Một pháp môn quảng đại gồm đủ các cơ, dễ tiến tu mà có kết quả cao không pháp nào sánh bằng. Ban sơ giảng tại núi Linh-Thứu cho các bậc thượng căn qui hướng sau lưu truyền đến Đông-độ một cách huy hoàng, tam thừa đồng chứng. Một pháp môn ích lợi không cùng tận từ xưa nay, có thể nói đó là pháp môn tối thượng vi diệu bất khả tư nghì quảng đại vậy.

Ban đầu vào đời nhà Tấn tại Đông-Đô đại sư Huệ-Viễn xướng lập Bạch-Liên Xã tại Lô-Sơn qui tụ rất đông trong ấy có một trăm hai mươi ba vị được tôn là Hiền, tổ sư ba phen thấy Thánh tướng như nguyện vãng sanh. Danh sĩ Lưu-di-Dân làm bài văn lập thệ, cũng được thấy Phật lấy tay rờ đầu phủ y lên thân, cùng với các vị đồng một chí hướng như Khuyết-Công-Tắc v.v…khi mạng chung đều như sở nguyện. Những truyền ký này đều có ghi lại người người biết rõ.

Lại vào triều đại Tấn tại Hàn-Lâm ông Trương-Kháng chỉ tụng chú Đại Bi mười vạn biến; vào đời nhà Tống tại Giang-Lăng ngài Thích Đàm-Giám bình sanh, nếu có làm chút lành gì đều hồi hướng cầu về Tịnh-Độ, đời nhà Tề về phương Nam tại Đương-Đô ngài Huệ-Tấn phát nguyện trì tụng Pháp-Hoa để làm nhơn cầu về Tịnh-Độ, hai vị này đều được sanh về Cực-Lạc, có thể bảo hạnh nguyện không luống dối vậy. Ông Trương-Kháng nói ta thấy cõi Tây-phương Tịnh-Độ chỉ ở bên phía Tây mái nhà này giây lát yên lặng mà vãng sanh. Ngài Đàm-Giám trong định thấy đức A-Di-Đà rưới nước lên đầu và nói rằng: Ta rưới pháp thủy gội rửa trần cấu cho tâm ngươi thanh tịnh, khiến cả thân khẩu được hoàn toàn trong sạch và lấy hoa sen trong bình báu trao cho. Khi xuất định, ngài tỏ lời cáo biệt cùng đại chúng trong tự viện viên tịch. Ngài Huệ-Tấn tụng kinh đến nỗi bị bệnh, mới phát nguyện ấn tống một trăm bộ kinh Pháp-Hoa, khi ấn tống xong liền hết bệnh lại nghe tiếng tán thán giữa không trung liền được vãng sanh. Hạnh nguyện ba vị trên thật khó diễn tả hết được.

Đời hậu Ngụy Ngài Đàm-Loan ở Bích-Cốc đốt bỏ sách tu tiên theo Phật môn, tu pháp chơn trường sanh mười sáu phép quán cõi Tịnh-Độ, khi lâm chung dạy hàng đệ tử cao tiếng niệm Phật, ngài day về hướng Tây dập đầu cúi lạy mà viên tịch, giữa không trung vang lên tiếng nhạc vọng xa dần về hướng Tây.

Đời nhà Tùy, Thích Đạo-Dũ tạo tượng đức A-Di-Đà bằng gổ chiên đàn cao ba tấc mộc hằng để tượng trên đầu mỗi khi trì niệm để cầu vãng sanh, sau khi chết được sống lại siêng tu, trong khi tĩnh định thần thức cảm thoại ứng thấy đức Phật bảo rằng khi sao mai mọc ta sẽ đến rước. Khi công quả mãn, ngài thành tâm lễ Phật sám hối thật lâu và ngõ lời từ biệt, chư Tăng thấy Phật đến rước, quang minh chiếu rực tịnh thất.

Đời Đường, Hòa thượng Thích Thiện-Đạo, pháp sư Hoài-Ngọc ở Thai-Châu, pháp sư Phương-Quả ở Phương Quả, Thích Tự-Giác ở Chơn-Châu, Thích Thiếu-Khương ở Mục-Châu, Thích Duy-Ngan ở Tinh Châu v.v…các ngài không xa rời đại thừa, phát đại thệ nguyện tu tập pháp môn này thoại ứng linh nghiệm cảm động đến thiên nhơn, mây pháp trùm khắp hàm linh, mưa pháp đượm nhuần tất cả, đức hạnh vẹn toàn không thể nói hết được!

Lại vào khoảng các đời Trần, Tùy, ngài Trí-Khải quốc sư sơ tổ tông Thiên Thai, lịch đại truyền thừa chư tổ: Pháp-Trí, Từ Vân v.v…Ban sơ là ngài Vĩnh-Minh Trí-Giác Thiền sư, tại Trường Lô ngài Từ-Giác Thiền sư là những bậc thánh sư, hạnh vượt cả nhơn thiên, đức lan khắp ba cõi, mặt nhựt quét sạch tối tăm, bậc đạo sư phá tan khổ xứ, đều đem pháp môn tam muội này để lợi mình cùng người là những bậc kiệt thế giáo hóa mọi người, khi công hạnh hóa độ mãn đều sanh về thượng phẩm cả vậy.

