Skip Navigation LinksHome > Pháp Bảo > Khai Thị Phật Học > Coi-Goc-Cua-Sanh-Tu-Chinh-La-Cac-Thu-Vong-Tuong-Hang-Ngay-Cua-Chung-Ta

Cội Gốc Của Sanh Tử Chính Là Các Thứ Vọng Tưởng Hằng Ngày Của Chúng Ta
Cư Sĩ Mao Lăng Vân cung kính kết tập | Dịch Giả :Hòa Thượng Thích Minh Thành

 * Học đạo chẳng có tài khéo chi khác, chỉ cốt biến cái sống thành cái chín, biến cái chín thành cái sống; lâu ngày thuần thục, đúc thành một khối: Niệm niệm Di Ðà, khắc khắc Cực Lạc. Kẻ học đạo hiểu biết thiển cận, chỉ biết tham cầu lẽ huyền diệu, chẳng biết hướng ngay đến chỗ căn bản để dốc cả tánh mạng ra hạ thủ công phu. Gặp phải cảnh vinh, nhục, họa hoạn, sanh tử, liền thấy chân tay cuống quít. Ðấy chẳng những là đã dối người, mà còn là tự lừa mình nữa!

Cội gốc của sanh tử chính là các thứ vọng tưởng hằng ngày của chúng ta: Ta - người, ghét - yêu, tham, sân, si v.v… Các nghiệp phiền não nếu còn mảy may chưa dứt, sẽ trở thành cội gốc sanh tử. Nếu ai muốn tham Thiền đốn ngộ giải thoát sanh tử, xin hãy tự xét sức mình thật sự có thể trong một niệm đoạn ngay được phiền não trong bao kiếp như cắt đứt mớ tơ rối hay không? Nếu chẳng thể đoạn phiền não, dù có đốn ngộ cũng trở thành ma nghiệp, há có nên xem thường ư!

Xét ra, chư Tổ đốn ngộ đều là do đã tích lũy công hạnh, tu hành dần dần trong nhiều đời, nên mới đốn ngộ một chốc. Nói dễ, chứ thật ra rất khó, nếu chẳng phải một dạ công phu trong vòng hai, ba mươi năm, làm sao có thể ở ngay trong phiền não mà nhất niệm đốn ngộ được! Cần phải biết rõ căn khí của mình như thế nào!

Còn như một môn Niệm Phật thì người đời chẳng biết chỗ nhiệm mầu của nó, coi nó là thiển cận, thật ra, môn Niệm Phật bước nào cũng đạp lên Thật Ðịa! Vì sao vậy? Do vì bọn ta từ lúc có cuộc sống đến nay, niệm niệm vin níu vọng tưởng, tạo nghiệp sanh tử, chưa hề có một niệm hồi quang phản chiếu tự tâm, chưa hề có một niệm chịu đoạn phiền não. Nay nếu thật sự có thể chuyển cái tâm vọng tưởng thành tâm niệm Phật thì niệm niệm đoạn trừ phiền não. Nếu niệm niệm đoạn được phiền não thì niệm niệm thoát sanh tử. Nếu thật sự có thể nhất niệm niệm Phật chẳng thay đổi, nhất tâm bất loạn, so ra còn hơn là tham Thiền, vì tham Thiền còn có thể bị đọa lạc. Nói chung, chỉ cốt sao nhất niệm chân thành, thiết tha mà thôi!

Nhưng tham Thiền thì nhất định phải diệt sạch cái tâm thế gian, chẳng dung một niệm vọng tưởng. Còn niệm Phật là dùng tịnh tưởng để hoán chuyển nhiễm tưởng, dùng tưởng trừ tưởng. Căn khí của bọn chúng ta có thể thực hành pháp thay đổi này dễ dàng!

___________________
Trích yếu Mộng Du Tập của đại sư Hám Sơn Ðức Thanh đời Minh
 
Trích từ: Niệm Phật Pháp Yếu
Báo Lỗi Đánh Dấu Đã Đọc

Thẻ

Kinh Sách Liên Quan

   
1 48 Pháp Niệm Phật, Sa Môn Thích Tịnh Lạc Tải Về
2 Niệm Phật Thành Phật, Hòa Thượng Thích Phước Nhơn Tải Về
3 Niệm Phật Vô Tướng, Cư Sĩ Hạnh Cơ Tải Về
4 Niệm Phật Đạt Bất Niệm Tự Niệm Bảo Đảm Vãng Sanh, Thượng Tọa Thích Minh Tuệ Tải Về
5 Niệm Phật Tam Muội Bửu Vương Luận, Tịnh Sĩ Tải Về
6 Niệm Phật Tam Muội Bảo Vương Luận, Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh Tải Về
7 Niệm Phật Cảnh, Hòa Thượng Thích Minh Thành Tải Về
8 Khuyên Tu Pháp Môn Niệm Phật, Thích Nguyên Anh Tải Về
9 Niệm Phật Nhất Định Được Vãng Sanh, Hòa Thượng Thích Giác Qủa Tải Về
10 Niệm Phật Tứ Đại Yếu Quyết, Cư Sĩ Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa Tải Về
11 Ý Nghĩa Chân Thật Của Bổn Nguyện Niệm Phật, Cư Sĩ Diệu Âm Tải Về