Skip Navigation LinksHome > Pháp Bảo > Khai Thị Phật Học > Giai-Thich-Tam-Chan-Ta-Ba-Vui-Ve-Cuc-Lac

Giải Thích Tâm Chán Ta Bà Vui Về Cực Lạc
Đại Sư Linh Phong Ngẫu Ích Trí Húc | Dịch Giả :Cư Sĩ Minh Chánh

Nói hai cõi là chư Phật phân rõ sự khổ sự vui của hai thế giới.

Phần trên hành giả nghe nói y báo chánh báo của hai cõi, theo kinh văn, thì thấy cõi Ta-bà này lắm khổ, cõi Cực-Lạc kia nhiều vui?

Pháp huệ quán thì vi diệu viên dung, hai cõi nghiễm nhiên là thật có, nhưng có hạng người bảo rằng cõi kia do tâm nghĩ có mới có, tâm nghĩ không là không, quang ảnh huyễn hóa hư vọng chẳng thật. Phải nhận rõ cõi kia cũng như cõi này đúng như thật không nên lầm lẫn. Dùng trí mà suy không nên theo sự tà giải thiên kiến của những ác tri thức, phải nên chánh quán khổ vui tịnh uế của hai cõi. Ở nơi cảnh đó sanh hai tâm để làm phương tiện, không nên vì hai tâm mà bảo chẳng thể sanh vào cõi kia.

Hai tâm là gì? Một là tâm yểm ly, hai là tâm hân lạc. Phải sanh tâm chán ngán xa lìa cõi Ta-bà này, thuận đúng theo sự chê trách của đức Thích-Ca; sanh tâm vui thích cõi Cực-Lạc là tùy thuận với lời khuyên của đức A-Di-Đà. Tinh tấn tu hành hai điều này thì quyết định niệm Phật tam muội được thành tựu.

Thế nào gọi là ghét bỏ?

Trên nói sự thắng diệu của cõi Cực-Lạc thì nên quán sát có phải thật thế giới Ta Bà này toàn khổ không vui? Thật thế, địa ngục tam đồ ngày đêm bị lửa hừng thiêu đốt, ngạ quỷ bàng sanh thống khổ vô cùng, A-tu-la nhiều sân nên thích chiến tranh, loài người thì nơi nơi không an, căn trần bát khổ giao nhau, nhơn quả bốn loài lên xuống, thời tiết nóng lạnh, ngày đêm thay đổi, cảnh giới toàn đất đá, vô thường không yên, thân đầy xú uế, nam nữ khác biệt, luôn luôn lo lắng nhu cầu cơm áo, nguy nàn tai ách, thọ mạng ngắn ngủi, khổ khổ xen nhau, dù được sanh lên thiên cung thọ mạng hết rồi lại đọa vào đường khổ không biết sẽ đi về đâu, từ nghiệp này dẫn đến nghiệp khác lần lữa không dứt, những điều khổ như thế không nói hết được, nên cần phải chán ghét.

Thế nào gọi là vui thích?

Cõi Ta-bà có lắm điều khổ như thế, trái lại cõi Tây phương Cực-Lạc rất sung sướng. Đất bằng bảy báu, ao báu, không có ba đường ác, trang nghiêm thù thắng hơn cả mười phương. Không có nóng lạnh, ngày đêm, không có bốn khổ sanh lão bệnh tử ác nghiệp, toàn người nam không có người nữ, hóa sanh trong hoa sen, y thực tự nhiên, thường sanh pháp hỉ, thọ mạng vô lượng, thân có hào quang sáng chói, nghe pháp âm liền khởi ý hướng thượng, thấy tướng hảo trong sát na liền ngộ đạo, vô lượng hân lạc nên gọi là Cực-Lạc, do đó phải sanh tâm hân lạc.

Một khi đã nhận rõ rồi thì phải ngày đêm tinh tấn tu tập không được dừng nghỉ. Nên theo lời Phật, đối với thanh sắc các cảnh phải khởi tưởng địa ngục, tưởng là biển khổ, tưởng là nhà lửa, châu báu là khổ cụ, cơm áo nước uống là máu mủ, áo mặc là giáp sắt, quyến thuộc là dạ-xoa la-sát ăn nuốt thân mạng, sống chết chẳng dứt, nhiều kiếp trôi nổi quyết phải ghét bỏ.

Là người trí nên y theo kinh, nghe được nguyện lực Phật và quốc độ trang nghiêm kia nên mỗi mỗi niệm phải theo đúng lý khởi tưởng an ẩn, sanh tưởng quốc độ báu đẹp, sanh tưởng gia nghiệp, tưởng giải thoát, nghĩ tưởng đức Phật A-Di-Đà, Bồ-tát cùng Thánh chúng là từ phụ hiền mẫu, sanh tưởng tiếp dẫn, tưởng bờ bến giác ngộ. Có tai nạn lo sợ xưng niệm liền ứng, không nhọc công sát na là được cứu hộ, nên nghĩ phải gấp ra khỏi. Công đức vô lượng như vậy thật nên vui thích.

