Skip Navigation LinksHome > Pháp Bảo > Khai Thị Phật Học > Van-Phap-La-Tuong-Tiep-Noi-Cua-Nhan-Qua

Vạn Pháp Là Tướng Tiếp Nối Của Nhân Quả
Hòa Thượng Thích Tịnh Không | Dịch Giả :Cư Sĩ Diệu Âm

Nhân quả cũng ở trong vạn pháp, tại sao nói nhân quả chẳng không?  Nhân quả là căn nguyên của hiện tượng năng biến; ‘nhân’ là năng biến (chủ thể thực hiện động tác biến hiện), ‘quả’ là sở biến (cái được biến hiện ra).  Tại sao có mười pháp giới?  Có ‘nhân’ của Phật, thì sẽ hiện pháp giới Phật; có ‘nhân’ Bồ Tát thì sẽ hiện pháp giới Bồ Tát.  Cùng nghĩa lý này, có ‘nhân’ ngạ quỷ thì sẽ hiện ra pháp giới của quỷ; có ‘nhân’ địa ngục thì sẽ hiện pháp giới địa ngục.  Những hiện tượng này đều là tự tâm biến hiện ra.  Cũng như mỗi ngày nằm mộng, toàn là do ý niệm của mình biến hiện, cũng là tâm ý thức biến hiện ra.  Tâm địa lương thiện, từ bi thì mỗi ngày đều nằm mộng tốt lành; mỗi ngày từ sáng đến tối đều tham, sân, si, mạn, đố kỵ chướng ngại thì mỗi ngày đều có ác mộng.  Y báo, chánh báo trang nghiêm trong mười pháp giới đều là hiện tượng do tự tánh tùy theo duyên của nghiệp nhân biến thành.  Từ điểm này có thể biết: ‘tất cả vũ trụ nhân sanh đều là tướng tiếp nối của nhân duyên quả báo biến thành’ mà thôi.  Sau khi nhìn thấy và hiểu rõ như vậy thì tại sao không buông xả chứ?  Ðối với tất cả người ác và nghịch cảnh, tự nhiên có thể nhìn thấu, tự nhiên có thể buông xả.  Vì hiểu được [tất cả] hiện tượng đều là nghiệp nhân quả báo tiếp nối liên tục, bản thể của nó đều là không, không thể nắm giữ lấy được.  Lúc đó trí huệ chân thật hiện ra, tâm đó nhất định phải chân thành, thanh tịnh, bình đẳng, chánh giác, từ bi, hết thảy đều biểu hiện trong sanh hoạt như lời của Lục Tổ: ‘Nếu là người tu đạo chân chánh, không nhìn thấy lỗi lầm của thế gian’, chỉ nhìn thấy sự sanh diệt từng sát na của tướng nhân quả tiếp nối.

Nhất Chân pháp giới (Thật Báo độ) là nơi chư Phật Như Lai trụ và cũng từ tự tánh biến hiện ra.  Tâm thanh tịnh, tâm thuần tịnh biến ra cảnh giới ‘Thật Báo Ðộ’.  Tâm thanh tịnh nhưng không thuần tịnh biến hiện ra ‘Tứ Thánh tịnh độ’.  ‘Tứ thánh’ là pháp giới Phật, Bồ Tát, Thanh Văn, Duyên Giác trong mười pháp giới.  Tâm không thanh tịnh thì biến thành báo độ của lục đạo, thế mới biết tâm chúng ta là nhiễm mà không tịnh [vì chúng ta đang ở trong lục đạo].

Phân biệt, chấp trước bốn tướng thì không phải là Bồ Tát.  Tiêu chuẩn của Bồ Tát rất nhiều, nếu chúng ta đã thọ giới Bồ Tát, thì [hiểu mình] là Bồ Tát cũng không sai, nhưng [như vậy] chưa đúng với tiêu chuẩn Bồ Tát của kinh Kim Cang.  Tiêu chuẩn Bồ Tát của kinh Kim Cang cũng tức là tiêu chuẩn của kinh Hoa Nghiêm, 41 vị Pháp Thân Ðại Sĩ đều là Bồ Tát đã vượt ra khỏi mười pháp giới.  Thế nên [trong câu] ‘nếu Bồ Tát có ngã tướng, nhân tướng, chúng sanh tướng, thọ giả tướng’ thêm vào vài chữ liền rõ ràng, ‘tức không phải Bồ Tát (trong Nhất Chân pháp giới)’.

