Skip Navigation LinksHome > Pháp Bảo > Khai Thị Phật Học > Nuoc-An-Lac-Thuoc-Coi-Nao-Trong-Ba-Coi...?
Hỏi: Nước An Lạc thuộc cõi nào trong ba cõi (1)?

Đáp: Thích luận ghi: “Tịnh độ chẳng thuộc ba cõi. Vì sao? Vì không còn dục nên chẳng thuộc cõi Dục, vì sống trên đất nên chẳng thuộc cõi Sắc, vì có hình sắc nên chẳng thuộc cõi Vô sắc”.

Kinh ghi: “Đức Phật A-di-đà khi còn tu đạo bồ-tát, làm một vị tì-kheo tên là Pháp Tạng.Ngài đã thỉnh hỏi Phật Thế Tự Tại Vương về hạnh Tịnh độ của chư Phật. Lúc đó, Đức Phật Thế Tự Tại Vương giảng cho tì-kheo Pháp Tạng nghe về hai trăm mười ức cõi Phật, những việc thiện ác của trời người, cùng sự đẹp xấu của các quốc độ, tất cả đều giảng thuyết rõ ràng. Ngay lúc đó, tì-kheo Pháp Tạng đến trước Đức Phật, phát nguyện rộng lớn giữ lấy các cõi Phật. Vì thế, trong vô lượng a-tăng-kì kiếp, tì-kheo Pháp Tạng thực hành các ba-la-mật như đã phát nguyện, viên mãn muôn điều thiện, thành đạo Vô thượng. Do biệt nghiệp mà được, nên chẳng thuộc ba cõi”.

____________

1. Ba cõi (Tam giới, hay còn gọi là Tam hữu), là ba cõi của Vòng sinh tử, là nơi mà loài Hữu tình tái sinh. Khái niệm Tam giới này có thể hiểu là Vũ trụ quan của đạo Phật. Tam giới bao gồm:

1. Dục giới: Có ái dục về giới tính và những ái dục khác.
Trong dục giới có những loại hữu tình sau ( 6 nẻo hay còn gọi 6 đường):  Ngạ quỷ,    Địa ngục,  Loài người, Súc sinh, A-tu-la,  Cõi trời        
    Cõi trời ở dục giới cũng chia thành sáu cõi Thiên:
*      Tứ thiên vương
*      Đao lợi hay Tam thập tam thiên
*      Dạ-ma  hoặc Tu-dạ-ma thiên                                                                                                  
*      Đâu-suất thiên (Là nơi Bồ Tát Di Lặc đang tu tập để trở thành Phật trong tương lai)           
*      Hoá lạc thiên 
*      Tha hoá tự tại thiên

2. Sắc giới: Các vị ở đây thuộc nam tính nhưng đã chấm dứt mọi dục tính, ăn uống, nhưng còn có khoái lạc. Đây là thế giới của các thiên nhân trong cõi Thiền. Hành giả tu tập thiền định có thể tái sinh trong cõi sắc. Sắc giới gồm bốn cõi, mỗi cõi lại được chia làm nhiều cõi thiên khác nhau.

3. Vô sắc giới: Thế ở cõi này được tạo dựng thuần túy bằng tâm thức và gồm Bốn xứ:          
* Không vô biên xứ
* Thức vô biên xứ
* Vô sở hữu xứ
* Phi tưởng phi phi tưởng xứ

Hành giả tu học Tứ thiền bát định có thể tái sinh vào bốn xứ này.
Trích từ: Lược Luận Về Nghĩa An Lạc Tịnh Độ
Báo Lỗi Đánh Dấu Đã Đọc

Thẻ

Kinh Sách Liên Quan

   
1 Lá Thư Tịnh Độ, Hòa Thượng Thích Thiền Tâm Tải Về
2 Tịnh Độ Nhập Môn, Cư Sĩ Diệu Âm Tải Về
3 Tịnh Độ Pháp Ngữ, Nhiều Dịch Giả Tải Về
4 Tịnh Độ Tập Yếu, Thích Nữ Minh Tâm Tải Về
5 Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa, Cư Sĩ Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa Tải Về
6 Tịnh Độ Thập Nghi Luận, Hòa Thượng Thích Thiền Tâm Tải Về
7 Tịnh Độ Cảnh Ngữ, Cư Sĩ Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa Tải Về
8 Tịnh Độ Hoặc Vấn, Hòa Thượng Thích Thiền Tâm Tải Về
9 Tịnh Độ Sanh Vô Sanh Luận, Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh Tải Về
10 An Sĩ Toàn Thư - Khuyên Người niệm Phật cầu sinh tịnh độ, Cư Sĩ Nguyễn Minh Tiến Tải Về
11 Tịnh Độ Vấn Đáp, Thích Nhuận Nghi Tải Về
12 Tịnh Độ Vựng Ngữ, Hòa Thượng Thích Minh Thành Tải Về
13 Tịnh Độ Thực Hành Vấn Đáp, Thượng Tọa Thích Minh Tuệ Tải Về

Tịnh Độ Là Ra Khỏi Ba Cõi Hay Còn Trong Ba Cõi...?
Nguyên Ngụy Huyền Trung Tự sa-môn Đàm Loan

Niệm Phật Ra Khỏi Ba Cõi
Đại Sư Thiện Đạo Đời Đường

Chúng Sanh Trong Ba Cõi
Hòa Thượng Thích Thiền Tâm