhứt hạnh tam muội. Như vậy người có chính hạnh đâu thể có tâm lự mà lại bất tịnh, tại định mà lại bất chánh, có hạnh mà lại bất nhứt được! Như vậy rõ biết hành thiền chính là hiển thị thâm thiền vậy. Hạnh của Đại sư siêu việt cả nhơn thiên, long tượng đạo pháp, sợ kẻ hậu học theo tích xưa sanh chấp trước, đối với giới thể nói rằng cần gì phải phí sức trì giới, đối với thiền cảnh nói cần gì phải hành thiền; cũng thế, những người đối với pháp cầu sanh Tịnh-độ nói bất tất phải cầu sanh. Hàng hậu học do điều xưa tích củ nên không chịu cầu sanh, ngu chi lắm vậy!

Luận rằng những lời của Đại sư là để phản khuyến, những thuyết giảng chư Tổ là thuận tán, không thuận thì không do đâu để sách tấn trên đường tu tập, không phản thì không biểu lộ được lý viên đốn trong sự tu hành. Phản khuyến, thuận tán đều là ứng cơ chứ không thật. Như nói gặp Phật giết Phật, vậy thật có giết Phật sao? Nếu nói giết Phật là thật thì kiếm bén của ngài Văn-Thù cũng thật để giết Phật sao?

Ví thật theo lời cổ nhơn mà bảo thiệt không cần cầu sanh, thật không hiểu tâm ý của cổ nhơn, như vị đề hồ thượng vị với hạng ngu muội cho là thuốc độc vậy. Nên Đại sư nói lý viên diệu tam đế, hữu sanh nói vô sanh, vô chứng nói tu chứng, nhị biên không vướng, trung đạo không trụ, xứng hiệp viên đốn giáo thừa pháp môn, thản nhiên sáng tỏ, như nhật nguyệt trên cao chiếu khắp vạn vật.

Bảo Thiền tông cho chỉ thú niệm Phật tam muội có điều chưa đủ, như vậy được sao? Như các ngài Xước-Công ở Hà-Tây, ngài Thiện-Đạo ở Trường-An, ngài Tín-Nguyên thiền sư, ngài Trí-Giác Từ-Giác là những bậc kế thừa vâng theo di âm, hết lòng hoằng truyền lý mầu này. Ngài Đạo-Trân, Hoài-Ngọc, Viên-Chiếu hạnh nghiệp cao thâm, các ngài chứng nghiệm rất nhiều, huống gì trong thiền lâm còn niệm tụng cho bệnh tăng, lúc trà tì mười niệm xưng danh hiệu Phật. Sự việc vãng sanh ghi chép rõ ràng trong điển chương, dư phong còn đó, sai lầm được sao?
 
Trích từ: Bảo Vương Tam Muội Niệm Phật Trực Chỉ
Báo Lỗi Đánh Dấu Đã Đọc

Thẻ

Kinh Sách Liên Quan

   
1 Luận Bảo Vương Tam Muội Niệm Phật Trực Chỉ, Cư Sĩ Minh Chánh Tải Về
2 Niệm Phật Nhất Định Được Vãng Sanh, Hòa Thượng Thích Giác Qủa Tải Về
3 Niệm Phật Cảnh, Hòa Thượng Thích Minh Thành Tải Về
4 Kinh Bát Chu Tam Muội, Hòa Thượng Thích Minh Lễ Tải Về
5 Luận Bảo Vương Tam Muội, Hòa Thượng Thích Hồng Nhơn Tải Về
6 Niệm Phật Tứ Đại Yếu Quyết, Cư Sĩ Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa Tải Về
7 Niệm Phật Thành Phật, Hòa Thượng Thích Phước Nhơn Tải Về
8 Ý Nghĩa Chân Thật Của Bổn Nguyện Niệm Phật, Cư Sĩ Diệu Âm Tải Về
9 Khuyên Tu Pháp Môn Niệm Phật, Thích Nguyên Anh Tải Về
10 48 Pháp Niệm Phật, Sa Môn Thích Tịnh Lạc Tải Về
11 Niệm Phật Vô Tướng, Cư Sĩ Hạnh Cơ Tải Về
12 Niệm Phật Tam Muội Bảo Vương Luận, Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh Tải Về
13 Bảo Vương Tam Muội Niệm Phật Trực Chỉ, Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh Tải Về
14 Niệm Phật Đạt Bất Niệm Tự Niệm Bảo Đảm Vãng Sanh, Thượng Tọa Thích Minh Tuệ Tải Về
15 Niệm Phật Tam Muội Bửu Vương Luận, Tịnh Sĩ Tải Về

Định Nghiệp Trong Phật Giáo
Hòa Thượng Thích Thiện Siêu

Thiền Tịnh Quyết Nghi
Đại Lão Hòa Thượng Thích Ấn Quang

Tịnh Độ Nghi Biện
Đại Sư Liên Trì

Nhận Thức Về Nhân Quả Và Nghiệp
Hòa Thượng Thích Giác Khang