Trong mười pháp giới có Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ Tát, Phật.  Phật nói ở đây cũng không bằng Bồ Tát nói trong kinh Kim Cang (còn chưa vượt ra khỏi mười pháp giới).  Tông Thiên Thai giảng tứ giáo: Tạng, Thông, Biệt, Viên.  Tạng Giáo Phật, Thông Giáo Phật [8] đều ở trong mười pháp giới, chưa minh tâm kiến tánh, một phẩm vô minh cũng chưa phá trừ.  Biệt Giáo Phật vượt khỏi mười pháp giới, bằng địa vị Nhị Hạnh Bồ Tát của Viên Giáo, đã phá trừ 12 phẩm trong 41 phẩm vô minh.

Nếu hiểu rõ chân tướng sự thật thì có thể nhìn thấu; sau khi nhìn thấu rồi thì tự nhiên sẽ buông xả, không cần người khác khuyên.  Nếu không nhìn thấu, khuyên cách nào cũng chẳng được.  Trong tâm không có những nỗi niềm âu sầu, nhớ nhung, lo lắng, mới thật sự thong dong tự tại, mới đúng là đáng sống.  Ðức Phật dạy chúng ta nguyên lý và nguyên tắc của đời sống: ‘Bồ Tát ư pháp, ưng vô sở trụ, hành ư bố thí’ (Bồ Tát đối với tất cả các pháp không nên chấp trước, [nên] làm việc bố thí).  Phạm vi của bố thí rất rộng, tức là như người ta thường nói: ‘lấy được, buông được’.  ‘Ư pháp ưng vô sở trụ’ là thế pháp, Phật pháp cũng ‘vô sở trụ’.  ‘Vô trụ’ nghĩa là không chấp trước.  Ðối với thế pháp, Phật pháp đều không phân biệt, không chấp trước, tức là ‘ưng vô sở trụ’.  Ngày nay chúng ta không hiểu rõ chân tướng, chuyện gì cũng phân biệt, tính toán, đương nhiên sẽ phải chịu khổ nạn.

Trong kinh đức Phật nói rất rõ, kinh Kim Cang không phải nói cho người tầm thường, mà là để ‘nói cho người căn tánh đại thừa, tối thượng thừa’ [9].  Chỉ có người căn tánh đại thừa, tối thượng thừa, căn tánh viên đốn, ngay một đời này liền giải quyết rốt ráo vấn đề, không cần phải tu 3 a tăng kỳ kiếp.

__________________
[8] Phật ở đây phải hiểu là Phần Chứng Phật, hoặc danh văn Phật, chưa phải là cứu cánh Phật, tức là hiểu theo phương diện đã giác ngộ, nhưng mới chỉ là phần giác thì gọi là Phật.
[9] vi phát đại thừa giả thuyết, vi phát tối thượng thừa giả thuyết

 
Trích từ: Niệm Phật Tâm Ðịa Công Phu
Báo Lỗi Đánh Dấu Đã Đọc

Thẻ

Kinh Sách Liên Quan

   
1 48 Pháp Niệm Phật, Sa Môn Thích Tịnh Lạc Tải Về
2 Niệm Phật Thành Phật, Hòa Thượng Thích Phước Nhơn Tải Về
3 Niệm Phật Vô Tướng, Cư Sĩ Hạnh Cơ Tải Về
4 Niệm Phật Đạt Bất Niệm Tự Niệm Bảo Đảm Vãng Sanh, Thượng Tọa Thích Minh Tuệ Tải Về
5 Niệm Phật Tam Muội Bửu Vương Luận, Tịnh Sĩ Tải Về
6 Niệm Phật Tam Muội Bảo Vương Luận, Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh Tải Về
7 Niệm Phật Cảnh, Hòa Thượng Thích Minh Thành Tải Về
8 Khuyên Tu Pháp Môn Niệm Phật, Thích Nguyên Anh Tải Về
9 Niệm Phật Nhất Định Được Vãng Sanh, Hòa Thượng Thích Giác Qủa Tải Về
10 Niệm Phật Tứ Đại Yếu Quyết, Cư Sĩ Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa Tải Về
11 Ý Nghĩa Chân Thật Của Bổn Nguyện Niệm Phật, Cư Sĩ Diệu Âm Tải Về

Mục Đích Của Việc Tu Học Phật Pháp
Hòa Thượng Thích Tịnh Không

Ba Giai Đoạn Của Sự Tu Hành
Hòa Thượng Thích Tịnh Không

Nhân Qủa
Cư Sĩ Tâm Minh Lê Đình Thám

Mục Tiêu Của Sự Tu Hành
Hòa Thượng Thích Tịnh Không

Lý Luận và Sự Thật Của Nhân Qủa
Hòa Thượng Thích Tịnh Không