Skip Navigation LinksHome > Pháp Bảo > Khai Thị Phật Học > Huu-Tinh-Vo-Tinh-Niem-Niem-Sinh-Diet

Hữu Tình Vô Tình Niệm Niệm Sinh Diệt
Đại Sư Diệu Liên | Dịch Giả : Thích Tâm An

Nói đến tâm, chúng ta chung quy là có tâm hay không? Thực tế là không có tâm, tại sao lại không có tâm? Vì không kể là hữu tình hay vô tình đều có bốn giai đoạn sinh, trụ, dị, diệt. Kỳ thật nói là “trụ” nhưng thực thể của nó vốn niệm niệm biến diệt. Lấy thí dụ cái bàn chẳng hạn, tuy nhìn bên ngoài bình thường như thế, nhưng thực thể bên trong của nó biến diệt không ngừng, một sát na trôi qua, nó đã không còn như trước nữa. Bất kể là sơn hà đại địa, hữu tình hay vô tình đều phải chịu bốn quy luật sinh, trụ, dị, diệt. Ngay như con người của chúng ta cũng vậy, nó cũng phải chịu bốn quy luật sinh, lão, bệnh, tử.

Tâm chúng ta thay đổi so với vật chất nhanh hơn nhiều, nhanh đến tốc độ nào? Trong kinh luận thường nói: “Trong một cái khảy móng tay có chín mươi sát na, trong một sát na có chín trăm niệm sinh diệt”. Tốc độ đó nhanh không? Lấy thí dụ cho dễ hiểu, như máy cắt giấy chẳng hạn, chỉ cần bấm máy một cái “cạch” thôi, trong nháy mắt đã có một nghìn trang giấy bị cắt, thời gian máy cắt là một sát na, còn một nghìn trang giấy bị cắt là biến đổi của một sát na. Trong một sát na sinh diệt cũng có sát na sinh diệt quá khứ, hiện tại và tương lai. Cũng là một lần cắt, thế nhưng trang này cắt trước, trang kia cắt sau, tuy không được cắt đồng thời một lần, nhưng có chung một sát na.

Tốc độ biến đổi của một sát na cực nhanh, cực ngắn, nhãn quan phàm phu chúng ta không thể nhìn thấy được. Duy chỉ có nhãn quan của Phật mới nhìn thấy được thôi. Hiện tại các nhà khoa học nghiên cứu chưa đạt đến trình độ đó. Chúng ta cũng biết tốc độ điện đàm của máy điện thoại nhanh đến mức độ nào, chỉ cần chúng ta bấm số thôi, trong giây lát đã có thể nói chuyện với người mình cần gặp, như đang đối diện trước mặt, dù cách xa nhau đến hàng nghìn cây số. Sự hiểu biết chúng ta có giới hạn không được thông suốt như Phật. Bạn muốn đạt được nhãn quan như Phật, muốn thấy được bản lai của các pháp, xin hãy tinh tấn mà niệm Phật.
 
Trích từ: Bảy Ngày Khai Thị Phật Thất
Báo Lỗi Đánh Dấu Đã Đọc

Thẻ

Kinh Sách Liên Quan

   
1 Diệu Liên Đại Sư Khai Thị Tập 1, Linh Nham Tùng Thư Tải Về
2 Diệu Liên Đại Sư Khai Thị Tập 2, Linh Nham Tùng Thư Tải Về

Vô Thường
Hòa Thượng Thích Thiện Hoa