Lại nữa, tại Trường An đời Đường Nhi-sư Thích Tịnh-Chơn tụng kinh Kim-Cang mười vạn biến, vào khoảng tháng năm khi sắp lâm chung mười lần thấy đức Phật, hai phen mộng thấy đến cõi Cực-Lạc. Đời Đường Phòng-Chứ nhơn khuyến một người niệm Phật cảm động đến cõi u minh. Tại Trường-An vị Lý-trí-Diêu lập năm hội niệm Phật thấy thần tăng từ không trung đến tiếp dẫn sanh về Tịnh-Độ. Ở Thượng Đảng, Diêu-Bà đứng niệm Phật mà thác hóa. Ở Tinh-Châu vợ của Ôn Tịnh Văn tu hành được như nguyện. Lại hai ông Trương-Chung-Quỳ giết gà vịt để bán và Trương Thiện Hòa chuyên là đồ tể mổ trâu bò vì nghiệp sát nên tướng địa ngục hiển hiện, liền niệm Phật được mười niệm cũng được vãng sanh. Đời Thạch-Tấn Thích Trí-Thông tại Phụng Tường, đời Tống Thích Khả-Cửu tại Minh-Châu nhơn đọc sách của ngài Trí-Húc đại sư, nhứt tâm tu tập, trong định dạo cảnh Tây phương Tịnh độ thấy tên mình trên tòa sen, khi xuất định được kết quả như sở nguyện. Đời Tống, các ông Kim-Thái-Công, Hoàng-Đả-Thiết, Ngô-Quỳnh-Sơ từng tạo ác nghiệp sau biết cải hối tinh tấn tu tập, khi vãng sanh thảy có thoại ứng. Kinh Vương phu nhơn, Quán Âm Huyền quân, Bằng thị phu nhơn tuy thuộc hàng nữ lưu lại nỗi tiếng đức hạnh. Cho nên biết rằng pháp môn này rất thù thắng hể có tâm nguyện đều có thể tu hành. Do đó, pháp môn này phổ cập đến tất cả hạng người, bất luận là trai gái, già trẻ, ngu muội hay trí huệ, dị lưu cực ác, tối nghịch hay cả hàng xiển đề cũng tu được. Loài Trĩ nghe pháp âm còn sanh về thiện đạo, con người thường niệm Phật há không về Tây phương sao? Chỉ sợ là không tu, chứ đừng lo rằng Phật không tiếp dẫn. Nay y vào truyền ký thuật lại để thấy rõ, ngõ hầu các vị đồng tu thấy các bậc hiền đức hành trì mà suy, và cảnh tỉnh trong sự tu tập hằng ngày. Những thoại ứng từ trước đến nay, khắp bốn biển tám hướng, mà tai mắt chưa từng thấy nghe hoặc nhận thức còn hạn hẹp, lại phần nhiều thường bị quên mất nên không thể trần thuật hết được!
 

Trích từ: Bảo Vương Tam Muội Niệm Phật Trực Chỉ
Báo Lỗi Đánh Dấu Đã Đọc

Thẻ

Kinh Sách Liên Quan

   
1 48 Pháp Niệm Phật, Sa Môn Thích Tịnh Lạc Tải Về
2 Luận Bảo Vương Tam Muội, Hòa Thượng Thích Hồng Nhơn Tải Về
3 Niệm Phật Thành Phật, Hòa Thượng Thích Phước Nhơn Tải Về
4 Luận Bảo Vương Tam Muội Niệm Phật Trực Chỉ, Cư Sĩ Minh Chánh Tải Về
5 Niệm Phật Vô Tướng, Cư Sĩ Hạnh Cơ Tải Về
6 Niệm Phật Đạt Bất Niệm Tự Niệm Bảo Đảm Vãng Sanh, Thượng Tọa Thích Minh Tuệ Tải Về
7 Niệm Phật Tam Muội Bửu Vương Luận, Tịnh Sĩ Tải Về
8 Niệm Phật Tam Muội Bảo Vương Luận, Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh Tải Về
9 Quy Nguyên Trực Chỉ, Cư Sĩ Nguyễn Minh Tiến Tải Về
10 Bảo Vương Tam Muội Niệm Phật Trực Chỉ, Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh Tải Về
11 Niệm Phật Cảnh, Hòa Thượng Thích Minh Thành Tải Về
12 Khuyên Tu Pháp Môn Niệm Phật, Thích Nguyên Anh Tải Về
13 Niệm Phật Nhất Định Được Vãng Sanh, Hòa Thượng Thích Giác Qủa Tải Về
14 Niệm Phật Tứ Đại Yếu Quyết, Cư Sĩ Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa Tải Về
15 Ý Nghĩa Chân Thật Của Bổn Nguyện Niệm Phật, Cư Sĩ Diệu Âm Tải Về