Với những lời chê trách trên nếu chẳng lo tu tập, tâm chán bỏ không kiên cố thì các nghiệp ràng buộc ở cõi Ta-bà

này không mong gì thoát khỏi. Nơi pháp nhiếp kia nếu không thường nhớ tưởng tu tập, hân lạc không tha thiết thì thắng cảnh Cực-Lạc khó đạt.

Do đó hành giả muốn sanh về Tịnh-độ, muốn thành tựu niệm Phật tam muội thì phải nhận rõ hai pháp này mà tu tập đó là bước đầu tiên trong sự hành trì. Nếu không nhận rõ hai điều này mà tu tập thì tuy thông đạt quán huệ cũng chỉ là hư giải, dù rằng muốn sanh về cõi kia mà không hân hoan chán bỏ thì không do đâu mà được; nếu thường tu theo hai pháp này, tuy không biết quán huệ chỉ cần sự tưởng cũng được sanh về cõi kia nhưng không ở phẩm vị cao, nếu hết lòng chán bỏ và trọn tu quán huệ thì không những được sanh về cõi kia mà còn ở ngôi vị thượng phẩm nữa. Hành giả không nên cho pháp này là trước tướng rồi cố chấp khinh khi.

Hoặc bảo rằng sao không bặt các duyên chỉ cần buông xả nhứt niệm ngàn đời khiến tâm, lý dung thông, tự nhiên hợp pháp, hà tất phải hân yếm thủ xả?

Đáp: Nếu cho bặt các duyên là đạo, chỉ khởi một niệm buông xả, vậy không phải là buông xả, đời đạo cách xa, ấy thuộc biên kiến ngoại đạo. Cho nên Nga-Hồ nói rằng: Chớ nên quên thân và tâm tuyệt vọng, sẽ không thuốc trị bệnh càng thêm nặng. Lại nói: Nếu lặng yên buông bỏ như không biết gì ấy là chưa hiểu mà làm như rõ hết. Trong mười tám pháp bất cọng (8a) có nói đến điều tinh tấn không lười trễ, trong sáu pháp ba la mật nói do tinh tấn mới được thành tựu. Vả lại nói buông bỏ chỉ là buông bỏ nghiệp duyên thế gian chứ không phải buông bỏ tâm tinh tấn tu đạo được. Cổ nhơn cho hạng người ngồi không không làm một việc gì chính là hạng người này. Nếu bảo buông xả tự tại là đạo mà không gắng sức tinh tấn một dạ tu hành há lại được tâm cảnh dung thông thành một phiến là hiệp với đạo ư!

Như biết chẳng buông xả là buông xả, hăng hái hân yếm thủ xả tức là không hân yếm thủ xả, tu tức không tu, niệm mà không niệm ấy gọi là vô công dụng hạnh, cũng gọi là vô tác diệu tâm thì sao lại không mau đạt đến lý trung đạo được!

Lại tu là dứt đoạn thường, đoạn thường đã hết thì còn đâu để hỏi, liền sanh về thế giới Cực-Lạc diện kiến đức A-Di-Đà và hai vị đại sĩ, vậy còn pháp nào mà không thể hỏi, hạnh nào mà không thể học, nghi nào mà không thể trừ, điều mong cầu nào mà không thể được, được bất thối chuyển, thì pháp hân yếm này há không phải là nhơn hạnh để thành vô thượng chánh giác sao?
 
Trích từ: Bảo Vương Tam Muội Niệm Phật Trực Chỉ
Báo Lỗi Đánh Dấu Đã Đọc

Thẻ

Kinh Sách Liên Quan

   
1 48 Pháp Niệm Phật, Sa Môn Thích Tịnh Lạc Tải Về
2 Luận Bảo Vương Tam Muội, Hòa Thượng Thích Hồng Nhơn Tải Về
3 Niệm Phật Thành Phật, Hòa Thượng Thích Phước Nhơn Tải Về
4 Luận Bảo Vương Tam Muội Niệm Phật Trực Chỉ, Cư Sĩ Minh Chánh Tải Về
5 Niệm Phật Vô Tướng, Cư Sĩ Hạnh Cơ Tải Về
6 Niệm Phật Đạt Bất Niệm Tự Niệm Bảo Đảm Vãng Sanh, Thượng Tọa Thích Minh Tuệ Tải Về
7 Niệm Phật Tam Muội Bửu Vương Luận, Tịnh Sĩ Tải Về
8 Niệm Phật Tam Muội Bảo Vương Luận, Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh Tải Về
9 Quy Nguyên Trực Chỉ, Cư Sĩ Nguyễn Minh Tiến Tải Về
10 Bảo Vương Tam Muội Niệm Phật Trực Chỉ, Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh Tải Về
11 Niệm Phật Cảnh, Hòa Thượng Thích Minh Thành Tải Về
12 Khuyên Tu Pháp Môn Niệm Phật, Thích Nguyên Anh Tải Về
13 Niệm Phật Nhất Định Được Vãng Sanh, Hòa Thượng Thích Giác Qủa Tải Về
14 Niệm Phật Tứ Đại Yếu Quyết, Cư Sĩ Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa Tải Về
15 Ý Nghĩa Chân Thật Của Bổn Nguyện Niệm Phật, Cư Sĩ Diệu Âm Tải Về